Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

doc 19 trang thungat 5090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 14 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020 Tiết 1: TOÁN 55 -8 ; 56 - 7 ; 37 - 8 ; 68 – 9 I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55- 8;56-7; 37- 8;68 -9 - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng - Làm BT 1(cột 1,2,3), 2(a,b) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS : bảng con. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - HS lên bảng đọc thuộc làng bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét . B.Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp vào bài . 2.Gv tổ chức cho HS tự thực hiện các phép trừ 55 - 8, 56 -7, 37- 8, 68 - 9. - GVyêu cầu HS thực hiện phép trừ 55 - 8 vào vở nháp, 1 em K lên bảng làm và nêu cách làm như SGK. - HS thực hiện tiếp các phép tính trừ còn lại vàobảng con, GV NX sửa sai - GV nêu lại cách đặt tính và cách tính theo cột. 3.Thực hành : *Bài 1(cột 1,2,3): Đặt tính rồi tính - HS nêu yêu cầu của bài tập. lớp làm vào vở bài tập. ( GV giúp đỡ HS) - HS lần lượt lên bảng làm các phép tính . - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét chữa bài. *Bài 2(a,b): Tìm x - HS nêu cách tìm 1 số hạng - 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT( GV giúp đỡ HS) - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét sửa sai: x + 8 = 36 9 + x = 48 x = 36 - 8 x = 48 - 9 x = 28 x = 39 IV-.Củng cố - dặn dò: : Giáo viên nhận xét tiết học ___ 1
  2. Tiết 2,3: TẬP ĐỌC CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài - Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết thương yêu nhau.( TL được câu hỏi1,2,3,5; HSKGTL được câu hỏi 4). *KNS: Rèn kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Tranh SGK, bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn luyện đọc III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ:- 2 HS đọc nối tiếp bài “ Quà của bố ” và nêu ND bài - GVnhận xét B . Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GVcho HS xem tranh chủ điểm Anh em, tranh minh hoạ “Câu chuyện bó đũa”trong SGKGT để GT và ghi bảng 2. Luyện đọc * GV đọc mẫu toàn bài : lời người kể chậm rãi, lời người cha ôn tồn. * GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc câu: - GV nêu yêu cầu đọc nối tiếp câu - HS đọc nối tiếp câu – GV kết hợp sửa sai ( bẻ gẫy, lần lượt, đặt bó đũa .) - HS đọc tiếng khó NC- ĐT(GV sửa sai) b) Đọc đoạn : - GV nêu đoạn theo số TT và yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn - Hướng dẫn học sinh đọc câu khó : + Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/cả trai,/ gái,/dâu,/ rể lại và bảo.// + Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.// - HS đọc kết hợp nêu chú giải trong bài ( chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết ) c) Đọc từng đoạn trong nhóm : - GV chia nhóm nêu yêu cầu luyện đọc (nhóm 3) - Các nhóm đọc( GV đến các nhóm theo dõi giúp đỡ HS đọc đúng) d) Thi đọc giữa các nhóm: - 2 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn trước lớp - HS - GV NX tuyên dương Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 2
  3. - 1 HS đọc - lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1SGK- hỏi thêm câu hỏi phụ : Thấy các con không yêu thương nhau, ông cụ làm gì?(ông rất buồn phiền, bèm tìm cách dạy bảo các con: ông đặt một túi tiền ai bẻ được bó đũa) - HS đọc thầm phần đầu đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 - Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3,4 ( một chiếc đũa so sánh với 1 người con là chia rẻ mất đoàn kết. Cả bó 4 người con là với sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sự đoàn kết) - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 5 (Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì yếu) - GVgợi ý để HS nêu ND bài, GV ghi bảng, HS nhắc lại: Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau. 4. Luyện đọc lại - Cho các nhóm luyện đọc lại toàn bài theo vai. - Cho 1 nhóm K,G đọc mẫu toàn bài theo phân vai thể hiện lời người kể và lời các nhân vật ( người kể chuyện, ông cụ, 4 người con) - 1 HS đọc lại toàn bài IV. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài - GVNhận xét tiết học dặn dò tiết sau. ___ Tiết 4: ĐẠO ĐỨC GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (T1) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Hiểu giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS. - Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp - HS: Biết nhắc nhở bạn bè giữ trường lớp sạch đẹp. * KNS: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. * Giảm tải: Không yêu cầu HS đóng vai theo TP “ Bạn Hùng thật đáng khen’’ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: bài hát : Em yêu trường em - HS : Vở bài tập đạo đức. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ : - Hãy kể cho bạn nghe mình đã quan tâm,giúp đỡ bạn những gì - GVNX tuyên dương. B- Bài mới : 3
  4. *Hoạt động 1: Tiểu phẩm “ Bạn Hùng thật đáng khen’’ - HS đọc tiểu phẩm Bạn Hùng thật đáng khen- Lớp đọc thầm - HS trả lời các câu hỏi- HS khác NX bổ sung + Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình ? + Vì sao bạn Hùng làm như vậy ? - Qua TP em học tập được ở Hùng điều gì? - HS nêu- GV NX tuyên dương * GV kết luận: Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.nhắc nhở bạn cùng thực hiện tốt. *Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm theo các câu hỏi. - Đại diện một số nhóm lên trình bày theo ND từng bức tranh (1 đến 5).- Nhóm khác NX bổ sung - Giáo viên kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày , không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế; không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - Học sinh làm bài( GV giúp đỡ HS yếu) - HS đọc bài trình bày ý kiến của mình và giải thích lý do - HS khác bổ sung. - Giáo viên kết luận: Giữ gìn TL sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt , học tập trong 1 môi trường lành mạnh. IV- Củng cố dặn dò: - Cả lớp hát bài : Em yêu trường em. - Giáo viên nhận xét tiết học ___ Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020 Tiết 1: TOÁN 65 - 38 ; 46 - 17 ; 57 - 28 ; 78 - 29 I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 - 38 ; 46 - 17 ; 57 - 28 ; 78 - 29 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên - Làm BT1(cột,2,3), 2(cột 1),3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: bảng phụ ghi BT2 - HS: bảng con. 4
  5. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ : - 2 học sinh lên bảng làm các phép tính : 66 - 7; 96 - 9; và nêu cách làm - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương. B - Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài . 2- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự thực hiện các phép trừ của bài học. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ 65 - 38 vào bảng con, 1HS lên bảng làm và nêu cách làm như SGK( GVNX sửa sai) - HS thực hiện tiếp các phép tính trừ còn lại vào bảng con,GV kiểm nhận xét. - GVnêu lại cách đặt tính và cách tính theo cột - HS đọc lại các phép trừ 3- Thực hành : *Bài 1(cột 1,2,3): Đặt tính rồi tính - HS nêu yêu cầu của bài tập. lớp làm vào vở bài tập. ( GV giúp đỡ HS) - HS lần lượt lên bảng làm các phép tính . - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét chữa bài. *Bài 2(cột 1): số? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập . Cả lớp làm vào VBT. ( GV giúp đỡ HS) . - 2 học sinh lên bảng chữa bài.- Giáo viên kiểm tra và nhận xét. *Bài 3: - HS đọc bài toán. Giáo viên tóm tắt hướng dẫn làm. - Học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập (GVgiúp đỡ HS) - HS lên bảng trình bày bài giải. - Lớp nhận xét sửa sai - GV nhận xét: Giải: Tuổi mẹ năm nay là: 65 - 29 = 36 (tuổi) Đáp số: 36 tuổi IV- Củng cố – dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập còn lại trong VBT. ___ Tiết 2: CHÍNH TẢ NGHE-VIẾT : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA. I. MỤC TIÊU: - Nghe viết chính xác, trình bày đoạn văn xuôi có lời của nhân vật - Làm được BT3b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV bảng phụ viết nội dung BT 3b. 5
  6. - HS: bảng con, phấn III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ :- HS viết bảng con: gia đình , rải rác - Giáo viên nhận xét chữa bài B. Bài mới : 1-Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐYC của tiết học . 2- Hướng dẫn nghe viết - Giáo viên đọc toàn bài chính tả một lượt, HS đọc lại. - Hướng dẫn học sinh nhận xét:Tìm lời người cha trong bài chính tả?. Lời người cha được ghi sau dấu câu gì ? - Cho học sinh viết vào bảng con các từ khó dễ viết sai. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở. - HS đổi vở kiểm soát lỗi - GVchấm chữa bài 3- Hướng dẫn làm bài tập *Bài 3 b: - GV treo bảng phụ- HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm vào VBT (GVgiúp đỡ HS) - HS lên bảng làm - Lớp nhận xét, GV nhận xét chốt lời giải đúng.(hiền, cô tiên) IV. Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học ___ Tiết 3: TỰ NHIÊN-XÃ HỘI PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc cần làmđể phòng chống ngộ dộc khi ở nhà. - Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. *KNS: Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng tự bảo vệ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV- HS : Hình vẽ trong SGK trang 30, 31. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ: Muốn cho đồ dùng bền , sạch em phải làm gì?. - HS nêu- HS khác NX bổ sung B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài: GV GT ghi bảng 2- Dạy bài mới *HĐ1: Những thứ có thể gây ngộ độc - GV yêu cầu học sinh kể những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống. 6
  7. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Mỗi học sinh nêu một thứ, giáo viên ghi bảng. - GV nhận xét và kết luận: thuốc trừ sâu, dầu hỏa,thuốc tây, thức ăn ôi thiu *HĐ2: Quan sát hình vẽ và thảo luận : Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc - Giáo viên yêu cầu HS quan sát tiếp các hình 4, 5, 6 trong SGK trang 31 và trả lời câu hỏi “ Chỉ và nói mọi người đang làm gì. Nêu tác dụng của việc làm đó?”. - Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung - Giáo viên kết luận *HĐ3: Đóng vai - Gv chia nhóm giao nhiệm vụ - Các nhóm đóng vai( GV đến các nhóm giúp đỡ) - Các nhóm thực hiện trước lớp - GV nhận xét và KL: báo cho người lớn biết và gọi người cấp cứu, nhớ đem theo và nói cho cán bộ y tế bị gì IV- Củng cố - dặn dò - GV hệ thống ND bài học - GVnhận xét tiết học. Dặn Thực hiện theo bài học ___ Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2020 Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thuộc bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học. - Biết giải bài toán về ít hơn. - Làm BT 1, 2(cột1,2), 3. 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS: 4 hình tam giác vuông trong BĐD toán 2 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng làm 3 phép tính: 98 – 19 ; 88 – 39 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương. B– Bài mới : 1-Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài - Ghi đầu bài lên bảng. 2- Hướng dẫn làm BT *Bài 1:Tính nhẩm - Lần lượt từng HS đọc thuộc bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số - HS nêu yêu cầu của bài. Hoàn thành BT vào vở( GV giúp đỡ HS) - HS đổi vở KT *Bài 2(cột 1,2): Đặt tính rồi tính 7
  8. - Học sinh đọc yêu cầu của bài . Cả lớp làm vào VBT - 2 HS lên bảng chữa bài. Cho học sinh nhận xét kết quả của 2 phép tính - Giáo viên nhận xét và sửa sai. *Bài 3: - HS đọc bài toán. Giáo viên tóm tắt hướng dẫn làm. - Học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập (GVgiúp đỡ HS) - GV chấm bài - HS lên bảng trình bày bài giải. - Lớp nhận xét sửa sai - GV nhận xét: Giải: Số sữa bò chị vắt được là: 58 - 19 = 39 (lít) Đáp số: 36 lít sữa *Bài 4: HS đọc bài toán- GVchia nhóm yêu cầu thực hành trong nhóm(GV đến các nhóm KT) IV-Củng cố – dặn dò: - HS đọc lại bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Về nhà làm bài tậpcòn lại. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC NHẮN TIN I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch 2 mẩu tin nhắn; biết ngắt ghỉ hơi đúng chỗ. - Nắm được cách viết tin nhắn( ngắn gọn, đủ ý). TL được câu hỏi trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : bảng nhóm viết ND 2 tin nhắn. Một số mẫu giấy nhỏ đủ cho cả lớp tập viết nhắn tin III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ : - 3học sinh tiếp nối nhau đọc bài “Câu chuyện bó đũa”, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc. - Giáo viên nhận xét. B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : GV cài 2 tin nhắn lên bảng GT bài ghi bảng. 2- Luyện đọc - GVđọc mẫu toàn bài : giọng nhắn nhủ thân mật. a) Đọc câu: Theo hình thức tiếp nối đồng thời giáo viên sửa sai cho học sinh (nhắn tin, lồng bàn, quét nhà, chuyền, quyển, ). b) Đọc từng mẫu nhắn tin: - Hướng dẫn học sinh đọc câu khó : GV treo bảng phụ dọc, HS gạch ngắt nghỉ và nhấn giọng + Em nhớ quét nhà/học thuộc lòng 2 khổ thơ /và làm 3 bài tập toán chị đã đánh dấu.// + Mai đi học,/ bạn nhớ mang quyển bài hát cho tớ mượn nhé.// - HS đọc nối tiếp tin nhắn- GV sửa sai c) Đọc từng đoạn trong nhóm : - GV chia nhóm nêu yêu cầu luyện đọc (nhóm 2) - Các nhóm đọc( GV đến các nhóm theo dõi giúp đỡ HS đọc đúng) 8
  9. d) Thi đọc giữa các nhóm: - 2 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn trước lớp - HS - GV NX tuyên dương 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài - Học sinh đọc thầm từng mẫu nhắn tin và trả lời câu hỏi SGK - Sau mỗi lần học sinh trả lời giáo viên nhận xét và chốt lại các ý. - GV phát giấy- HS viết nhắn tin vào giấy theo yêu cầu. ( GV giúp đỡ HS) - HS đọc. Cả lớp, giáo viên nhận xét khen ngợi. IV- Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau. ___ Tiết 3: KỂ CHUYỆN CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. MỤC TIÊU: - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HSKG biết phân vai dựng lại câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV, HS: tranh SGK III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ :- 2 HS tiếp nối nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện“ Bông hoa niềm vui’’ - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên GT ghi bảng. 2- Hướng dẫn kể chuyện : a) Dựa theo tranh, kể từng đoạn câu chuyện: - GV chia nhóm 5 giao nhiệm vụ - Kể chuyện trong nhóm ( Gv đến các nhóm giúp đỡ), - Các nhóm lên kể trước lớp. - Cả lớp, giáo viên nhận xét. b) Phân vai dựng lại câu chuyện: - GVcử 12 HS và chia làm 2 nhóm phân vai dựng lại ND chuyện (người dẫn chuyện, cha và 4 người con) - 2 nhóm kể trước lớp theo vai. - Cả lớp, giáo viên nhận xét . IV- Củng cố dặn dò : - GV: qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?- HS nêu, HS khác bổ sung - Giáo viên nhác lại- nhận xét tiết học 9
  10. Thứ năm ngày 10 t háng 12 năm 2020 Tiết 1: TOÁN BẢNG TRỪ I. MỤC TIÊU: - Thuộc bảng trừ trong phạm vi 20. - Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp. - Làm BT 1, 2(cột1) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Học sinh : phấn, bảng con. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ : - 2 hs lên bảng làm 2 phép tính 34 - 17; 72 - 25 và nêu cách đặt tính và cách tính.Cả lớp làm vàobảng con. - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương. B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài và ghi bảng. 2- Bài mới :: *Bài 1: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu bài tập, học sinh làm vào vở bài tập.(GV giúp đỡ HS yếu) - HS nêu miệng kết quả các phép tính . - GV ghi bảng các phép tính và cho học sinh đọc lại các bảng trừ đã học - HS đọc thuộc bảng các bảng trừ CN- ĐT *Bài 2(cột1): Ghi kết quả tính - Học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp làm vào VBT. - 2 HS lên bảng làm bài và nêu cách làm - Giáo viên kiểm tra và nhận xét: 9 + 6 - 8 = 7 7 + 7 - 9 = 5 IV- Củng cố – dặn dò: - HS đọc lại các bảng trừ. - Về nhà làm bài tập trong SGK. ___ Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CÂU KIỂU AI LÀM GÌ?. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI. I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình.( BT1) - Biết sắp xêp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ?( bT2); Điền đúng dấu chấm , dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống( BT3) 10
  11. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ viết BT2, 3 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A-Kiểm tra bài cũ : - HS nêu 1 số câu kiểu Ai là gì? - Giáo viên nhận xét. B - Bài mới : 1- Giới thiệu bài: GV GT Yêu cầu tiết học và ghi bảng 2- Hướng dẫn làm bài tập: *Bài tập 1: - Học sinh nêu YC của bài - HS lần lượt tìm 1 từ nói về tình cảm thương yêu của anh chị em- GV nhận xét - Học sinh làm vào vở BT(GV giúp đỡ HS). - HS đọc bài làm- Giáo viên nhận xét kết luận bài làm đúng: chăm sóc, giúp đỡ, nhường nhịn, chăm lo, chăm chút, chăm bẵm, yêu thương, yêu quý, chăm lo, chiều chuộng, *Bài tập 2: - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài . Cả lớp đọc thầm lại - GV chia nhóm 3 phát phiếu cho cho các nhóm thảo luận và làm bài . - Nhóm nào làm xong dán nhanh bài lên bảng lớp, đọc to kết quả. - Cả lớp, giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng. - Yêu cầu HS hoàn thành BT vào vở(GV giúp đỡ HS). - GV KL: ôn câu kiểu Ai làm gì? *Bài tập 3: - Giáo viên treo bảng phụ - HS đọc - Cả lớp đọc thầm - Cả lớp làm vào VBT.3 học sinh lên bảng làm bài, đọc bài. - Giáo viên và học sinh nhận xét chốt lời giải đúng. - 2, 3 học sinh đọc lại truyện vui. IV- Củng cố dặn dò: GV nhắc lại ND bài học - Nhận xét tiết học ___ Tiết 3: TẬP VIẾT CHỮ HOA M I. MỤC TIÊU: - Biết viết chữ M hoa( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Chữ và câu ứng dụng: Miệng ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Miệng nói tay làm (3 lần) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Mẫu chữ cái viết hoa M đặt trong khung chữ ; Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Miệng nói tay làm - HS: bảng, phấn III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 11
  12. A - Kiểm tra bài cũ: - GVkiểm tra vở học sinh viết ở nhà- NX. B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của tiết học 2- Hướng dẫn viết chữ hoa. - Cho hs quan sát mẫu chữ M, nhận xét về độ cao, số nét ( Cao 5 ly, gồm 4 nét). - Giáo viên hướng dẫn cách viết. - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết. - Hướng dẫn học sinh viết chữ M trên bảng con. 3- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - HS đọc cụm từ ứng dụng : Miệng nói tay làm - Giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: nói đi đôi với làm. - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ . Cho học sinh viết vào bảng con chữ: Miệng. 4- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. Cho học sinh viết vào vở giáo viên theo dõi giúp đỡ những em viết. 5- Chấm chữa bài: - Giáo viên chấm và nhận xét từng bài. IV- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết ở nhà ___ Tiết 4: MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ 6: KHU VƯỜN KỲ DIỆU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây. - Kĩ năng: + HS biết cách vẽ và trang trí hoa, lá. + HS tạo được hình hoa, lá. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: * Giáo viên: - Sách học MT lớp 2, tranh ảnh về hoa, lá. - Một số bài vẽ lá cây, hoa. * Học sinh: - Sách học MT lớp 2. - Lá cây, hoa hoặc tranh ảnh về lá cây, hoa. - Giấy, màu, keo, kéo 2. Quy trình thực hiện: 12
  13. - Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau. 3. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Thi vẽ nhanh hoa, lá, giới thiệu tên hoa, lá. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học. 2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU * Mục tiêu: + HS nhận biết được tên của một số loại hoa, lá trong tự nhiên. + HS nắm được hình dáng, cấu tạo các bộ phận, màu sắc của một số loại hoa, lá. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: - Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS kể tên hoa, lá em biết. - Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh hoa lá trong hình 6.1 và nêu câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu về hoa, lá trong tự nhiên. - Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về cách trang trí hoa, lá. - Nêu câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS thảo luận, tự tìm hiểu kiến thức trong nhóm. - GV tóm tắt: + Trong thiên nhiên có nhiều loại hoa, lá với các hình dáng, màu sắc khác nhau. . Lá có các bộ phận: Phiến lá, gân lá, cuống lá. . Hoa có các bộ phận: Nhị hoa, nhụy hoa, cánh và đài hoa. + Khi vẽ hoa, lá có thể lược bớt hoặc sáng tạo thêm các nét trang trí và vẽ màu theo ý thích. 3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN * Mục tiêu: + HS tìm ra các bước vẽ và trang trí hoa, lá. + HS nắm được cách vẽ và trang trí hoa, lá đẹp. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: - Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 và 6.4 hoặc hình minh họa cách thực hiện để tìm hiểu cách vẽ và trang trí hoa, lá. - GV minh họa và tóm tắt: + Vẽ hình hoa, lá bằng nét cong. + Vẽ các bộ phận của hoa, lá. + Trang trí và vẽ màu. GV tiến hành cho HS tạo hình hoa, lá. * Dặn dò: - Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm. 13
  14. Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020 Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn. - Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.- Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ. - Làm BT1, 2(cột 1,3), 3b, 4. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ :- HS đọc thuộc lòng các bảng trừ đã học - GVnhận xét. B- Bài mới 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2- Hướng dẫn hs làm BT *Bài 1: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở BT. - HS nêu miệng kết quả các phép tính. GV ghi kết quả lên bảng.Lớp nhận xét sửa sai. *Bài 2(cột 1,3): Đặt tính rồi tính - HS đọc yêu cầu của bài . Cả lớp làm bài( GV giúp đỡ HS) -2 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét, giáo viên nhận xét và sửa sai. *Bài 3b: Tìm x - HS nêu cách tìm 1 số hạng - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT( GV giúp đỡ HS) - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét sửa sai: 6 + x = 50 x = 50 - 6 x = 44 *Bài 4: - HS đọc bài toán. Giáo viên tóm tắt hướng dẫn làm. - Lớp làm vào vở bài tập (GVgiúp đỡ HS) – Gv chấm bài - HS lên bảng trình bày bài giải. - Lớp nhận xét sửa sai - GV nhận xét: IV- Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học ___ 14
  15. Tiết 2: TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI, NHẮN TIN I. MỤC TIÊU: - Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh(BT1) - Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.( BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV- HS Tranh SGK III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ : - 2 HS lần lượt lên bảng kể về gia đình mình - Giáo viên nhận xét. B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học 2- Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 1 : - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - HS quan sát tranh, trả lời lần lượt từng câu hỏi. Giáo viên khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình - Cả lớp và gv nhận xét - HS viết bài vào vở. (GVgiúp đỡ HS ) - HS đọc bài- GV NX *Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập ; nhắc học sinh nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn đủ ý. - Học sinh làm vào VBT. Nhiều học sinh đọc bài viết của mình. - Cả lớp, giáo viên nhận xét bình chọn người viết nhắn tin hay nhất. IV- Củng cố dặn dò : Giáo viên hệ thống lại ND bài học - nhận xét tiết học ___ Tiết 3: THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (T2) I. MỤC TIÊU: - Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn. - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô. + HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được hình tròn, hình tương đối tròn, hình cắt ít mấp mô, hình dán phẳng; Có thể gấp, cắt, dán được hình tròn có kích thước khác. II- CHUẨN BỊ : - GV: Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông - Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ : Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh B- Bài mới : 1- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán hình tròn. - 2 HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán hình tròn đã học ở tiết 1- q/s mẩu 15
  16. - Giáo viên chốt lại các bước gấp, cắt, dán hình tròn + Bước 1 : Gấp hình + Bước 2: Cắt hình tròn + Bước 3 : Dán hình tròn. - Chia nhóm và tổ chức cho học sinh thực hành làm. Giáo viên theo dõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng 2- Nhận xét, đánh giá : - Cho các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét và khen nhóm làm tốt. IV- Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết sau thực hành. ___ Tiết 4: CHÍNH TẢ TẬP CHÉP: TIẾNG VÕNG KÊU I. MỤC TIÊU: - Chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 2 của bài thơ “ Tiếng võng kêu ’’ - Làm được BT 2b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ viết khổ thơ - HS: bảng con, phấn. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Bài cũ : - HS viết vào bảng con: hiền, cô tiên . - Giáo viên nhận xét sửa sai. B - Bài mới : 1- Giới thiệu bài :GV giới thiệu trực tiếp. 2- Hướng dẫn tập chép - GV treo bảng phụ - 2 học sinh đọc. - Hướng dẫn học sinh nhận xét : Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào ?. - Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn - GVchấm chữa bài 3-Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2b : - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài ,cả lớp làm bài vào VBT. - HS làm bài(GV giúp đỡ HS). - HS đổi vở KT bài, giáo viên nhận xét sửa sai và chốt lại lời giải đúng:( tincậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài .) IV- Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học ___ 16
  17. TiÕt 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ GDKN CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG TỰ TIN; SH TUẦN 14 I. MỤC TIÊU: KNS: - HS biết một số biểu hiện tự tin trong giao tiếp . - HS biết phân biệt giữa tự tin, tự ti và tự kiêu. - Vận dụng kiến thức xử lý một số tình huống. SH: - §¸nh gi¸ t×nh h×nh ho¹t ®éng tuÇn 13 cña líp - HS thÊy ®ưîc nh÷ng viÖc ®· lµm tèt , cha tèt vµ rót kinh nghiÖm , t×m biÖn ph¸p kh¾c phôc. HS ®a ra phư¬ng hưíng ho¹t ®éng cña tuÇn tíi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách bài tập thực hành kỹ năng sống lớp 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kĩ năng sống Bài tập 1 : Theo em các bạn trong mỗi tranh dới đây đã tỏ ra tự tin cha ? Vì sao? T1: xung phong hướng dẫn các bạn chơi trò chơi. : Bạn nam đã tỏ ra tự tin vì bạn xung phong lên hướng dẫn các bạn chơi. T2: ngượng ngùng, xấu hổ khi người khác hỏi chuyện. : Hai bạn cha tự tinvì còn sợ sệt và ngượng ngùng. T3: Điều khiển các bạn tập thể dục trong giờ ra chơi. : Bạn nam đã tỏ ra tự tin vì bạn điều khiển các bạn tập thể dục rất tốt. T4: Xấu hổ, từ chối khi được mời lên hát Bạn nữ cha tự tin vì bạn xấu hổ không dám lên hát - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 2 - Quan sát , giúp đỡ từng nhóm. -Gọi vài học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét , tuyên dương, khích lệ học sinh - Giáo viên nhận xét và kết luận chung. Bài tập 2 - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 2 - Quan sát , giúp đỡ từng nhóm. -Gọi vài học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét và kết luận chung. Những biểu hiện tự tin trong giao tiếp với người khác. + Nét mặt, cử chỉ tự nhiên. + Biết sử dụng cử chỉ điệu bộ phù hợp để hỗ trợ cho lời nói. + Chủ động đặt câu hỏi cho người khác. + Bình tĩnh trả lời câu hỏi của người khác + Chủ động bày tỏ ý kiến mong muốn của bản thân. + Nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè. Bài tập 3: Theo em người có kĩ năng tự tin khác với người tự kiêu và người tự ti ở những điểm nào? Em hãy tìm và ghi lại những biểu hiện cụ thể vào bảng so sánh dưới đây. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 - Quan sát, giúp đỡ từng nhóm. 17
  18. - Gọi vài học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét , kết luận chung, tuyên dương, Bài tập 4: Xử lí tình huống: Em sẽ làm gì để thể hiện là người tự tin trong mỗi tình huống sau: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi TH1: Lớp em có một ban mới chuyển từ trường khác đến’ Giờ ra chơi, em thấy bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ chủ động đến làm quen với bạn. TH2:Trong giờ học , cô giáo đề nghị các bạn học sinhn nói về dự kiến của mình trong kì nghỉ hè tới nhưng chưa bạn nào xung phong em sẽ xung phong thay mặt nhóm lên trình bày. TH3: Hôm nay trường em có một đoàn khách đến thăm, giờ ra chơi các vị khách cùng ra sân gặp gỡ học sinh , em sẽ Vui vẻ , chủ động trò chuyện với khách , dẫn khách đi thăm trường. TH4: Nhóm em được cô giáo phân công sư tầm , tìm hiểu về một danh lam thắng cảnh của địa phương. Công việc đã hoàn thành nhưng khi cô giáo yêu cầu nhóm trình bày kết quả trước lớp thì bạn nào cũng ngần ngại, em sẽ: Xung phong thay mặt nhóm lên trình bày. - GV nhận xét , kết luận. Hoạt động 2: Sinh ho¹t 1. §¸nh gi¸ H§ trong tuÇn - Líp trưëng nhËn xÐt t×nh h×nh ho¹t ®éng trong tuÇn qua - C¸c tæ trëng ®¸nh gi¸ ho¹t ®éng cña tæ m×nh - ý kiÕn cña HS trong líp - ý kiÕn cña Gv : tuÇn qua nÒ nÕp cña líp tèt, vÖ sinh c¸ nh©n s¹ch sÏ. Trong c¸c tæ cã nhiÒu em cã tiÕn bé râ rÖt . ®å dïng häc tËp tư¬ng ®èi ®Çy ®ñ. Bªn c¹nh ®ã vÉn cßn cã Hs cha thùc hiÖn tèt néi qui cña líp - B×nh xÐt,xÕp lo¹i c¸c tæ trong tuÇn. 2. Phư¬ng hưíng tuÇn tíi - XÕp hµng nghiªm tóc , nhanh nhÑn trong giê thÓ dôc vµ xÕp hµng ra vµo líp. - ChÊp hµnh tèt luËt giao th«ng, lÔ phÐp víi ngêi lín. Gióp ®ì nhau trong häc tËp.lµm bµi tËp vµ häc bµi trưíc khi ®Õn líp. - ChÊp hµnh tèt néi qui cña líp , cña trưêng. ___ 18