Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 09: Kiểm tra 1 tiết

docx 12 trang thungat 6280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 09: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_tiet_09_kiem_tra_1_tiet.docx

Nội dung text: Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 09: Kiểm tra 1 tiết

  1. Ngày soạn: 20/10/2019 Tiết PPCT:09 Ngày giảng: 11A1: 11A2: 11A3: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA - Củng cố – khắc sâu kiến thức về các nội dung đã học. - Rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ kiến thức. I.1. Mục tiêu chung: Dành cho các học sinh bình thường 1. Về kiến thức - Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội. - Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. - Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. - Bản chất , chức năng của tiền tệ -Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường - Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị ,tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2. Về kĩ năng - Biết nhận xét tình hình sx và tiêu thụ một số sản phẩm HH ở địa phương. - Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống - Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa. - Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương. 3. Về thái độ - Quan tâm đến tình hình phát triển sản xuất hàng hóa. - Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa - Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng. - Năng lực tư duy phê phán - Năng lực giải quyết vấn đề I.2. Mục tiêu riêng:Dành cho hs khuyết tật 1. Về kiến thức - Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. - Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
  2. - Bản chất , chức năng của tiền tệ -Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường - Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị ,tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2. Về kĩ năng - Biết nhận xét tình hình sx và tiêu thụ một số sản phẩm HH ở địa phương. 3. Về thái độ - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu, ma trận đề - Tình huống GDCD11 2. Đối với học sinh: - Học bài, giấy bút làm bài kiểm tra. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Hệ thống kiến thức đã học IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số các lớp dạy: 11A1 11A2 11A3 2. Hoạt động 2: Làm bài kiểm tra ( 45 phút) 3. Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm(70%) kết hợp Tự luận(30%); 4 mã đề 3.1. Ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA
  3. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Công Nêu được Hiểu được dân với các yếu tố các yếu tố sự phát cơ bản cơ bản của triển kinh của quá quá trình tế. trình sản sản xuất xuất. và mối quan hệ giữa chúng. Số câu 2 2 4TN Số điểm 1,0 1,0 2,0 Tỉ lệ 10% 10% 20% 2. Hàng Nêu - Biết - Hiểu Biết nhận xét hoá – được khái phân biệt được tình hình sản Tiền tệ – niệm giá trị với bản Thị hàng hoá giá cả của chất xuất và tiêu trường Nêu được hàng hóa. của thụ một số hai thuộc tiền sản phẩm tính của tệ, hàng hoá. chức hàng hóa ở năng địa phương. của tiền tệ Số câu 2 1 1 2 5TN,1TL Số điểm 1,0 0,5 3,0 1,0 5,5 Tỉ lệ 10% 5% 30% 10% 55% 3. Quy Nêu được Biết vận Lý luật giá nội dung dụng quy giải trị trong của quy luật giá trị được sản xuất luật giá để giải vì sao và lưu trị trong thích một quy thông sản xuất số hiện luật hàng hóa và lưu tượng kinh giá trị thông. tế gần gũi lại trong cuộc thúc sống đẩy LLSX phát triển
  4. và NSLĐ tăng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 0,5 0,5 1,5 Tỉ lệ 5% 5% 5% 15% TS câu Số câu: 5 TN; 0 TL Số câu: 3TN; 1 Số câu: 4 TN; TL Số điểm: 2,0 TS điểm Số điểm: 2,5 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ 25% 55% 20% 3.2.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: 4 Mã đề SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH KIỂM TRA 01 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS&THPT HOÀNH MÔ Môn: GDCD, lớp 11 Mã đề:120 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Đề dành cho HS khuyết tật Họ và tên học sinh: Lớp: 11 Điểm: Nhận xét của GV: I. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung-cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường Câu 2: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa C. Nền sản xuất hàng hóa D. Mọi nền sản xuất Câu 3: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định A. Chất lượng và số lượng hàng hóa B. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa D. Giá cả và số lượng hàng hóa Câu 4: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán Câu 5: Giá trị sử dụng của hàng hóa là A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
  5. B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người C. Cơ sở của giá trị trao đổi D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Câu 6: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? A. 5 con B. 20 con C. 15 con D. 3 con Câu 7: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng Câu 8: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất? A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất. Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động trong nghành Xây dựng? A. Xi măng. B. Thợ xây. C. Cái bay. D. Giàn giáo. Câu 10:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A. Lao động. B. Người lao động C. Sức lao động D. Làm viêc Câu 11: yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động? A. Không khí B. Sợi để dệt vải C. Máy cày D. Vật liệu xây dựng Câu 12: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào? A Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. B. Hàng hóa, người mua, người bán. C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. D. Người mua, người bán, tiền tệ. Câu 13: Một trong những chức năng của thị trường là gì? A. Kiểm tra hàng hóa. B. Trao đổi hàng hóa. C. Thực hiện. D. Đánh giá Câu 14: Theo đánh giá, năm 2018, Việt Nam đạt mức tăng GDP là 6,2 %, cao hơn năm 2017 là 0,4 %. Đánh giá này thể hiện: A. kinh tế Việt Nam có tăng trưởng B. kinh tế Việt Nam đang phát triển C. thu nhập bình quân của Việt Nam tăng D. hoạt động sản xuất của Việt Nam có tiến bộ II. Phần tự luận (3 điểm) Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng nào của tiền tệ?
  6. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH KIỂM TRA 01 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS&THPT HOÀNH MÔ Môn: GDCD, lớp 11 Mã đề:121 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Lớp: 11 Điểm: Nhận xét của GV: I. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1: Theo đánh giá, năm 2018, Việt Nam đạt mức tăng GDP là 6,2 %, cao hơn năm 2017 là 0,4 %. Đánh giá này thể hiện: A. kinh tế Việt Nam có tăng trưởng B. kinh tế Việt Nam đang phát triển C. thu nhập bình quân của Việt Nam tăng D. hoạt động sản xuất của Việt Nam có tiến bộ Câu 2: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung-cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường Câu 3: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa C. Nền sản xuất hàng hóa D. Mọi nền sản xuất Câu 4: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định A. Chất lượng và số lượng hàng hóa B. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa D. Giá cả và số lượng hàng hóa Câu 5: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán Câu 6: Giá trị sử dụng của hàng hóa là A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người C. Cơ sở của giá trị trao đổi D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Câu 7: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? A. 5 con B. 20 con C. 15 con D. 3 con Câu 8: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán
  7. C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng Câu 9: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất? A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất. Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động trong nghành Xây dựng? A. Xi măng. B. Thợ xây. C. Cái bay. D. Giàn giáo. Câu 11:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A. Lao động. B. Người lao động C. Sức lao động D. Làm viêc Câu 12: yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động? A. Không khí B. Sợi để dệt vải C. Máy cày D. Vật liệu xây dựng Câu 13: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào? A Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. B. Hàng hóa, người mua, người bán. C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. D. Người mua, người bán, tiền tệ. Câu 14: Một trong những chức năng của thị trường là gì? A. Kiểm tra hàng hóa. B. Trao đổi hàng hóa. C. Thực hiện. D. Đánh giá II. Phần tự luận (3 điểm) Nhà bác Tâm nuôi một đàn lợn 10 con. Đến ngày xuất chuồng, bác bán cho thương lái rồi dùng số tiền đó mua 5 chỉ vàng để dành, số còn lại bác mua một chiếc xe đạp điện. a) Bác Tâm đã thực hiện chức năng nào của tiền tệ? Vì sao? b) Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng nào của tiền tệ? SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH KIỂM TRA 01 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS&THPT HOÀNH MÔ Môn: GDCD, lớp 11 Mã đề:122 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Lớp: 11 Điểm: Nhận xét của GV: I. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lao động là tiêu chuẩn để phân biệt con người với loài vật B. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người C. Lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người
  8. D. Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Câu 2: Giá trị GDP và GNP ở mỗi quốc gia là một trong các biểu hiện để công dân mỗi nước đánh giá mức độ phát triển của quốc gia mình theo hướng nào dưới đây? A. Nước phát triển có GDP cao hơn GNP B. Nước đang phát triển có GDP cao hơn GNP C. Nước đang phát triển có GNP lớn hơn GDP D. Nước phát triển có GDP bằng GNP Câu 3: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa D. Tạo năng suất lao động cao hơn Câu 4: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường C. Nhu cầu của người tiêu dùng D. Nhu cầu của người sản xuất Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa Câu 6: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết Câu 7: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán Câu 8: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán
  9. Câu 9: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua A. Giá trị trao đổi B. Giá trị sử dụng C. Chi phí sản xuất D. Hao phí lao động Câu 10: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có A. Giá trị khác nhau B. Giá cả khác nhau C. Giá trị sử dụng khác nhau D. Số lượng khác nhau Câu 11: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa? A. Điện B. Nước máy C. Không khí D. Rau trồng để bán Câu 12: Hàng hóa có hai thuộc tính là A. Giá trị và giá cả B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng C. Giá cả và giá trị sử dụng D. Giá trị và giá trị sử dụng Câu 13: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động. C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại. Câu 14: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác? A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng. II. Phần tự luận (3 điểm) Nhà bác Tâm nuôi một đàn lợn 10 con. Đến ngày xuất chuồng, bác bán cho thương lái rồi dùng số tiền đó mua 5 chỉ vàng để dành, số còn lại bác mua một chiếc xe đạp điện. a) Bác Tâm đã thực hiện chức năng nào của tiền tệ? Vì sao? b) Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng nào của tiền tệ? SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH KIỂM TRA 01 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS&THPT HOÀNH MÔ Môn: GDCD, lớp 11 Mã đề:123 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Lớp: 11 Điểm: Nhận xét của GV: I. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. Người lao động B. Tư liệu lao động C. Tư liệu sản xuất D. Nguyên liệu Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lao động là tiêu chuẩn để phân biệt con người với loài vật B. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người
  10. C. Lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người D. Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Câu 3: Luận điểm của C. Mác: “ Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” nhằm nhấn mạnh vai trò của yếu tố nào sau đây? A. Con người B. Lao động C. Sức lao độngD. Tư liệu lao động Câu 4: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh A B. Anh B C. Anh C D. Anh A và anh B Câu 5: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Giá trị trao đổi B. Giá trị hàng hóa C. Giá trị sử dụng của hàng hóa D. Thời gian lao động cá biệt Câu 6: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết Câu 7: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây? A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ B. An mua vàng cất đi C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất Câu 8: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là A. Quan hệ giữa người bán và người mua B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa C. Giá trị của hàng hóa D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận Câu 9: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau C. Chúng có giá trị bằng nhau D. Chúng đều là sản phẩm của lao động Câu 10: Giá trị của hàng hóa là A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa C. Chi phí làm ra hàng hóa D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
  11. Câu 11: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây? A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động. B. Con người, lao động và máy móc. C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Câu 12: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc? A. Máy may. B. Vải. C. Thợ may. D. Chỉ. Câu 13: Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vài vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động? A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng B. Khả năng sử dụng C. Nguồn gốc của vật đó D. Giá trị của vật đó Câu 14: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ? A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ. II. Phần tự luận (3 điểm) Nhà bác Tâm nuôi một đàn lợn 10 con. Đến ngày xuất chuồng, bác bán cho thương lái rồi dùng số tiền đó mua 5 chỉ vàng để dành, số còn lại bác mua một chiếc xe đạp điện. a) Bác Tâm đã thực hiện chức năng nào của tiền tệ? Vì sao? b) Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng nào của tiền tệ? 3.3.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần trắc nghiệm (6 điểm) Câu Mã đề 120 Mã đề 121 Mã đề 122 Mã đề 123 1 A A C B 2 C A B C 3 D C A D 4 C D A D 5 A C B B 6 C A A B 7 C C B B 8 B C D B 9 A B A C 10 C A C B 11 C C C D 12 A C D A Phần tự luận Câu Đáp án và hướng dẫn chấm
  12. Câu 1 : ( 3 điểm ) - Bác Tâm thực hiện chức năng phương tiện cất Nhà bác Tâm nuôi một đàn lợn 10 con. Đến trữ của tiền tệ.0,5Đ ngày xuất chuồng, bác bán cho thương lái + Bác mua vàng để dành: tiền đã rút khỏi lưu rồi dùng số tiền đó mua 5 chỉ vàng để dành, số còn lại bác mua một chiếc xe đạp điện. thông đi vào cất trữ để khi cần mang ra mua a) Bác Tâm đã thực hiện chức năng hàng và tiền có đầy đủ giá trị.0,5Đ nào của tiền tệ? Vì sao? b) Trong cuộc sống hàng ngày, em - Bác Tâm thực hiện chức năng phương tiện đã sử dụng được chức năng nào của tiền tệ? lưu thông của tiền tệ. + Bác đem lợn bán rồi lấy tiền mua xe đạp điện: tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa, vận động theo công thức H-T-H. Trong đó H-T là quá trình bán; T-H là quá trình mua.1,0Đ - Chức năng phương tiện thanh toán: mua đồ dùng học tập.0,5Đ - Phương tiện cất trữ: mua vàng để dành. 0,5Đ ( Học sinh lấy ví dụ khác cũng cho điểm tương đương) V. Rút kinh nghiệm . . (Thống kê kết quả, đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra) YẾU TRUNG BÌNH KHÁ- GIỎI LỚP Số lượng % Số lượng % Số lượng % 11A1 11A2 11A3