Một số bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_3.doc
Nội dung text: Một số bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3
- Họ và tên: Lớp Đọc và khoanh vào đáp án đúng Nhà bác học và bà cụ 1. Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói: - Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn hơn cho già không? - Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ? - Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. 3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên: - Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo: - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. - Thế nào già cũng đến Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu. 4. Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo: - Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé! Bà cụ cười móm mém: - Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi! Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995 1. Thông tin nào dưới đây giới thiệu đúng về Ê-đi-xơn? a. Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. b. Ông là người Hy Lạp, là nhà bác học vĩ đại thời cổ đại. c. Ông khám phá ra thuyết tương đối và nghiên cứu thuyết vạn vật. d. Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Anh. 2. Vì sao bà cụ không đi chiếc xe ngựa chở khách mà lại đi bộ? a. Vì chiếc xe ngựa đi lại rất tốn kém, đắt đỏ. b.Vì chiếc xe ngựa đi lại vòng vèo, tốn thời gian. c. Vì chiếc xe ngựa rất xóc, làm cụ đau lưng, phát ốm. d. Vì bà cụ thích đị bộ. 3. Bà cụ mong muốn có chiếc xe như thế nào thay thế xe ngựa kéo? a. Bà cụ mong muốn có chiếc xe chạy bằng người kéo, đi lại thật êm. b. Bà cụ mong muốn có chiếc xe chạy bằng điện, đi lại thật êm. c. Bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo, mà đi lại thật êm. d. Bà cụ mong có chiếc xe riêng để tự đi. 4. Mong ước của bà cụ đã khiến Ê-đi-xơn nảy ra ý tưởng gì? a. Làm một cái xe chạy bằng xăng dầu. b. Làm một cái xe chạy bằng dòng điện. c. Làm một cái xe chạy bằng năng lượng mặt trời. d. Làm một cái xe chạy bằng khí đốt. 5. Ê-đi-xơn đã hứa với cụ điều gì? a. Ê-đi-xơn sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
- b.Ê-đi-xơn hứa sẽ tặng cụ chiếc xe điện đầu tiên. c. Ê-đi-xơn sẽ phát minh ra chiếc ti vi để cụ đỡ phải đi lại. d. Ê-đi-xơn hứa tặng cụ già chiếc bóng đèn điện để cụ dùng. 6. Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ trở thành hiện thực? a. Nhờ sự hợp tác của Ê-đi-xơn với các nhà khoa học khác. b. Nhờ lời ước nguyện của bà cụ đã linh ứng. c. Nhờ trí tuệ, sự sáng tạo và lòng kiên trì của nhà khoa học Ê-đi-xơn. d.Tất cả các ý trên. 7. Cuối cùng, ý tưởng và lời hứa của Ê-đi-xơn diễn ra như thế nào? a.Ê-đi-xơn miệt mài chế tạo chiếc xe điện và đã thành công. b.Ê-đi-xơn miệt mài thử nghiệm sáng chế ra đĩa hát và máy chiếu bóng. c.Ê-đi-xơn miệt mài nghiên cứu nhưng không thành công. d.Ê-đi-xơn miệt mài nghiên cứu và tạo ra chiếc xe lửa. 8. Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người? a. Khoa học đem lại các phát minh phục vụ cho cuộc sống của con người. b. Khoa học đem lại sự sáng tạo, nuôi dưỡng ý tưởng của con người. c. Khoa học chỉ phục vụ cho lợi ích của các nhà khoa học. d. Tất cả các ý trên 9. Nội dung của bài Nhà bác học và bà cụ là gì? a. Kể về các phát minh vĩ đại của nhà bác học Ê-đi-xơn nổi tiếng. b. Ca ngợi nhà bác học Ê-đi-xơn giàu sáng kiến và mong muốn đem lại điều tốt đẹp cho con người. c. Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp phát minh sáng chế của nhà bác học Ê-đi-xơn. d. Tất cả các ý trên Ông tổ nghề thêu 1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước. 3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. 4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc to tiễn về nước. 5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu. Theo NGỌC VŨ 1. Trần Quốc Khái được tôn lên là ông tổ nghề gì? a. Ông tổ nghề đan. b. Ông tổ nghề hàn. c. Ông tổ nghề thêu. d. Ông tổ nghề nón. 2. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? a. Cậu phải đứng ngoài lớp học lỏm và dùng que củi tập viết chữ trên nền cát. b. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- c. Nhà nghèo không có tiền mua sách, cậu phải mượn sách của chúng bạn. d. Cậu vừa ham học vừa mê thả diều, cậu trở thành ông Trạng trẻ tuổi nhất - 13 tuổi. 3. Trần Quốc Khái học giỏi, đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều nào? a. Triều Hồ b. Triều Nguyễn c. Triều Lê d. Triều Trần 4. Trần Quốc Khái được triều đình cử đi đâu? a. Đi sứ ở Xiêm Thành. b. Đi sứ ở Trung Quốc. c. Đi đánh giặc ngoại xâm. d. Đi xâm lược nước Xiêm. 5. Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? a. Vua Trung Quốc bắt ông làm câu đối b. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi c. Vua Trung Quốc bắt ông cân một con voi d. Vua Trung Quốc bắt ông xây thành cao 6. Chuyện gì xảy ra khi Trần Quốc Khái vượt qua được thử thách của vua Trung Quốc? a.Vua khen ông là người có tài và thả cho về nước. b. Vua hậm hực vì không làm gì được sứ giả, kiếm cớ nhốt ông vào ngục. c. Vua khen ông là người có tài, đặt tiệc to tiễn về nước. d. Vua khen ông là người có tài và giữ ông lại cống hiến cho Trung Quốc. 7. Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? a. Vì khi về nước, ông mở trường dạy học và xưởng dệt lụa. b. Vì khi về nước, ông đã truyền dạy lại nghề thêu cho dân. c. Vì khi về nước, ông tâu vua đưa người sang Trung Quốc học nghề thêu. d. Vì khi về nước, ông sáng tạo ra nghề mới từ cách đan lọng. 8. Trần Quốc Khái đã dạy cho dân nghề gì? a. Nghề trồng lúa nước. b. Nghề se tơ và dệt lụa. c. Nghề nung đồng, đúc đồng. d. Nghề thêu và làm lọng. 9. Nghề thêu và làm lọng có nguồn gốc từ vùng nào? a. Thường Tín, Hà Tây (Hà Nội). b. Thường Tín, Hà Đông, Hà Nội. c. Thường Xuân, Thanh Hóa. d. Gia Định, Sài gòn 10. Nội dung của bài Ông tổ nghề thêu là gì? a. Kể về con người Trần Quốc Khải: thông minh, nghị lực và đam mê sáng tạo, học hỏi. b. Nhờ tài trí và dũng cảm, Trần Quốc Khải đã chiến thắng cuộc thử tài của vua Trung Quốc. c. Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc đầy khó khăn và nguy hiểm. d. Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc học được nghề thêu và dạy lại cho dân ta. Hai Bà Trưng 1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. 3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời: - Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
- Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. 4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. (Theo VĂN LANG) 1. Truyện kể về nhân vật lịch sử nào? a.Tô Hiến Thành b. Lý Thường Kiệt c. Trần Quốc Tuấn d. Hai Bà Trưng 2. Hai Bà Trưng gồm những ai? a.Trưng Nhị và Tô Định b. Trưng Trắc và Thi Sách c.Trưng Trắc và Trưng Nhị d.Tô Định và Luy Lâu 3. Quê hương của Hai Bà Trưng ở đâu? a. Huyện Mai Châu b. Núi Tam Lĩnh c.Huyện Mê Linh d. Núi Ba Vì 4. Hai Bà Trưng được mệnh danh là người như thế nào? a.Là hai người phụ nữ dám đứng lên đòi nợ nước, trả thù nhà. b.Là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử dân tộc. c.Là hai người phụ nữ tài năng, có võ nghệ cao cường. d.Là hai người phụ nữ vừa đảm việc nhà, vừa giỏi việc nước. 5. Vì sao bao lâu nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? a. Vì hai bà là những người phụ nữ vừa đảm việc nhà vừa giỏi việc nước. b. Vì hai bà là vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử dân tộc. c. Vì Hai Bà Trưng là những người phụ nữ mạnh mẽ, rắn rỏi, kiên cường. d. Tất cả các ý trên Ở lại với chiến khu 1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng: - Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn. Các em sẽ khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào? 2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại. Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên: - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian Cả đội nhao nhao: - Chúng em xin ở lại. Mừng nói như van lơn: - Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ 3. Những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm trung đoàn trưởng rơi nước mắt. Ông ôm Mừng vào lòng, nói: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang: "Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về
- Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi Ra đi, ra đi, thà chết không lui " Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên. Theo PHÙNG QUÁN 1. Thái độ của các chiến sĩ nhỏ tuổi ra sao trước lời thông báo của trung đoàn trưởng? a. Vui vẻ b. Phấn khởi c. Tức tối d. Xúc động 2. Vì sao nghe ông nói, "ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"? a. Vì các em muốn đi chơi b. Vì các muốn được đi đánh tây c. Vì các em sợ phải đi kháng chiến d. Vì các em cũng nhớ gia đình, bố mẹ 3. Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? a. Vì Lượm và các bạn không muốn về sống chung với tụi Tây và bọn Việt gian b. Vì ở chiến khu vui hơn c. Vì các bạn không muốn sống cùng gia đình d. Vì ở nhà nghèo đói 4.Đâu là lời nói thể hiện sự cương quyết, cứng cỏi của Lượm? a. Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ b. Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. c. Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian d. Chúng em xin ở lại. 5. Lời nói nào là của Mừng khiến trung đoàn trưởng và mọi người xúc động? a. Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian b. Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ c.Chúng em xin ở lại. d. Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 6.Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? "Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ " a. Lời nói ấy rất khiêm tốn và trung thực, xuất phát từ tình yêu gia đình, người thân của em. b. Lời nói ấy rất ngây thơ và cảm động, xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc của em. c. Lời nói ấy rất cương quyết, cứng cỏi, xuất phát từ lòng dũng cảm và anh hùng của em. d. Tất cả các ý trên 7. Mong muốn của các em nhỏ trước đề nghị của trung đoàn trưởng là gì? a. Tất cả đều mong muốn được vui chơi thoải mái và tự do. b. Tất cả đều mong muốn được đi học và trở thành người có ích. c. Tất cả đều mong muốn được trở về yên ổn với gia đình. d. Tất cả đều mong muốn được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. 8. Trong đoạn 4, các em nhỏ đã làm gì để thể hiện lòng quyết tâm đánh giặc? a. Cùng đồng thanh hô "Chúng em xin ở lại". b. Giơ cao bàn tay hô: "Xin thề! Xin thề!" c. Cất cao tiếng hát bài "Đoàn Vệ quốc quân". d. Ngẩng đầu thực hiện nghi thức "Chào cờ". 9. Trong đoạn 4, tiếng ca của các em nhỏ được so sánh với thứ gì? a.Như ngàn mũi dao muốn tiêu diệt kẻ thù.
- b. Như đóa hoa tỏa hương thơm ngát giữa vườn cây. c.Như ngôi sao rực rỡ soi sáng bầu trời đêm. d. Như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối. Trên đường mòn Hồ Chí Minh Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước. Những khuôn mặt đỏ bừng. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây Tất cả, tất cả lướt qua rất nhanh. DƯƠNG THỊ XUÂN QUÝ 1. Đường mòn Hồ Chí Minh là con đường như thế nào? a. Là con đường dọc dãy Trường Sơn, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mĩ. b. Là con đường dọc dãy Trường Sơn, đưa bộ đội ra chiến trường miền Bắc đánh giặc Mĩ. c. Là con đường dọc dãy Trường Sa, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mĩ. d. Tất cả các ý trên 2. Đường lên dốc Trường Sơn được diễn tả bằng từ ngữ nào? a. Trơn và lầy b. Êm ru và đẹp c. Thẳng tắp d. Bằng phẳng 3. Hình ảnh đoàn quân vượt dốc được so sánh như thế nào? a. Như đàn kiến đen đang hành quân. b. Như đàn chim vỗ cánh bay về tổ. c. Như một sợi dây kéo thẳng đứng. d. Như những người kéo co đang hăm hở tranh đua. 4.Hình ảnh so sánh sau nói lên điều gì? Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. a. Bộ đội vui vẻ về thăm làng sau chiến thắng. b. Bộ đội đang chiến đấu rất dũng cảm trên chiến trường. c. Bộ đội đang phải vượt qua một cái dốc rất cao. d. Bộ đội đang hăm hở hành quân ra chiến trường. 5. Bài đọc Trên đường mòn Hồ Chí Minh có nội dung gì? a. Niềm vui của người lính thắng trận b. Nỗi khó khăn, vất vả của người lính trên đường mòn c. Sự đồng lòng, đoàn kết của những người lính d. Sự giúp đỡ của nhân dân cho những người lính Nhà ảo thuật 1. Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền. 2. Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý, nhà ảo thuật. Các em giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật, chú Lý bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. 3. Thế rồi, chẳng biết hỏi thăm ai, buổi tối hôm ấy, chú Lý tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói: - Tôi đến để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan. 4. Mẹ mời chú Lý uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc ngồi vào bàn, cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi
- mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng. Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài. Theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch) 1.Hai chị em Xô-phi và Mác muốn đi xem gì? a. Xem ảo thuật b. Xem xiếc c. Xem tranh d. Xem chiếu phim 2. Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? a. Vì hai chị em đã xin mà mẹ không cho tiền mua vé để đi xem. b. Vì hai chị em không dám xin tiền mẹ mua vé, bố đang nằm viện nên mẹ rất cần tiền. c. Vì hai chị em lại thích đi xem biểu diễn xiếc. d.Vì bố Xô-phi hứa khi khỏi bệnh sẽ đưa hai chị em đi xem ảo thuật sau. 3. Khi ra ga mua sữa, hai chị em đã gặp ai? a. Bà Mary - bà ngoại của Xô-phi. b. Ông Ba - bác hàng xóm. c. Chú Lý - nhà ảo thuật. d. Ông Thom - ông ngoại. 4. Hai chị em đã giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? a. Hai chị em giúp chú tìm chú thỏ vừa đi lạc trong món đồ đạc. b. Hai chị em giúp chú nhặt những đồ lỉnh kỉnh bị rơi vương vãi. c. Hai chị em giúp chú chuẩn bị đạo cụ trước khi lên biểu diễn. d. Hai chị em giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. 5. Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp? a. Vì hai chị em còn phải quay về bệnh viện thăm bố. b. Vì hai chị em không dám làm phiền chú ảo thuật biểu diễn. c. Vì hai chị em không có tiền để đưa cho chú Lý ảo thuật. d. Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. 6. Chuyện gì đã xảy ra khi mẹ Xô-phi đang chuẩn bị bữa tối? a. Bố thông báo sẽ đưa hai chị em đi xem ảo thuật. b. Chú Lý mời chị em Xô-phi đi xem biểu diễn ảo thuật. c. Chú Lý tìm tới nhà chơi. d. Mẹ cho hai chị em Xô-phi tiền mua vé xem ảo thuật. 7. Tại sao chú Lý lại tìm tới và cảm ơn hai chị em? a. Vì đã biết nghĩ cho bố mẹ. b. Vì trung thực, không gian dối. c. Vì đã giúp đỡ chú xách đồ. d. Tất cả các ý trên 8. Em có nhận xét gì về hai chị em Xô-phi? a. Hai chị em là những đứa trẻ thông minh. b. Hai chị em là những đứa trẻ vòi vĩnh. c. Hai chị em là những đứa trẻ hư d. Hai chị em là những đứa trẻ ngoan. Đối đáp với vua 1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa gia đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. 2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
- 3. Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế câu đối như sau: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn: Trời nắng chang chang người trói người. 4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. (Theo QUỐC CHẤN) 1. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? a. Hồ Gươm, Thăng Long (Hà Nội) b. Hồ Tây, Thăng Long (Hà Nội) c. Hồ Thiền Quang, Thăng Long (Hà Nội) d. Khâm Thiên, Đống Đa 2. Quân lính có hành động gì để bảo vệ xa giá cho vua? a. Đuổi thét tất cả mọi người không cho ai tới gần. b. Đuổi thét và bắt trói những ai dám nhìn mặt vua. c. Đuổi thét những người ở gần đó. d. Bắc loa thông báo để dân cúi chào, thi hành lễ. 3. Cao Bá Quát có mong muốn gì? a. Cậu bé muốn nhìn rõ mặt vua. b. Cậu bé muốn vua chú ý đến mình. c. Cậu bé muốn được vua ban thưởng. d. Cậu bé muốn nói chuyện với vua. 4. Cậu bé đã làm gì để thực hiện mong muốn được nhìn rõ mặt vua? a. Cậu trèo lên cây đa đầu làng. b. Cậu chạy theo xa giá của vua. c. Cậu bắc ghế trèo lên xe vua. d. Cậu cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. 5. Quân lính thấy cậu bé táo tợn như vậy thì đã hành động gì? a. Hốt hoảng khuyên can cậu bé. b. Hốt hoảng xua đuổi cậu bé. c. Hốt hoảng bẩm báo với vua. d. Hốt hoảng xúm vào bắt trói. 6. Cậu bé Cao Bá Quát có thái độ như thế nào khi bị bắt trói? a. La hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động. b. Khóc lóc, vùng vẫy, van xin tha tội. c. Không hề lo sợ, bình thản để quân lính trói. d. Chạy trốn khỏi đám lính 7. Cậu bé đã nói gì khi được đưa đến trước mặt vua? a. Khóc lóc, van xin nhà vua tha tội cho mình. b. Tự xưng mình là con quan trong triều đình. c. Bày tỏ niềm ngưỡng mộ, vui sướng khi được gặp vua. d.Tự xưng mình là học trò mới ở quê ra, không biết gì. 8. Vế đối của Cao Bá Quát biểu hiện cậu bé là người như thế nào? a. nhút nhát, yếu đuối b. thông minh, nhanh trí c. kiêu căng, xốc nổi d. chậm chạp, lề mề 9. Câu đối của Cao Bá Quát khiến nhà vua có thái độ ra sao? a.Nguôi giận, sai quân cởi trói, tha cho cậu bé. b. Cho rằng cậu bé là người ngông cuồng, đánh phạt. c. Tức giận, cho rằng cậu bé rất thiếu lễ độ. d.Thấy rằng cậu bé tài giỏi, nuôi ăn học để thành người tài. Tiếng đàn Thủy nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của
- gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. Theo LƯU QUANG VŨ 1. Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? a. Em nhận cây đàn vi-ô-lông và kéo thử vài nốt nhạc. b. Em nhân lấy cây đàn vi-ô-lông và ngắm nhìn nó. c. Em tập kéo thử vài nốt nhạc bằng tưởng tượng. d. Em lấy cây đàn mình đã chuẩn bị và bước vào phòng thi. 2. Những chi tiết cảnh vật bên ngoài thể hiện điều gì? a. Cảnh vật rất thanh bình như hòa với tiếng nhạc. b. Cảnh vật như cũng ngơ ngác lắng nghe tiếng đàn. c. Cảnh vật vẫn đang say sưa làm việc của mình. d. Tất cả các ý trên 3. Thông tin nào dưới đây không có trong bài? a. Cảnh vật bên ngoài thanh bình như hòa hợp với tiếng nhạc. b. Thủy tham gia cuộc thi kéo đàn vi-ô-lông. c. Thủy thể hiện phần thi của mình rất tốt và giành giải Nhất. d. Thủy khá căng thẳng nhưng em vẫn thể hiện tốt phần thi. Hội vật 1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ. 2. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ Keo vật xem chừng chán ngắt. 3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã! 4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa. 5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. Theo KIM LÂN 1. Bài đọc miêu tả cảnh tượng gì? A. Cảnh đấu võ. B. Cảnh đấu vật. C. Cảnh đấu trí. D. Cảnh đánh lộn. 2. Đoạn văn nào trong bài miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3 D. Đoạn 4 Hội đua voi ở Tây Nguyên Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng
- man-gát. Người ngồi phía cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. Theo LÊ TẤN 1. Ngày hội đua voi diễn ra ở đâu? A. Thái Nguyên B. Tây Tạng C. Tây Nguyên D. Cao Nguyên 2. Hội đua voi ở Tây Nguyên được tổ chức ở địa điểm nào? A. Đường quốc lộ B. Công viên C. Trường đua D. Nhà hàng 3. Từ nào sau đây miêu tả đàn voi trong cuộc đua? A. Hăng máu phóng như bay B. Ghìm đà, huơ vòi chào khán giả. C. Đi lầm lì, chậm chạp. D. Gan dạ và khéo léo. 4. Các chàng man-gat trong cuộc đua được miêu tả bằng những từ ngữ nào? A. Lầm lì, chậm chạp. B. Ăn mặc đẹp đẽ, bình tĩnh. C. Gan dạ và khéo léo. D. Nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi. 5. Vì sao các chàng man-gát lại có dáng vẻ bình tĩnh trước khi tham gia cuộc đua? A. Vì họ đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. B. Vì họ là những người giỏi nhất và đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. C. Vì họ là những người (phi ngựa) giỏi nhất. D. Tất cả các ý trên 6. Những chú voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? A. Cả mười con đều lao đầu chạy khi có hiệu lệnh. B. Cái dáng vẻ lầm lì chậm chạp thay bằng sự hăng máu. C. Huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. D. Cả bầy hăng máu phóng như bay, bụi cuốn mù mịt. Chử Đồng Tử 1. Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cấm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 3. Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hóa lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Theo HOÀNG LÊ 1. Truyện chủ yếu kể về những nhân vật nào? A. Chử Đồng Tử B. Vua Hùng Vương thứ 18 C. Dân làng Chử Xá D. Công chúa
- 2. Câu chuyện Chử Đồng Tử thuộc thời đại nào? A. Vua Hùng Vương thứ 12 B. Vua Hùng Vương thứ 6 C. Vua Hùng Vương thứ 8 D. Vua Hùng Vương thứ 18 3. Quê gốc của Chử Đồng Tử ở đâu? A. Làng Khương Thượng, Hà Nội. B. Làng Ngũ Xá, Hà Nội. C. Làng Chử Xá, Hà Nội D. Làng Tiên Điền, Hà Tĩnh. 4. Những chi tiết cho thấy cảnh nhà chàng Chử Đồng Tử rất nghèo khó nằm ở đoạn nào? A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3 D. Đoạn 4 5. Chi tiết nào cho thấy Chử Đồng Tử là người con hiếu thảo? A. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. B. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. C. Vợ chồng chàng tìm thầy học đạo và truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải D. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không 6. Đoạn văn nào trong bài nói về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung? A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3 D. Đoạn 4 7. Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng chàng trai nghèo Chử Đồng Tử? A. Vì công chúa cảm động trước gia cảnh, lòng hiếu thảo của chàng và cho là duyên trời B. Vì công chúa cảm động gia cảnh và tấm lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử. C. Vì công chúa cho rằng đây là duyên trời sắp đặt D. Tất cả các ý trên 8. Vợ chồng Chử Đồng Tử đã giúp dân làm những việc gì? A. Họ giúp dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải, đánh giặc. B. Họ giúp dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. C. Họ hiển linh giúp dân đánh giặc. D. Họ giúp dân săn thú dữ 9. Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? A.Tổ chức lễ hội. B. Đúc tượng đồng. C. Sáng tác truyện về ông. D.Sáng tác bài hát về ông 10. Lễ hội tưởng nhớ công ơn Chử Đồng Tử được ở đâu, vào thời điểm nào? A. Vào mùa xuân, ở bờ bãi sông Hồng B. Vào mùa đông, ở bờ sông Thương C. Vào mùa thu, ở dòng sông Mê Công D. Vào mùa hạ, ở dọc bờ sông Lô Cuộc chạy đua trong rừng 1.Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch 2. Ngựa Cha thấy thế, bảo: - Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp: - Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà! 3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát. 4. Tiếng hô "Bắt đầu!" vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất Vòng thứ hai Ngựa Con dẫn đầu hàng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào
- chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn. Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Theo XUÂN HOÀNG 1. Câu chuyện kể về con vật nào? A. Thỏ Trắng B. Thỏ Xám C. Chị em nhà Hươu D. Ngựa Con 2. Câu chuyện kể về sự kiện gì? A. Cuộc chạy đua của Ngựa Con. B. Cuộc thi của bác Quạ. C. Cuộc cãi vã của Thỏ Trắng và Thỏ Xám D. Cuộc đối đầu của chị em nhà Hươu. 3. Ngựa Cha đã khuyên nhủ con điều gì? A. Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. B. Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết nhất cho cuộc đua C. Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua chỉ sau bộ đồ đẹp. D. Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua cũng như bộ đồ đẹp. 4. Ngựa Con đã có thái độ và hành động như thế nào trước lời khuyên của cha? A. Vâng lời và theo Ngựa Cha đến bác thợ rèn làm lại bộ móng B. Ngúng nguẩy từ chối và tiếp tục ngắm nhìn mình dưới nước. C. Nhờ cha gọi bác thợ đến nhà để mình tiếp tục được ngắm nghía, chải chuốt. D. Hí lên 3 tiếng dài 5. Đâu là lời nói của Ngựa Con với Ngựa Cha? A. Cha yên tâm đi. Vẻ bề ngoài còn quan trọng hơn bộ móng ấy B. Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà! C. Cha yên tâm đi. Con ngắm nghía thêm chút nữa. Lát con sẽ đi mà! D. Cha yên tâm đi. Tối con qua nhà bác thợ rèn chỉ một loáng là xong! 6. Điều gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc đua? A. Ngựa Con bỗng dưng bị choáng và bị đối thủ qua mặt. B. Ngựa Con dẫn đầu đối thủ và giành chiến thắng. C. Ngựa Con dẫn đầu vòng đua nhưng móng bị rời, bị gai đâm nên thua cuộc. D. Ngựa Con dẫn đầu vòng đua nhưng rồi bị đối thủ cản mà thua cuộc. 7. Vì sao Ngựa Con không giành được chiến thắng trong cuộc đua? A. Vì Ngựa Con quá lơ là, nhởn nhơ hái hoa bắt bướm trên đường đua. B. Vì Ngựa Con chủ quan, nghĩ mình nhanh hơn tất cả các con vật. C. Vì Ngựa Con kém may mắn, gặp chướng ngại vật. D. Vì Ngựa Con không nghe lời cha, không làm lại bộ móng. 8. Ngựa Con rút ra được bài học gì cho bản thân? A. Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. B. Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: sức mạnh và cẩn thận còn quan trọng hơn vẻ bề ngoài. C. Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: phải nghe lời cha mẹ, nếu không sẽ hối hận. D. Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: luôn khiêm tốn và chuẩn bị kĩ lưỡng. 9. Nội dung câu chuyện đưa ra bài học gì? A. Làm việc gì cũng cần lắng nghe lời khuyên, lời dạy bảo và vâng lời cha mẹ. B. Làm việc gì cũng cần khiêm tốn, chớ nên kiêu căng, tự phụ. C. Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan sẽ thất bại. D. Làm việc gì cũng phải thật nhanh để có kết quả
- 10. Câu chuyện đưa ra bài học gì cho cuộc sống? A. Chớ nên lười biếng! B. Chớ nên nản chí! C. Chớ nên tiết kiệm! D. Chớ nên chủ quan!