Một số đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_de_on_tap_mon_tieng_viet_lop_3.docx
Nội dung text: Một số đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3
- (Đề số 9) Chúc một ngày tốt đẹp Sáng hôm ấy, các chú ve dậy thật sớm. Một chú ve khác nhanh nhảu nói với bạn bè của mình: - Hè đến rồi, các bạn ơi ! Các chú khác thích lắm, cả đàn nhao lên. Một chú ve khác nói: - Chúng ta ra xem hoa phượng đã nở chưa, các bạn ? Cả đàn ve đồng ý và bay đến chỗ một cây phượng cao to. Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ. Đàn ve đồng thanh nói: - Chúc một ngày tốt đẹp ! Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng khẽ rung rung và nói: - Chúc một ngày tốt đẹp ! Bỗng một cơn mưa ào xuống: - Chúc một ngày tốt đẹp ! Mưa mát quá, các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng. (Theo Nguyễn Thị Mai Anh) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1,2,4): 1. (1 điểm): Các chú ve dậy sớm nói với nhau điều gì ? A. Mùa hè đã đến B. Mùa hè đã kết thúc. C. Một ngày mới bắt đầu. D. Dậy sớm để ca hát. 2. (1 điểm): Trong câu : “Các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng.”, là kiểu câu A. Ai thế nào? B. Ai làm gì ? C. Ai là gì ? 3. (1,5 điểm): Gạch dưới các sự vật được so sánh trong câu : " Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ." 4.(1 điểm): Câu " Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng." được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai làm gì ? B. Ai là gì ? C. Ai thế nào ? 5.(1,5 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu sau: Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên sống hiền lành chăm chỉ không để ai bắt nạt II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” Từ Gian đầu nhà rông đến cúng tế”) (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127) III. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian 20 phút Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn 7 đến 10 kể về ngôi trường của em.
- Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
- Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. (1 điểm): Khi gặp bà cụ và em bé, Hương và các bạn đã làm gì ? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. 2. (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. 3. (1,5 điểm): Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ. " 4.(1 điểm): Câu "Tay cụ dắt một em nhỏ." được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai làm gì ? B. Ai là gì ? C. Ai thế nào ? 5.(1,5 điểm): Đặt một câu có hình ảnh so sánh rồi gạch dưới các sự vật được so sánh có trong câu em đặt : II. Chính tả: (5 điểm) Đọc cho học sinh viết bài: “Người liên lạc nhỏ”. Từ đầu đến lững thững đằng sau. (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112). III. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài : Quê hương em đang đổi mới từng ngày. Em hãy viết một đoạn văn 7 đến 10 câu nói về một cảnh đẹp của quê hương.
- (Đề số 11) II. §äc thÇm vµ lµm bµi tËp: (6 ®iÓm) Rừng hồi xứ Lạng Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Sông Kì Cùng đã nhạt hết màu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành. Nắng nhạt đọng lại, các khe, các hang rỗng trong núi cũng ẩm ướt mùi hồi. (TheoTô Hoài) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 3; 4) 1.(1 điểm):Câu văn nào tả sự yêu thích hương hồi của mọi người? a. Buổi sang, mọi người đổ ra đường. b. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. c. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. 2. (1 điểm):Để tả rừng hồi vào mùa quả chín, tác giả tập trung làm nổi bật điều gì? a. Tả sức sống của cây hồi. b. Tả hương thơm và sự lan tỏa của mùi hương hồi. c. Tả màu sắc của quả hồi.
- 3.(1 điểm):Trong bài văn, tác giả tả mùi hồi lan tỏa theo gió (xôn xao xuống, tràn lên, lùa lên, ào xuống) nhằm mục đích gì? a. Tả sự lan rộng của hương hồi b. Ca ngợi sức mạnh của gió. c. Giới thiệu các vùng đất của Lạng Sơn. 4.(1,5 điểm):Câu"Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành."được cấu tạo theo mẫu câu: a. Ai làm gì ? b. Ai là gì ? c. Ai thế nào ? 5.(1,5 điểm):Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn: “Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng.” a. đẫm, xôn xao, tràn, lùa, ào. b. đẫm, xôn xao, nắng, vào, thơm ngát c. đẫm, tràn, lên, trên, xuống II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhớ Việt Bắc”Từđầu đếnthủy chung .”(Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 115) III. Tập làm văn(8 điểm)- Thời gian 20 phút Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 - 10 c©u) giới thiệu về tổ em.
- (Đề số 12) I. §äc thÇm vµ lµm bµi tËp: (6 ®iÓm ) Cục tẩy Một hôm, trong giờ kiểm tra Toán, sau khi chép xong đề bài, Tùng bắt đầu làm bài. Ba bài đầu cậu làm đúng, đến bài thứ tư thì sai. Khi phát hiện bài làm sai, Tùng đã bật khóc. Thầy giáo nhẹ nhàng đi đến bên Tùng, đưa cho cậu một cục tẩy và nói: - Đây là cục tẩy của thầy. Nó đã bị mòn đi nhiều vì thầy cũng đã phạm nhiều lỗi. Mỗi lần làm sai, thầy dùng cục tẩy này xóa chỗ sai và làm lại. Em hãy thử làm như vậy xem! Sau khi tẩy lỗi, làm bài lại, Tùng trả thầy cục tẩy. Thầy bảo: - Thầy tặng em cục tẩy này. Nó sẽ giúp em luôn nhớ rằng ai cũng có lúc làm sai. Điều quan trọng là biết nhận ra và sửa chữa những chỗ sai đó. Tùng đã giữ gìn cục tẩy rất cẩn thận. Nhiều năm sau đó, cậu bé nhút nhát ngày nào đã trở thành một doanh nhân thành đạt. (Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: 1. (0,5 điểm):Khi phát hiện mình làm bài sai, Tùng đã làm gì? a. Ngồi im suy nghĩ xem nên làm gì? b. Bật khóc vì sợ. c. Bình tĩnh chữa bài. d. Mượn cục tẩy của thầy. 2. (1 điểm):Thầy giáo đã làm gì giúp Tùng? a. Đưa cho Tùng cục tẩy, bảo Tùng xóa chỗ sai và làm lại b. Khuyên Tùng lần sau nên đọc kĩ đề để không làm bài sai. c. Khuyên Tùng không nên quá lo lắng, lần sau cố gắng làm bài tốt hơn. d. Kể chuyện thầy cũng bị sai nhiều lần. 3. (1 điểm):Thầy giáo muốn Tùng hiểu điều gì? a. Không cần quá lo lắng khi mình làm sai vì ai cũng có lúc như vậy.
- b. Cục tẩy rất cần thiết vì nó giúp ta chữa các lỗi sai. c. Ai cũng có lúc làm sai, điều quan trọng là phải biết nhận ra và sửa chữa những chỗ sai đó. d. Cần giúp đỡ nhau khi người khác gặp khó khăn. 4.(1 điểm):Theo em, điều gì khiến Tùng nhiều năm sau trở thành trở thành doanh nhân thành đạt? 5.(1 điểm):Đặt một câu hoàn chỉnh các câu theo mẫu “Ai là gì?” 6.(1 điểm)Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?” trong câu sau: Sau khi chép xong đề bài, Tùng bắt đầu làm bài. 7.(0,5 điểm):Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Những từ ngữ nào dưới đây có thể dùng để tả “mặt trời”? a. Một quả cầu lửa b. Sáng vằng vặc. II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên”TừGian đầu nhà rông đếncúng tế”)(Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127) II. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian 35 phút Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn 6 đến 8 câu kể về cảnh buổi sáng ở quê em.