Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm đất Việt Nam

doc 3 trang thungat 4210
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm đất Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_dia_ly_lop_8_dac_diem_dat_viet_nam.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm đất Việt Nam

  1. 7 ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM Đặc điểm chung của đất Việt Nam a. Đất ở nước ta rất đa dạng, phức tạp. - Vùng đồi núi có đất mùn núi cao, đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ - Vùng đồng bằng có đất phù sa cổ, phù sa mới, đất mặn ven biển - Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố hình thành : Đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và sự canh tác của con người. - Mỗi loại đất có đặc điểm riêng về độ dày, thành phần chất khoáng, độ xốp, màu sắc và có giá trị kinh tế khác nhau. b. Nước ta có ba nhóm đất chính. Nhóm đất Feralit đồi núi Đất mùn núi cao Đất phù sa thấp. DT ( %) 65% 11% 24% Sự phân bố - Vùng núi đá vôi - Địa hình núi cao : - Đồng bằng (đồng phía Bắc. Tây Bắc , Tây bằng sông Hồng , - Đông Nam Bộ và nguyên. đồng bằng sông Tây Nguyên. Cửu Long ) Đặc tính - Chua , nghèo mùn - Xốp , giàu mùn , - Độ phì nhiêu cao , , nhiều sét màu đen hoặc nâu dễ canh tác và làm - Đất có màu đỏ thuỷ lợi. vàng do có nhiều - Tơi xốp , ít chua , hợp chất sắt , nhôm giàu mùn. - Dễ bị kết von thành đá ong. Giá trị sử dụng - Rất thích hợp cho - Trồng rừng , chủ - Là đất nông việc trồng các loại yếu rừng đầu nguồn nghiệp chính cây công nghiệp ( - Thích hợp với Cà phê , chè ), nhiều loại cây trồng cây ăn quả ( lúa , hoa màu , - Phát triển rừng , cây ăn quả ) đồng cỏ phục vụ chăn nuôi. 1
  2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nuớc ta như thế nào ? + Đất là tài nguyên quý giá đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tài nguyên đất của nước ta có hạn, sử dụng đất phải đi đôi với cải tạo, tu bổ. + Nhiều vùng đất nông nghiệp của nước ta đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, cho năng suất và sản lượng cao. + Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn chưa hợp lý, có tới hơn 50% diện tích đất tự nhiên cần được cải tạo, trong đó khoảng 10 triệu ha đất trống, đồi trọc. - Cần sử dụng hợp lý và có biện pháp bảo vệ đất: Chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi; cải tạo đất chua mặn, đất phèn ở đồng bằng, ven biển. 2
  3. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng ? - Đối với vùng đồi núi : + Áp dụng các biện pháp thủy lợi, canh tác như : làm ruộng bậc thang + Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp. + Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư. - Đối với vùng đồng bằng : + Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. + Chống bạc màu, nhiễm phèn, nhiễm mặn. + Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp 3