Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Vũng biển Việt Nam

doc 4 trang thungat 3570
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Vũng biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_dia_ly_lop_8_vung_bien_viet_nam.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Vũng biển Việt Nam

  1. 2 Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a. - Phần biển Việt Nam khoảng 1 triệu km2. Diện tích, - Chung biên giới với Trung Quốc, Cam Pu Chia, Thái Lan, Malaixia, giới hạn Philippin, Brunây b. Chế độ gió - trên biển Đông có 2 mùa gió. - Đặc điểm + gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng, khí hậu từ tháng 10 đến tháng 4. (Vùng biển + Các tháng 5 đến 11 có hướng Tây Nam. Việt Nam mang tính chất - Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, tốc độ gió nhiệt đới gió đạt 5 – 6 m/s và cực đại tới 50 m/s. mùa, em hãy chứng minh Chế độ nhiệt - mùa hạ mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt nhỏ, điều đó thông nhiệt độ trung bình trên 230C. qua các yếu tố Chế độ mưa - Lượng mưa ít hơn trên đất liền. khí hậu biển) - Từ 1100 đến 1300 mm/năm Đặc điểm dòng biển - có 2 dòng biển: hải văn + dòng biển lạnh hoạt động vào mùa đông có hướng của biển TB – ĐN. + dòng biển nóng hoạt động vào mùa hè có hướng TN - ĐB. - Dòng biển cùng các vùng nước trồi , nước chìm vận động lên xuống kéo theo sự di chuyển của các luồng sinh vật biển . Chế độ triều - Thuỷ triều khá phức tạp và độc đáo nhưng chủ yếu là chế độ nhật triều. 0 Độ muối - Độ muối trung bình của Biển Đông 30 – 33 /00 1
  2. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? a. Thuận lợi - Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi về tai nguyên, khoáng sản đa dạng phong phú, có giá trị to lớn về nhiều mặt như kinh tế, quốc phòng, khoa học, tự nhiên Việt Nam - Giá trị của biển: + Khoáng sản: dầu khí, cát thuỷ tinh, ti tan, muối, xác san hô là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế luyện, công nghiệp xây dựng + Thuỷ sản: có nhiều loại tôm, cua, cá có giá trị thực phẩm và xuất khẩu cao, và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Các vùng ven bờ thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế như tôm hùm, sò huyết, tôm he + Các hang động ven bờ, các bãi biển đẹp, các đảo là cơ sở phát triển và khai thác di lịch biển, an dưỡng, và nhiều hoạt động thể thao dưới nước có điều kiện phát triển. + Mặt biển: có giá trí về giao thông vận tải biển cùng bổ sung cho đường bộ góp phần quan trọng trong vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam và giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Các vùng nước sâu ven bờ hoặc các cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển phục vụ việc xuất, nhập khẩu hàng hoá. + Với thiên nhiên: góp phần điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan duyên hải và hải đảo. => Biển của chúng ta là một kho tài nguyên lớn nhưng không phải là vô tận, việc khai thác biển cần phải đi đôi với việc bảo vệ tính bền vững, sự trong lành không gây ô nhiễm biển. b. Khó khăn: Biển có nhiều thiên tai khó lường trước được, hậu qủa của chúng mà ta cần phải khắc phục như: - Biển Đông là một biển có nhiều bão (trung bình có từ 9 - 10 cơn bão/năm), trong đó có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta gây ra nhiều tai hoạ cho nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là ngành giao thông vận tải biển, ngành đánh bắt hải sản xa bờ và tài sản, tính mạng nhân dân nhất là Duyên hải miền Trung. - Những đợt gió mùa đông bắc mạnh ở miền Bắc thường gây ra biển động, ảnh hưởng xấu đến ngành giao thông vận tải, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng hải sản - Việc khai thác kinh tế biển đòi hỏi phải đầu tư lớn, công nghệ hiện đại trong khi điều kiện nước ta hiện nay còn thiếu vốn và kĩ thuật nên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. - Ô nhiễm môi trường biển gia tăng rõ rệt do các chất thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt dân cư, đặc biệt là nạn ô nhiễm dầu đã trở thành phổ biến ở hầu hết các vùng ven biển, nên có nhiều loại hải sản bị giảm sút, có nhiều loại có nguy cơ bị tuyệt chủng, rừng ngập mặn ven bờ nhiều nơi bị tàn phá nặng nề - Xâm nhập mặn, nước biển dâng, triều cường 2
  3. Việt Nam được bạn bè trên thế giới nhắc đến với cái tên “Rừng vàng, biển bạc”. Dựa vào hiểu biết của bản thân em hãy giới thiệu về diện tích, giới hạn, và giá trị kinh tế của tài nguyên biển nước ta (bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa)? Đáp án: *Diện tích và giới hạn: -Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển Đông là biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. - Có 2 vịnh lớn Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. - Diện tích vùng biển Đông 3447000km2. Trong đó Việt Nam được quyền khai thác và sử dụng khoảng 1 triệu km2 mặt nước. *Tài nguyên biển của nước ta: - Khai thác nuôi trồng, chế biến hải sản - Du lịch biển đảo - Khai thác và chế biến khoáng sản biển(muối, cát, dầu khí ) - Giao thông vận tải biển. *Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có ý nghĩa: - Giao thông, vận tải biển, xuất-nhập khẩu hàng hóa. - Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới. - Bảo vệ an ninh quốc phòng chủ quyền vùng biển và khai thác kinh tế biển 3
  4. Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình? - Đặc điểm của biển Đông: (1,25đ) + Việt Nam được biển Đông bao bọc ở phía Đông và Đông Nam. (0,25đ) + vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 . (0,25 đ) + Biển Đông Là 1 biển nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thề hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước biển, dòng hải lưu và thành phần loài sinh vật biển. (0,25 đ) + Biển Đông còn là biển tương đối kín. Hình dạng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. (0,25 đ) + Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín là 2 đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông và nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta. (0,25 đ) - Ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu: (1,25đ) + Nhờ có biển Đông , khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn (0.55đ) + Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80% (0.25đ) + Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn (0.25đ) + Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè (0.25đ) + Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta (0.25đ) - Ảnh hưởng của biển Đông đối với địa hình (0,5 đ) + Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vịnh nước sâu , các đảo ven bờ và những rạn san hô (0.25đ) + Có nhiều giá trị về kinh tế biển: xây dựng cảng, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch .(0.25đ) 4