Phiếu bài tập tuần 11 môn Tiếng Việt Lớp 3

pdf 9 trang thungat 6080
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tuần 11 môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_tuan_11_mon_tieng_viet_lop_3.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập tuần 11 môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. Họ và tên: . Lớp: 3 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 11 – MÔN TIẾNG VIỆT I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Chồi biếc Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã này ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. Câu 1: Bài văn tả cảnh gì ? A. Tả chồi biếc vào mùa xuân. B. Tả lá cây ở thời kì phát triển nhất. C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa. Câu 2: Những từ ngữ nào đã được dùng để tả sức sống, niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến ?
  2. A. Giăng giăng thả bụi, ngủ đẫy giấc B. Bừng tỉnh, hớn hở chào đón mùa xuân C. Ngủ đủ giấc, nhú chồi biếc Câu 3: Nối từ hoặc cụm từ ở cột bên trái với hình ảnh chồi biếc phát triển theo thời gian ở cột bên phải Mùa xuân Lá cây chuyển sang màu xanh đậm ở thời kì sung sướng nhất của cuộc đời mình Khi nắng non chan hòa khắp đó đây Cây bắt đầu nhú chồi biếc Khi tiếng ve cưa miết vào không gian Lá cây về già gân guốc nổi lên, úa vàng, úa đỏ. Khi mùa thu, mùa đông đến Lá cây chuyển từ màu tím biếc sag màu xanh non. Câu 4: Sự vật nào được so sánh với bàn tay em bé? A. Chồi mới nứt nanh B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra C. Lá có màu xanh nõn Câu 5: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A. 3 hình ảnh B. 4 hình ảnh C. 5 hình ảnh Câu 6: Từ in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm. A. Khi nào? B. Cái gì? C. Vì sao? Câu 7: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu sau: Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm.
  3. Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. . Câu 9: Ghi SV dưới từ chỉ sư vật, HĐ dưới từ chỉ hoạt động trong các từ được gạch chân trong câu: Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Câu 10: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao? II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1: Tìm từ: a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa: - Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta: - Nơi tận cùng ở phía nam trái đất, quanh năm đóng băng: - Một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc: b/ Chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d, có nghĩa: - Màu của cánh đồng lúa chín: - Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi: - Loại thú lởn ở rừng nhiệt đới, có vòi và ngà: Bài 2: Hãy tô màu xanh vào quả bóng có chứa từ chỉ hoạt động, trạng thái nhé:
  4. Tiếng Nghỉ đàn ngơi Niềm vui Bay nhảy Học tập Tỏa nắng Đánh máy Màu xanh Bài 3: Chọn 3 từ ở bài tập 2 để đặt 3 câu: Bài 4: Gạch chân dưới những câu được viết theo mẫu Ai – làm gì? trong đoạn văn sau. Dùng dấu gạch chéo / để phân tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và bộ phận trả lời câu hỏi Cái gì? trong các câu đó: Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò. Mặt đám học trò ngơ ngác. Rồi chúng phá lên cười. Bài 5: Đánh dấu x vào ô trống trước thành ngữ chỉ quê hương: Non xanh nước biếc Quê cha đất tổ Học một biết mười Non sông gấm vóc Làng trên xóm dưới Dám nghĩ dám làm
  5. Bài 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn để nói về sinh hoạt vào buổi tối của gia đình em, trong đó có sử dụng các câu kiểu Ai – làm gì? III. TẬP LÀM VĂN Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp quê hương. Nơi có dòng sông thơ mộng với những cánh buồn rập rờn trong nắng. Nơi có cánh đồng lúa chín nặng trĩu bông đưa hương thoang thoảng mỗi buổi chiều lộng gió. Nơi có triền đê lũ trẻ hò hét nhau thả diều thi. Rồi đêm trắng sáng vằng vặc, em nằm nghe bà, nghe mẹ kể chuyện Hãy tả lại một trong những cảnh đẹp mà em nhớ nhất đó.
  6. LIÊN HỆ: 1. Facebook: Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai ctieuhoc 2. Số điện thoại: 0973 368 102 ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1C 2B 4C 5C 6A Câu 3. Nối từ hoặc cụm từ ở cột bên trái với hình ảnh chồi biếc phát triển theo thời gian ở cột bên phải Mùa xuân lá cây chuyển sang màu xanh đậm ở thời kì sung sướng nhất của cuộc đời mình. Khi nắng non chan hòa khắp đó đây Cây bắt đầu nhú chồi biếc Khi tiếng ve cưa miết vào không gian lá cây về già gân guốc nổi lên, úa vàng, úa đỏ. Khi mùa thu, mùa đông đến lá cây chuyển từ màu tím biếc sag màu xanh non.
  7. Câu 7. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu sau: Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Lúc này, lá cây thế nào? Câu 9: Ghi SV dưới từ chỉ sư vật, HĐ dưới từ chỉ hoạt động trong các từ được gạch chân trong câu: Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, HĐ SV SV HĐ HĐ SV HĐ sương sa. SV HĐ Câu 10: Em thích nhất hình ảnh “chồi cây khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng.” Hình ảnh này cho thấy chồi cây thật dễ thương, đầy sức sống và hứa hẹn sẽ phát triển thành một cây cao lớn. II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1: Tìm từ: a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa: - Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta: Lào - Nơi tận cùng ở phía nam trái đất, quanh năm đóng băng: Cực Nam - Một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc: Thái Lan b/ Chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d, có nghĩa: - Màu của cánh đồng lúa chín: vàng ươm - Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi: Quả dừa
  8. - Loại thú lởn ở rừng nhiệt đới, có vòi và ngà: Con voi Bài 2: Tô màu các từ: nghỉ ngơi, học tập, bay nhảy, tỏa nắng, đánh máy Bài 3: Chọn 3 từ ở bài tập 2 để đặt 3 câu: Chúng em đang học tập hăng say để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Em đã biết đánh máy bằng mười ngón tay. Sau khi đi làm về, bố mẹ em luôn nghỉ ngơi cho thư giãn. Bài 4. Gạch chân dưới những câu được viết theo mẫu Ai – làm gì? trong đoạn văn sau. Dùng dấu gạch xiên / để phân tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và bộ phận trả lời câu hỏi Cái gì? trong các câu đó: Bé/ kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó/ cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ /làm y hệt đám học trò. Mặt đám học trò ngơ ngác. Rồi chúng / phá lên cười. Bài 5: Đánh dấu x vào ô trống trước thành ngữ chỉ quê hương: x Non xanh nước biếc x Quê cha đất tổ Học một biết mười x Non sông gấm vóc x Làng trên xóm dưới Dám nghĩ dám làm Bài 6: Sau mỗi buổi đi học, đi làm về là cả nhà em lại quay quần bên nhau. Mẹ vào bếp nấu những món ăn thơm phức. Bố tưới cây, tỉa lá cho bồn hoa trước hiên nhà. Ông ngồi đọc báo bên ấm nước chè, chốc chốc lại đọc to tin tức cho cả nhà nghe. Em và bé Bi vui đùa. Thỉnh thoảng, em cũng giúp mẹ dọn cơm, quét nhà. Em rất thích những giờ phút gia đình bên nhau như thế. III. Tập làm văn: Tuổi thơ của em gắn liền với con sông Hồng thơ mộng. Sông Hồng vào mỗi buổi chiều trầm ngâm ngắm nhìn bầu trời cao vời vợi với những cánh chim nhỏ xinh chao liệng. Dọc đôi bờ con sông, bao bãi mía nương dâu cứ xanh tốt một màu tới ngút ngàn. Mỗi sớm mai, khi làn sương còn lảng vảng trên mặt sông, nghe như vang vọng tiếng mái chèo gõ vào
  9. mạn thuyền của người dân chài. Vào mỗi buổi chiều mùa hạ, em cùng đám bạn học mải mê chạy theo những chú bướm đủ màu sắc ven sông. Chạy mỏi mệt rồi chúng em nằm lăn trên cỏ ngắm nhìn trời xanh. Đứa nào cũng mong sau này lớn lên sẽ sải cánh bay cao như những chú chim kia để thỏa sức thực hiện ước mơ của mình.