Phiếu kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Các Sơn B

doc 4 trang thungat 3680
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Các Sơn B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_3_na.doc

Nội dung text: Phiếu kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Các Sơn B

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 3 CÁC SƠN B (Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1) Năm học 2014 - 2015 Họ tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: . .Lớp: 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 MÔN: TIẾNG VIỆT B. KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm) I. Chính tả 1. (4 điểm) Nghe - viết: Bài “Người mẹ” – (TV3 – T1 – Trang 30 –NXBGD 2004). Viết cả bài. 2. (1 điểm. Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng viết đúng chính tả): a. Dấu ngoặc đơn, đọc ngắc nghứ, kheo chân, đường ngoắt ngéo. b. Dấu ngoặc đơn, đọc ngắc ngứ, khoeo chân, đường ngoằn ngoèo. c. Dấu ngoặc đơn, đọc ngắc ngứ, khoe chân, đường ngoắt ngoéo. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Viết chữ đúng quy định, thẳng hàng, ít phạm lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ: 4 điểm; Làm đúng phần bài tập: 1 điểm. 2. Các trường hợp còn lại, Giáo viên căn cứ bài làm cụ thể của từng học sinh và cân nhắc cho các mức ddieemr2,3,4. Học sinh không làm được bài không cho điểm.
  2. II. Tập làm văn (5 điểm) – Thời gian Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 5 đến 7 câu) Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: 1. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ? 2. Người đó làm nghề gì ? 3. Tình cảm của gia đình em đối với người hang xóm như thế nào ? 4. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ? Bài làm HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn ngắn, đơn giản, bám sát gợi ý đã cho. Căn cứ vào bài làm của mỗi học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp trong phạm vi khung điểm quy định. 2. Ghi kết quả kiểm tra vào khung điểm dưới đây. Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Chính tả. II. Tập làm văn. TỔNG ĐIỂM VIẾT ĐIỂM TRUNG BÌNH CỘNG ĐỌC VÀ VIẾT
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 3 CÁC SƠN B (Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1) Năm học 2014 - 2015 Họ tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: .Lớp: 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 MÔN: TIẾNG VIỆT A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu (5 điểm) – Thời gian 35 phút - Đọc thầm truyện sau: SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG Sư Tử oai vệ như một chúa tể rừng xanh. Nó chỉ kết bạn với các loài vật to khỏe vì nó cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng mang lại lợi lộc gì. Một lần, Kiến Càng đến, xin kết bạn với Sư Tử. Sư Tử khinh thường, đuổi Kiến đi. Một hôm, Sư Tử bị đau nhức trong tai, nằm bẹp, không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Những con vật to khỏe như Voi, Hổ, Báo, Gấu đến thăm nhưng đều bỏ về, không làm được gì giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin Sư Tử bị ốm, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức, Sư Tử khỏi đau. Sư Tử hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến Càng. Nó xin lỗi Kiến Càng và Sư Tử coi Kiến Càng là bạn thân thiết nhất. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC LÀO. - Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. (0.5 điểm) Vì sao lúc đầu Sư Tử không muốn kết bạn với những loài vật nhỏ bé ? a. Vì loài vật nhỏ bé sợ Sư Tử. b. Vì loài vật nhỏ bé không thích Sư Tử. c. Vì loài vật nhỏ bé không mang lại lợi lộc gì cho Sư Tử. 2. (0.5 điểm) Khi Sư Tử bị ốm, những người bạn to khỏe đã làm gì ? a. Không đến thăm Sư Tử. b. Đến thăm, tìm cách chữa bệnh cho Sư Tử. c. Đến thăm nhưng không giúp được gì. 3. (0.5 điểm) Vì sao bị Sư Tử coi thường, Kiến Càng vẫn đến giúp Sư Tử ? a. Vì Kiến Càng có thể bò vào tai Sư Tử. b. Vì Kiến Càng nhanh nhẹn thông minh. c. Vì Kiến Càng độ lượng không để bụng chuyện cũ. 4. (0.5 điểm) Câu chuyện giúp Sư Tử hiểu ra điều gì ? a. Bạn bè giúp được nhau không do to khỏe hay nhỏ bé. b. Không nên kết bạn với loài vật to khỏe. c. Chỉ nên kết bạn với loài vật nhỏ bé.
  4. 5. (1 điểm) Câu chuyện trên có mấy hình ảnh so sánh ? a. Không có hình ảnh so sánh nào. b. Có một hình ảnh so sánh là c. Có hai hình ảnh so sánh là 6. (0.5 điểm) Câu nào dướ đây được viết theo mẫu Ai ? Làm gì ? a. Bạn bè đến thăm Sư Tử. b. Bạn bè của Sư Tử rất đông. c. Voi, Hổ, Báo, Gấu là bạn của Sư Tử. 7. (0.5 điểm) Trong câu: “Sư Tử hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến Càng”, có thể thay đổi từ “hối hận” bằng từ nào ? a. Hận b. Tiếc rẻ c. Ân hận 8. (1 điểm) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong hai câu in nghiêng. Không phải chỉ có con người mà nhiều loài vật cũng mê âm nhạc. Mèo Chó Ngựa Voi Gấu đều thích nghe nhạc. Khi tiếng đàn êm dịu vang lên Mèo lim dim đôi mắt Chó vểnh tai lắng nghe Ngựa nghển cao đầu vươn cổ về phía có tiếng nhạc Gấu đang ngủ cũng bừng tỉnh dậy Theo NHỮNG MẪU CHUYỆN ÂM NHẠC II. Đọc thành tiếng (5 điểm) – Thời gian cho mỗi em khoảng 5 phút. 1. Giáo viên kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách Tiền Việt lớp 3 – Tập 1. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh được kiểm tra theo đúng yêu cầu chuyên môn quy định hiện hành. 2. Việc kiểm tra đọc thành tiếng có thể tiến hành theo tưng nhóm trong một số buổi. 3. Can cứ vào số điểm mỗi câu và sự đáp ứng cụ thể của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp và ghi kết quả kiểm tra vào khung điểm dưới đây. Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu. II. Đọc thành tiếng. TỔNG ĐIỂM VIẾT