Tổng hợp các đề ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 3

docx 10 trang thungat 6981
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp các đề ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_cac_de_on_thi_mon_tieng_viet_lop_3.docx

Nội dung text: Tổng hợp các đề ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. ĐỀ 1 II.Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6 điểm) Bài: Chuyện của loài kiến. Dựa vào nội dung bài đọc. Sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy loài mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo : - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ về ở theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM . Câu 1 (0,5 điểm): Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? a. Sống theo đàn. b. Sống theo nhóm. c. Sống lẻ loi một mình. d. Sống theo cặp Câu 2 (1 điểm): Kiến đỏ bảo các kiến khác làm gì? a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. c. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. d. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng bữa. Câu 3 (1 điểm): Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? a.Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động . b.Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. c.Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết. d.Vì họ hàng nhà kiến siêng năng làm việc. Câu 4 (0,5 điểm): Câu có hình ảnh so sánh là? a. Đàn kiến đông đúc. b. Đàn kiến rất hiền lành c. Người đi rất đông. d. Người đông như kiến. Câu 5(1 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 6: (1 điểm): a. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai là gì ?” nói về con kiến. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai làm gì ?” nói về con kiến. 1
  2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 7 (1 điểm): Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu sau: - Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím. Câu 8: (1 điểm) a. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai là gì ?” nói về con kiến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 2 CHIẾC ÁO RÁCH Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm 1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? a. Vì Lan bị điểm kém. b. Vì Lan mặc áo rách đi học. c. Vì Lan không chơi với các bạn. 2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì? a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. b. Lan đang học bài. c. Lan đi chơi bên hàng xóm. 3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì? a. Mua bánh giúp gia đình Lan. b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh. c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới. 4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười. c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà. 5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Là gì? 6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 3 I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 4 điểm (Thời gian 30 phút). 2
  3. Cây thông Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say. Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu. TRONG THẾ GIỚI CÂY XANH Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông? A. Cao vút B. Thẳng tắp C. Xanh bóng Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài? A. Lá cây B. Thân cây C. Rễ cây Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu? A. Trồng rừng B. Trên đồi C. Ven biển Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào A. Khô héo B. Xanh tốt C. Khẳng khiu Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu? A. Vì cây cho bóng mát B. Vì vây cho quả thơm C. Vì cây cho gỗ và nhựa ĐỀ 4 2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút Chú sẻ và bông hoa bằng lăng Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ. Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng: - Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? Theo Phạm Hổ 3
  4. * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì? a. Để tặng cho sẻ non. b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ. c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở. Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua? a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm. b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy. c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa. Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ? a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng. b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ. c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ. Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là: a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa. b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua. Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì? Bằng lăng và sẻ non là ĐỀ 5 A. Kiểm tra đọc Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 1. ĐỌC THẦM: Đà Lạt Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận. Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Li. Thác xối ào ào tung bọt trắng xóa. Tập đọc lớp 3 - 1980 Em đọc thầm bài "Đà Lạt" để trả lời các câu hỏi sau: (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của câu 1, câu 2) Câu 1: Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào? a. mát mẻ, khoáng đãng b. nắng chói chang c. lạnh lẽo, rét buốt Câu 2: Từ ngữ chỉ đặc điểm của trái cây ở Đà Lạt là: a. mơn mởn b. trĩu quả c. mát rượi 4
  5. Câu 3: a/ Em hãy tìm 2 từ chỉ sự vật quê hương: b/ Em hãy đặt câu với từ vừa tìm được: Câu 4: Em hãy điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau. Đà Lạt có rất nhiều các loài hoa như hoa hồng hoa lan hoa mimosa. Câu 5: Em hãy tìm vả ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào trong câu: "Mặt nước hồ Xuân Hương phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu." ĐỀ 6 II. Đọc hiểu: (6 điểm) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng . Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. (Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang) 1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? A. núi B. biển C. đồng bằng 2. Đoạn văn trên tả cảnh gì? A. suối B. con đường C. suối và con đường 3. Vật gì năm ngang đường vào bản? A. ngọn núi B. rừng vầu C. con suối 5
  6. 4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì? A. cá, lợn và gà B. cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà C. những cây cổ thụ 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. C. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác 6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.” Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng A. xóa Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng B. xóa Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng C. xóa 7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” . . . 8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh: . ĐỀ 7 Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. 6
  7. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4 (1 điểm): a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ." b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là: A. đổ. B. mỡ. C. trơn. Câu 5 (1 điểm): Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 8 II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam) 7
  8. Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông. Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh. C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Làm tổ. B. Bắt sâu. C. Ăn quả. D. Trò chuyện ríu rít. Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Đỏ chon chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ. Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành. Câu 6: Em hãy điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau: Hằng năm cứ vào đầu tháng chín các trường lại khai giảng năm học mới. Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? D. Khi nào? Câu 9: Hãy ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?” trong câu dưới đây: 8
  9. Trời sắp mưa, cha nhắc tôi đem theo áo mưa ĐỀ 9 2. Đọc hiểu: (6 điểm) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: BỘ LÔNG RỰC RỠ CỦA CHIM THIÊN ĐƯỜNG Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. Mỗi khi tìm chiếc lá đẹp, các bạn chim như: Sáo Đen, Gõ Kiến ngỏ lời xin, Thiên Đường đều vui vẻ tặng lại các bạn. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. Về qua tổ Mai Hoa, thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Mai Hoa. Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. Chèo Bẻo bay ngang qua, thấy vậy vội loan tin cho các bạn chim. Các bạn chim lập tức bay đến sửa lại tổ giúp Thiên Đường. Chẳng mấy chốc, Thiên Đường đã có một chiếc tổ thật đẹp, vững chắc. Mỗi bạn còn rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng Thiên Đường. Từ đó, Thiên Đường luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu, kỉ niệm thiêng liêng của biết bao loài chim bè bạn. Theo Trần Hoài Dương 1. Thiên Đường đã làm gì với những chiếc lá kiếm được? A. Làm một chiếc lá mới. B. Tặng cho các bạn chim. C. Lót thêm vào tổ. 2. Về qua tổ Mai Hoa, thấy bạn ốm, Thiên đường làm gì? A. xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực B. mình, lót tổ cho Mai Hoa. C. rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng các bạn. 3. Các bạn chim làm lại tổ và tặng lông quý cho Thiên Đường vì Thiên Đường: A. biết quan tâm, giúp đỡ bạn lúc khó khăn. B. tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng C. biết lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần 4. Chim Thiên Đường được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới bởi: A. những bộ lông sặc sỡ tuyệt mỹ cùng với những điệu nhảy xòe cánh và múa đuôi B. luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu C. vui vẻ cùng các loái chim khác 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. B. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. 9
  10. C. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên, trông thật xơ xác, tội nghiệp. 6. Điền dấu phẩy vào câu “Thức ăn chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây côn trùng.” A. Thức ăn, chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây côn trùng. B. Thức ăn chủ yếu của chim, Thiên Đường là trái cây côn trùng. C. Thức ăn chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây, côn trùng. 7. Em có nhận xét gì về chim Thiên Đường: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8. Đặt câu có hình ảnh so sánh: - Thiên Đường . ĐỀ 10 3. Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu văn, rồi ghi vào bên dưới: a. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. b. Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. c. Nước tràn qua kẻ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trả thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. d. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. e. Co đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như óng đũa. 4. Đặt dấu phẩy và chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b. Nắng cuối thu vảng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c. Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. 10