Bài dự thi tìm hiểu Lịch sử, truyền thống huyện Ba Vì

doc 33 trang thungat 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu Lịch sử, truyền thống huyện Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_tim_hieu_lich_su_truyen_thong_huyen_ba_vi.doc

Nội dung text: Bài dự thi tìm hiểu Lịch sử, truyền thống huyện Ba Vì

  1. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ” (26/7/1968 - 26/7/2018) Họ và tên: Ngày, tháng, năm sinh: Địa chỉ: Số điện thoại: Ba Vì, tháng 4 năm 2018 1
  2. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) PHẦN MỘT PHẦN THI TRẮC NGHIỆM I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Câu 1: Huyện Ba Vì có diện tích tự nhiên khoảng bao nhiêu km2? a. Trên 410km2 b. Trên 420km2 d. Trên 430km2 c. Trên 440km2 Câu 2: Huyện Ba Vì là nơi sinh sống của ba tộc người, là những tộc người nào? a. Kinh - Tày - Dao b. Kinh - Mường - Thái d. Kinh - Mường - Dao c. Kinh - Thái - Dao Câu 3: Được ví như “Lá phổi xanh của Thủ đô” với nhiều cảnh quan đa dạng, phong phú, khí hậu mát mẻ, trong lành, tên gọi của địa danh này? a. Khu du lịch Ao Vua b. Đồi cò Ngọc Nhị, Cẩm Lĩnh d. Vườn Quốc gia Ba Vì c. Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà Câu 4: Tính đến 31/12/2017, huyện Ba Vì có bao nhiêu xã đã đạt và cơ bản đạt các tiêu chí của xã Nông thôn mới được Thành phố công nhận? a. 10 xã b. 11 xã d. 12 xã c. 13 xã Câu 5: Xã Ba Trại, huyện Ba Vì nổi tiếng với sản phẩm nông nghiệp gì? a. Chè b. Thuốc Nam d. Mật Ong c. Miếng Dong Câu 6: "Thơm như mật, lòng vàng như mơ" là lời ví von cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương nào ở Ba Vì? a. Mật Ong, Ba Trại b. Miếng Dong, Minh Quang d. Rượu, Phú Đông c. Khoai lang, Đồng Thái 2
  3. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Câu 7: Nhãn hiệu này do Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì đứng tên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận đăng ký vào ngày 20/1/2009, tên gọi sản phẩm là gì? a. Chè, Ba Trại b. Sữa Ba Vì d. Rượu, Phú Đông c. Khoai lang, Đồng Thái Câu 8: Ngày 12/4/2016, sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, tên gọi sản phẩm là gì? a. Chè, Ba Trại b. Sữa Ba Vì d. Miến Dong Minh Hồng c. Khoai lang, Đồng Thái Câu 9: Ngày 25/11/2017, UBND huyện Ba Vì đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức Lễ công bố thương hiệu của một sản phẩm nông nghiệp, tên gọi sản phẩm là gì? a. Chè, Ba Trại b. Gà đồi Ba Vì d. Miến Dong Minh Hồng c. Khoai lang, Đồng Thái II. Truyền thống văn hóa: Câu 1: Núi Ba Vì gắn liền với truyền thuyết nào của dân tộc Việt Nam? a. Thánh Gióng b. Lạc Long Quân – Âu Cơ d. Chử Đồng Tử - Tiên Dung c. Sơn Tinh – Thủy Tinh Câu 2: Ngôi Đền được xây trên đỉnh Vua cao 1.296m ở núi Ba Vì, để tưởng nhớ công ơn của ai? a. Tản Viên Sơn Thánh b. Bác Hồ d. Lạc Long Quân &Âu Cơ c. Các Vua Hùng Câu 3: Tết Nhảy (còn gọi là Đại Chay) được tổ chức từ 15/12 âm lịch đến giáp Tết Nguyên đán là của tộc người nào ở Ba Vì? a. Người Kinh b. Người Mường d.Người Thái c. Người Dao 3
  4. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Câu 4: Một hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu mới được phục hồi của người Mường - Ba Vì mỗi dịp lễ, tết, ngày vui của cộng đồng? a. Hát rặm thường b. Hát đúm d. Múa cồng chiêng c. Hát bọ mẹng Câu 5: Làng Hậu Trạch, xã Vạn Thắng là nơi còn duy trì bộ môn nghệ thuật này? a. Nghệ thuật Tuồng b. Nghệ thuật hát Xoan d. Nghệ thuật hát ví c. Nghệ thuật Chèo Câu 6: Diễn ra từ ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 05 tháng Giêng (trước đây), độc đáo với nhiều trò chơi như: rước kén, cướp kén, trò tứ lân lạc nghiệp. Tên gọi của lễ hội và địa điểm ở đâu? a. Hội rước nước,Chu Quyến, Chu Minh b. Hội trò Chiềng, Vân Sa, Tả Hồng d. Hội đình Tây Đằng c. Hội làng Thụy Phiêu, Thụy An Câu 7: Theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2103 của Thủ tướng chính phủ, Đình Tây Đằng được xếp hạng di tích gì? a. Lịch sử -văn hóa Quốc gia đặc biệt b.Lịch sử kiến trúc Quốc gia đặc biệt d. Lịch sử Quốc gia đặc biệt c. Kiến trúc nghệ thuật QG đặc biệt Câu 8: Tên gọi của ngôi đình thờ Nhã Lang Vương, năm 2010 được đầu tư, tu bổ, tôn tạo và đạt giải thưởng của Hiệp hội kiến trúc sư quốc tế? a. Đình Tây Đằng b. Đình Vân Sa - Tản Hồng d. Đình Thụy Phiêu - Thụy An c. Đình Chu Quyến - Chu Minh Câu 9: Theo Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/1/2018 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL công nhận hoạt động này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? a. Tục thờ Hùng Vương b. Tục Thờ Tản Viên Sơn Thánh d. Tục thờ đức thánh Trần c. Tục thờ mẫu 4
  5. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) III. Danh nhân: Câu 1: “Thượng đẳng tối linh thần” được vua Tự Đức (1883) sắc phong cho ai? a. Sơn Tinh b. Chủ Đồng Tử d. Thánh Gióng c. Bà Trưng Trắc Câu 2: Hai Câu đối: “Quy Thục, phù Nam dư kiến khí; Tập Tần, phá Triệu, hữu quân thanh” dành để ghi nhớ công lao của ai? a. Trung Trưng Trắc- Trưng Nhị b. Phùng Hưng d. Ngô Quyền c. Khổng An – Khổng Thạc Câu 3: Di tích Miếu Mèn xã Cam Thượng là nơi thờ ai? a. Hai Bà Trưng b. Ngô Quyền d. Bà Man Thiện c. Phùng Hưng Câu 4: Bài phú “Ngã Ba Hạc” của ai? a. Nguyễn Bá Lân b. Lê Anh Tuấn d. Nguyễn Sư Mạnh c. Phạm Trấn Câu 5: Ông là người Ba Vì được phong “Lưỡng quốc Thượng thư”? a. Trần Thế Vinh b. Lê Anh Tuấn d. Nguyễn Sư Mạnh c. Nguyễn Bá Lân Câu 6: Ông là người thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đỗ Tiễn sĩ năm 1694 đời vua Lê Hy Tông; được người thời đó đánh giá là người thông minh, trầm tĩnh, kín đáo, nghiêm nghị, chắc chắn, có tài chính sự và giỏi văn chương. Ông là ai? a. Phan Huy Chú b. Lê Anh Tuấn d. Phan Huy Ích c. Trần Thế Vinh 5
  6. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Câu 7: Sinh năm 1634, mất năm 1701, người làng Phong Châu, xã Phú Châu, huyện Ba Vì. Tháng Giêng năm Tân Hợi (1671) ông vào thi Đình, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, sau này làm đến chức Thượng thư thời Hậu Lê. Ông là ai? a. Phan Huy Chú b. Lê Anh Tuấn d. Phan Huy Ích c. Trần Thế Vinh Câu 8: Trong phong trào Cần Vương, ông là người làng Kiều Mộc (Cổ Đô) đã chỉ huy đánh thắng trận Do Ngãi (Vĩnh Phúc), ông là ai? a. Đốc Chấn b. Đốc Khoát d. Lý Tích c. Trần Vàng Câu 9: Nhà thơ Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu quê ở đâu? a. Cổ Đô b. Tòng Bạt d. Sơn Đà c. Cẩm Lĩnh IV. Lịch sử đấu tranh, xây dựng trưởng thành: Câu 1: Trong phong trào Cần Vương, trận đánh lớn ở Tây Đằng do Quận Cồ chỉ huy giết chết thiếu úy Maguin của thực dân Pháp, diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? a. 13 tháng 12 năm 1888 b. 13 tháng 12 năm 1890 d.13 tháng 12 năm 1889 c. 13 tháng 12 năm 1887 Câu 2: Trong phong trào Cần Vương, ông Đốc Ngữ phục binh ở Cẩm Đái (cẩm Lĩnh) giết chết giám binh Moulin của thực dân Pháp, diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? a. 08 tháng 10 năm 1889 b. 07 tháng 10 năm 1890 d. 07 tháng 10 năm 1891 c. 07 tháng 10 năm 1892 Câu 3: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Quảng Oai, Tùng Thiện giành chính quyền vào ngày nào? 6
  7. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) a. 22 tháng 08 năm 1945 b. 21 tháng 08 năm 1945 d. 20 tháng 08 năm 1945 c. 23 tháng 8 năm 1945 Câu 4: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Bất Bạt giành chính quyền vào ngày nào? a. 22 tháng 08 năm 1945 b. 24 tháng 08 năm 1945 d. 23 tháng 08 năm 1945 c. 25 tháng 8 năm 1945 Câu 5: Từ ngày 20/11/1948 đến 29/2/1949, làng kháng chiến Vật Lại đã phải mấy lần đánh, chống lại các trận càn phá của thực dân Pháp? a. 04 lần b. 05 lần d. 03 lần c. 06 lần Câu 6: Người nữ du kích dân tộc Mường được Bác Hồ tặng thưởng chiếc khăn tay do đã góp công lớn tiêu diệt 08 tên giặc Pháp khi chúng tiến công vào xã Ba Trại ngày 16/2/1949? a. Bà Cao Thị Nấm b. Bà Bùi Thị Cúc d. Bà Đinh Thị An c. Bà Hoàng Thị Liên Câu 7: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh có mấy lần về thăm và làm việc tại Ba Vì? a. 06 lần b. 07 lần d. 09 lần c. 08 lần Câu 8: Ngày 17/8/1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã phát động phong trào thi đua với Đại phong trong sản xuất nông nghiệp, sự kiện này diễn ra ở đâu? a. Sơn Đà b. Tiên Phong d. Minh Quang c. Tòng Bạt Câu 9: Tết Kỷ Dậu 1969, Bác Hồ về trồng cây tại đâu? a. Đồi Đồng Váng - Vật Lại b. Đồng Miễu - Cổ Đô 7
  8. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) d. K9 Đá Chông c. Xóm Trung Thượng - Ba Trại Câu 10:Từ năm 1947 cho đến nay, Đảng bộ huyện Ba Vì đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội? a. 19 b. 20 d. 21 c. 22 Câu 11: Huyện Ba Vì được sáp nhập từ ba huyện nào? a. Quảng Oai - Bất Bạt - Đường Lâm b. Bất Bạt – Tây Đằng – Tùng Thiện d. Quảng Oai-Tùng Thiện-Đường Lâm c. Quảng Oai - Bất Bạt – Tùng Thiện Câu 12: Kỳ đại hội sau khi sáp nhập 03 huyện thành huyện Ba Vì, diễn ra trong thời gian nào? a. Từ ngày 05 đến ngày 09/12/1968 b. Từ ngày 05 đến ngày 09/11/1968 d. Từ ngày 05 đến ngày 09/10/1968 c. Từ ngày 05 đến ngày 09/01/1969 Câu 13: Trong các cuộc kháng chiến giành, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, quân và dân Ba Vì có bao nhiêu người con ngã đã anh dũng hi sinh, được công nhận là liệt sĩ? a. 5.160 liệt sĩ b. 5.312 liệt sĩ d. 5.062 liệt sĩ c. 5.017 liệt sĩ Câu 14: Đến hết 31/12/2017, huyện Ba Vì có bao nhiêu tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”? a. 18 b. 19 d. 21 c. 20 Câu 15: Tính đến 31/12/2017, huyện Ba Vì đã có bao nhiêu người mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”? a. 363 mẹ b. 483 mẹ d. 573 mẹ c. 478 mẹ 8
  9. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Câu 16: Đại hội XXII Đảng bộ huyện Ba Vì, diễn ra vào thời gian nào? a. Từ ngày 02/7 đến 04/07/2015 b. Từ ngày 02/8 đến 04/8/2015 d. 03/9 đến 05/9/2015 c. Từ ngày 02/10 đến 04/10/2015 Câu 17: Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ huyện Ba Vì, đề ra tốc độ tăng a. Từ 7,5-8%/năm và 05 khâu đột phá b. Từ 8,5-9%/năm và 04 khâu đột phá d. Từ 9,5-10%/năm và 03 khâu đột phá c. Từ 10,5-11%/năm và 02 khâu đột phá trưởng kinh tế bình quân và mấy khâu đột phát trong giai đoạn 2016 – 2020? Câu 18: Tính đến 31/12/2017, Đảng bộ huyện Ba Vì có bao nhiêu tổ chức cơ sở Đảng và bao nhiêu đảng viên? a. 73 tổ chức và 14.688 đảng viên b. 74 tổ chức và 14.688 đảng viên d. 87 tổ chức và 14.688 đảng viên c. 85 tổ chức và 14.688 đảng viên PHẦN HAI PHẦN THI TỰ LUẬN Câu 1: Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì? Trả lời *Điều kiện tự nhiên: Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về ở Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, lớn nhất thủ đô Hà Nội. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ, phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. 9
  10. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa, mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 oC. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20 oC , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8 oC; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm. Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9 ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì. Về thủy văn: Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh non nước của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hưu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì. Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. 10
  11. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt. Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp * Về tình hình kinh tế-xã hội Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008 dân số hiện nay hơn 29 vạn người với 3 dân tộc Kinh, Mường và Dao cùng sinh sống. Toàn huyện có 30 xã, 1 thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi và xã giữa sông Hồng. Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới Trong những năm qua được sự quan tâm của Thành phố, sự nỗ lực ủa Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra (2015- 2020). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 13,5%, tổng giá trị tăng thêm đến năm 2015 đạt 9700 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ 11
  12. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) trọng ngành dịch vụ-du lịch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng, tăng 20 triệu đồng so với năm 2010, đạt mục tiêu đề ra. Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản: Tổng giá trị tăng thêm nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2015 đạt 3007 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,3%/năm. Trong đó giá trị ngành trồng trọt chiếm 48%, chăn nuôi chiếm 52% cơ cấu nội bộ ngành. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 99800 tấn (mục tiêu 92000 tấn). Hệ số sử dụng đất đạt 2,5 lần(đạt mục tiêu). Giá trị thu nhập đạt 105 triệu đồng/ha canh tác (mục tiêu 57 triệu đồng). Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm. Về kinh tế xã hội(số liệu hết năm 2010): Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2005-2010). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 16%. Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả. Về du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch. Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển;Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững Ba Vì là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị với 394 di tích lịch sử trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng, được phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch sử này phần lớn có kiến trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hoá như: đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, khu di tích K9. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia như: Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa học đánh giá là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại 1531- thời Nhà Mạc. Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản 12
  13. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Viên và thần Sông nước (sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử mà điển hình là: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng, Đền Bố - Tản Lĩnh cùng hàng trăm di tích khác có giá trị. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được tăng cường; công tác vận động quần chúng của MTTQ và các đoàn thể có nhiều đổi mới phát huy quyền làm chủ của nhân dân. *Về truyền thống văn hóa, lịch sử các dân tộc huyện Ba Vì Nhân dân Ba Vì có truyền thống văn hóa nổi bật là truyền thống yêu nước, và truyền thống hiếu học. Một số phong tục văn hóa đặc sắc của 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao Ba Vì vẫn được bảo tồn và phát huy đến ngày nay như về kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, phong tục lễ hội Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy, HĐND, UBND và các Sở ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp. Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2005- 2010). Xây dựng Ba Vì trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hội nhập và phát triển. Câu 2: Từ năm 1947 đến nay, Đảng bộ huyện Ba Vì đã trải qua bao nhiêu kỳ đại hội, các kỳ đại hội diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Nêu mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020? Trả lời: Từ năm 1947 đến nay, Đảng bộ huyện Ba Vì đã trải qua 22 kỳ đại hội, cụ thể: 1. Các kỳ Đại hội trước khi thành lập huyện Ba Vì (1947- 1968): 13
  14. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018)  * Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ nhất ( 1947): - Ngày 10 -1-1947, Đảng bộ huyện Bất Bạt tổ chức Đại hội đại biểu tại xã Ba Trại về dự có 47 đại biểu. Đại hội làm việc trong thời gian là 3 ngày. - Ngày 17- 3 - 1947, Đảng bộ huyện Quảng Oai đã tổ chức Đại hội đại biểu tại xã Tiên Phong, có 38 đại biểu tham dự. Đại hội làm việc trong thời gian là 3 ngày - Ngày 25 - 3 - 1948, Đảng bộ huyện Tùng Thiện đã tổ chức Đại hội đại biểu tại Giáp Thượng ( Tân Dân). về dự có 38 đại biểu. Đại hội làm việc trong thời gian là 3 ngày  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì thứ lần II ( 6/1951): - Trong tình hình kháng chiến gặp nhiều khó khăn, thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy Sơn Tây, tháng 6 năm 1951, Ban chấp hành Đảng bộ các huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện cùng tổ chức hội nghị đại biểu trong ba ngày và bầu ra ban chấp hành khóa mới.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần III(1959): - Từ ngày 14 đến 16/1/1959, Đại hội đại biểu huyện Quảng Oai lần thứ III đã tổ chức tại ủy ban hành chính huyện. - Từ ngày 19 đến 21/1/1959, Đại hội đại biểu huyện Bất bạt lần thứ III đã tổ chức tại ủy ban hành chính huyện, - Từ ngày 11 đến 13/1/1959, Đại hội đại biểu huyện Tùng Thiện tổ chức đại hội lần thứ III.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ IV ( 1960): - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Oai từ 20/4 đến 30/4 /1960 chính thức tiến hành Đại hội . - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tùng Thiện lần IV được tổ chức từ ngày 27/4 đến 3/5 1960. 14
  15. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bất Bạt lần thứ IV, tổ chức đại hội từ ngày 3/5 đến 9/ 5/1960.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ V( 1961-1963): - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Oai lần thứ V được khai mạc vào 6 giờ 30 phút ngày 4/9/1961. - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bất Bạt thứ V được khai mạc và làm việc trong 4 ngày từ ngày 2 đến hết ngày 5/9/1961. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Tùng Thiện lần thứ V được tổ chức từ 4/9 đến ngày 8/9/1961 tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện. *Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ VI( 1963): - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Oai lần thứ VI được tổ chức tối ngày 25/2/1963 đến ngày 1/3/1963 tại trụ sở Uỷ ban hành chính xã Phú Phương. - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bất Bạt thứ VI được làm việc từ ngày 13 đến ngày 15/5/1963. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Tùng Thiện lần thứ VI được tổ chức trong 5 ngày từ 19 giờ ngày 12/5/1963 đến ngày 16/5/1963.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ VII( 1964): - Huyện Quảng Oai đại hội đại biểu lần thứ VII được diễn ra trong 5 ngày từ ngày 12 đến 16/10/1964. - Huyện Bất Bạt đại hội đại biểu lần VII họp trong 4 ngày rưỡi từ chiều ngày 7/10 đến 11/10/1964. - Huyện Tùng Thiện tổ chức đại hội đại biểu lần VII diễn ra trong 5 ngày từ 9/10 đến 13/10/1964.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ VIII(1967): - Huyện Quảng Oai đại hội đại biểu Đảng bộ huyện được tiến hành trong 4 ngày , từ ngày 2 đến 5/5/1967. - Huyện Bất Bạt đại hội đại biểu Đảng bộ huyện được tiến hành từ ngày 10/4 đến 12/4/1967. 15
  16. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) - Huyện Tùng Thiện Đại hội đại biểu được triệu tập và tổ chức từ ngày 4/5 đến 7/5/1967. 2. Các kỳ đại hội sau khi thành lập huyện Ba Vì (1968- 2015).  *Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ IX(1968) Được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 9/12/1968, tại Hội trường thôn Cam Lâm xã Đường Lâm.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ X(1973): Từ ngày 11 đến 15/4/1973 , được triệu tập tại hội trường xã Đường Lâm.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XI(1974): Từ ngày 26/11 đến 2/12/1974, được tổ chức tại hội trường lớn của cơ quan huyện ủy.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XII(1977 ): Từ ngày 16 đến 23/5/1977 tổ chức đại hội tại hội trường lớn của huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XIII (1980): Tiến hành đại hội tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XIV(1983): Từ ngày 8 đến 12/3/1983 tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XV(1986): Từ ngày 15đến 20/9/1986 tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XVI(1989). Tiến hành đại hội vào ngày 20 và 21 /1/1989 tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XVII (1991): -Ngày 28,29/3/1991, họp kì thứ nhất Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XVII 16
  17. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) -Từ ngày 24 đến 27 /9/1991, họp kì thứ hai Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XVII , tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XVII(1996). Diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26 /3/1996, được tổ chức tại hội trường Uỷ ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XIX(2000). Từ ngày 6 đến ngày 9 /11/2000,được tiến hành tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XX(2005). Từ ngày 18 đến ngày 20 /10/2005, được tổ chức tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI(2010); Diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22 /7/2010, tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện.  * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXII(2015) . Từ ngày 2 đến ngày 4 /8/2015, tại hội trường lớn Huyện ủy. 3. Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ trọng tâm của đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020: *Mục tiêu tổng quát: Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ, du lịch; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng nông thôn mới. Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh toŕn diện công cuộc đổi mới; phấn đấu xây dựng nông thôn mới Ba Vì phát triển nhanh, bền vững. 17
  18. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) *Mục tiêu cụ thể: +Tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- nông nghiệp- công nghiệp. +Tăng cường công tác xây dựng và quản lý đô thị, quản lý đất đai, trật tự xây dựng; tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch. + Đẩy mạnh phát triển văn hóa, xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh, đảm bảo an sinh xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục, y tế theo hướng đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới. +Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vữn ân ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện + Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền, vai trò của Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. * Các khâu đột phá: + Xây dựng nông thôn mới. + Cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Câu 3: Khái quát những đóng góp của nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)? Trả lời: Huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử gắn liền với quá trình hình thành, phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam. Địa bàn Ba Vì có vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, là địa bàn cư trú chính của bộ tộc Văn Lang, nơi phát tích nền văn minh sông 18
  19. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Hồng rực rỡ. Nôi văn hóa Ba Vì sinh ra, nuôi dưỡng những nhân tài, tuấn kiệt, những danh nhân trên nhiều lĩnh vực, góp phần làm rạng danh non sông đất nước. Nhân dân Ba Vì giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vùng quê Ba Vì được Trung ương xây dựng thành một trong những cơ sở cách mạng, căn cứ kháng chiến của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ. Ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng, kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa "Xứ Đoài", các tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân quê hương Ba Vì luôn dũng cảm, kiên cường, xung kích đi đầu và làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân quê hương Ba Vì trong đấu tranh vũ trang, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. * Những đóng góp của nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quê hương Ba Vì là lũy thép kiên cường, cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội, là vùng đệm nối Thủ đô Hà Nội với Chiến khu Việt Bắc và địa bàn chiến lược Tây Bắc. Những chiến công trừ gian, diệt tề, phá bốt, những địa danh "Vật Lại", "Hoành Sơn", "Ba Trại" đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết toàn dân, biểu tượng của ý chí, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, trí thông minh, sáng tạo của quân dân quê hương Ba Vì. Trong kháng chiến chống Pháp, huyện Ba Vì lúc đó chưa sáp nhập 3 huyện là Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện, trong thời gian này, quân và dân 3 huyện trên đã cùng nhau đồng lòng giết giặc Pháp, góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng trận Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 “Lừng lẫy Năm Châu, Chấn động Địa Cầu”, là một bản anh hùng ca bất diệt trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Trong kháng chiến chống Pháp, vào hai tháng cuối năm 1948, địch tăng cường đánh chiếm địa bàn 3 huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện. Trước tình hình mới, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Sơn Tây, không để Sơn Tây là vùng tạm bị chiếm của địch, chủ trương dồn lực lượng đánh địch thực hiện bằng được khẩu hiệu “ Mỗi làng là một pháo đài, mỗi người dân là một người lính”. Lúc này chính quyền các huyện một mặt bám đất, bám dân để chỉ đạo công cuộc kháng chiến, đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Cuối năm 1948, đầu năm 1949, Thực dân Pháp đã tấn công vào phá các làng kháng chiến của ta. Trong quá trình này , nhân dân ở nhiều địa phương đã dũng cảm tiêu diệt địch. Nổi lên là Đồng Tâm (Phú Đông) anh dũng và Vật Lại (Vật Lại) oai hùng. Làng kháng chiến Đồng Tâm đã dũng cảm bằng vũ khí thô sơ đã đánh lui 2 tiểu đoàn lính Lê- Dương của địch, tiêu diệt 31 tên địch. Làng Kháng chiến Vật Lại sau 4 lần 19
  20. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) tấn công tàn phá của giặc với vũ khí tối tân có Máy bay chiến đấu và xe cơ giới yểm trợ. Nhưng quân dân Vật Lại anh hình chiến đấu, vận dụng địa hình, địa vật hiểm trở của làng kháng chiến bẻ gẫy hàng chục đợt tấn công của giặc, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cuối cùng đã tiêu diệt được 322 tên địch, trong đó có 4 sỹ quan, phá hủy 3 khẩu trung liên, thu hồi hàng tấn quân dụng, đạn dược và phương tiện chiến đấu của địch. Năm 1949, thực dân Pháp lại chia địa giới, cắt hai huyện Quảng Oai và Bất Bạt về tỉnh Phú Thọ, đặt huyện lỵ tại Trung Hà. Trong thời gian này, chúng đã xây dựng lực lượng do thám khắp các làng xã. Để diệt trừ tề, gian, huyện đã phối hợp với đội Hùng Sơn của ty Công an Sơn Tây, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 1950 phá được 5 ban tề, bắt đi cải tạo 12 tên. Cũng trong hai năm này để đảm bảo lương thực cho quân dân địa phương đánh giặc, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện đã có kế hoạch vận động nhân dân tích cực sản xuất, phát triển một số ngành nghề thủ công như làm đường ở La Xuyên(Vạn Thắng), La Phẩm (Tản Hồng), nghề ép dầu ở Chu Minh, chăn tầm dệt vải ở Cổ Đô, Cổ Sắt Đầu năm 1951, chính quyền huyện ta đã phối hợp với Đại đoàn 320 để tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn huyện. Đêm 16/1/1951, chiến dịch Sơn Tây đợt 1, đã mở màn bằng thắng lợi ở Phố Nả, sau đó là các chiến thắng ở Kim Bí, Thanh Lũng, Vật Phụ, Tây Đằng. Cùng với bộ đội chủ lực, quân dân du kích địa phương đã phá tề trừ gian ở Tiên Phong, Chu Minh và Đông Quang. Ở Bất Bạt, quân dân ra đã tiến công buộc địch phải rút lui ở Thái Bạt và phố huyện Bất Bạt. Ngoài những công việc trên nhân dân còn đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói giáp hạt. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, chính quyền các huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện đã quán triệt chủ trương chuyển hướng hoạt động trong vùng sau lưng địch, đẩy mạnh rèn cán, luyện quân , bổ sung lực lượng du kích ở các xã, thị trấn. Trong thời gian này, cùng với chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, của Quân đội ta tiến đánh giặc pháp, trên địa bàn huyện đã có nhiều trận đánh mà dân quân ta đã giành thắng lợi. Cuối tháng 12 năm 1953 du kích Thái Hòa đã phối hợp với Bộ đội địa phương Bất Bạt tấn công tiêu diệt bịn địa phương quân ở bốt Thuận An, thu 25 khẩu súng, bắt gọn bọn tề ở Chu Minh và Phố Nhông Bên cạnh đó suốt những năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân huyện Ba Vì đã khắc phục nhiều khó khăn để đảm bảo an ninh lương thực cùng đóng góp trong việc đấu tranh với thực dân Pháp Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đồng bằng có "Vật Lại oai hùng, Đồng Tâm anh dũng", đồng bào Mường - Dao ở miền núi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn khu đầu não kháng chiến của tỉnh Sơn Tây. Có 19 xã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. * Những đóng góp của nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) 20
  21. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với quân, dân cả nước, quân và dân Ba Vì đã không ngại hy sinh gian khổ, chi viện sức người cho tiền tuyến, hậu phương thực hiện tốt các phong trào thi đua để góp phần cho ngày chiến thắng 30/4/1975. Thời kì từ năm 1954 đến năm 1975, huyện Ba Vì bao gồm ba huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Quảng Oai. Ngày 26/7/1968 huyện Ba Vì được thành lập từ 3 huyện trên. Trong giai đoạn từ 1954 đến năm 1957, huyện Ba Vì đã thực hiện tốt việc hàn gắn vết thương chiến tranh sau kháng chiến chống Pháp. Gần 6 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân 3 huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện bị tổn thất nặng nề: Ruộng đồng hoang hóa, ngành nghề thủ công bị sa sút, cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội rất nhỏ bé, tình hình chính trị an ninh sau ngày giải phóng rất phức tạp, các cơ sở Đảng bị tổn thất, nhất là nơi địch đóng quân. Vượt qua những khó khăn đó, Đảng bộ 3 huyện đã khắc phục hậu quả sau chiến tranh, hoàn thành sửa sai cải cách ruộng đất, từng bước phát triển kinh tế xã hội. Đưa quê hương từ nghèo nàn, lạc hậu, còn đầy vết tích chiến tranh và hủ tục sau 3 năm đã có một diện mạo mới, sản xuất dần được khắc phục. Trong giai đoạn 1958 đến 1960, 3 huyện đã cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước phát triển kinh tế. Bộ mặt nông thôn mới từ các làng, bản miền núi tới đồng bằng, trung du đã thay đổi căn bản, văn hóa xã hội đã xóa bỏ kiểu quan hệ người bóc lột người. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961- 1965, kinh tế của huyện đã có bước phát triển mạnh. Trong giai đoạn này, ngoài việc thực hiện việc tăng gia sản xuất để chi viện cho tiền tuyến, ở 3 huyện đã nổi lên với phong trào thanh niên 3 sẵn sàng. Phong trào này do Trung ương Đoàn phát động trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đó là Thanh niên sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng vào bộ đội, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập bất kỳ trong tình huống nào, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần đến. Vì vậy đến cuối năm 1965, 3 huyện đã có hơn 3.000 người lên đường nhập ngũ, nhiều xã 100% thanh niên trong độ tuổi đi khám tuyển, sẵn sàng lên đường. Từ năm 1965 đến 1968, quân, dân Ba Vì đã chiến đấu cực kỳ anh dũng trong chống chiến tranh phá hoại của của máy bay Mỹ . Đó là ngày 24/7/1965, máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời Suối Hai khu vực giáp ranh Quảng Oai, Tùng Thiện, Bất Bạt. Các trận địa phòng không của Bộ đội và dân quân du kích các xã Thái Hòa, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh, Tòng Bạt được lệnh nổ súng, hất chúng bay lên cao, góp phần cho binh chủng tên lửa quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt hai máy bay địch. Ngày 27/7/1965, nhiều tốp máy bay cường kích F.105 bay tầm thấp đánh phá rất ác liệt vào khu vực Suối Hai và các trận địa giả. Trong mưa bom bão 21
  22. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) đạn, rút kinh nghiệm ở trận chiến đấu trước, lực lượng dân quân tự vệ của cả 3 huyện đã phối hợp với đơn vị phòng không của bộ đội chủ lực kiên cường đánh trả. Tiêu biểu là dân quân các xã Phú Sơn, Thái Hòa, Tòng Bạt, Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Vật Lại đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ. Từ ngày 9/9 đến 16/9/1965, máy bay Mỹ đã ném 250 quả bom phá xuống khu vực Suối Hai, đường 84, doanh trại bộ đội làm chết 3 người, 8 người bị thương. Trong khó khăn nguy hiểm đã xuất hiện nhiều đơn vị, cá nhân điển hình. Trung đội dân quân thôn Tân An xã Cẩm Lĩnh 8 ngày đêm phối hợp với trận địa pháo cao xạ đồi Sạng bắn máy bay địch, tiểu đội nữ dân quân gồm 7 đồng chí đoàn viên đã dũng cảm vượt qua bom đạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kết thúc đợt chiến đấu đã được tặng danh hiệu quyết thắng. Trong công tác phòng không nhân dân, trong giai đoạn 1965 đến 1968, toàn huyện đã xây dựng và củng cố được 109 đội hầm hào ở các thôn, xóm, hợp tác xã, đào được 9.511 hầm cá nhân, 9.145 mét giao thông hào. Thành tích vang dội là ngày 24/5/1967, đội du kích cơ động huyện Quảng Oai đã phục kích trên đê Sông Hồng, bằng súng bộ binh đã bắn cháy 1 máy bay F.105 D của giặc Mỹ khi chúng bay vào bắn phá địa phương. Cũng trong giai đoạn này, huyện Ba Vì đã liên tục giao quân vượt số lượng đảm bảo chất lượng, năm 1967, số lượng người nhập ngũ gấp 3 lần so với năm 1966. Huyện Bất Bạt năm 1967 đã tiễn đưa 1.500 tân binh lên đường nhập ngũ Trong bối cảnh để xây dựng miền Bắc vững mạnh thực sự là hậu phương lớn cung cấp sức người, sức của cho cách mạng Miền Nam, ngày 26/7/1968, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 120/QĐ-TTg hợp nhất 3 huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện thành huyện Ba Vì. Trong giai đoạn từ khi được thành lập và đến năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã tiếp tục củng cố tổ chức chính trị, tăng gia sản xuất, chi viện sức người cho tiền tuyến. Năm 1969, huyện đã hoàn thành kế hoạch hai đợt tuyển quân, vượt 8% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Trong 4 đợt tuyển quân năm 1971 và 1972, huyện Ba Vì tiếp tục hoàn thành công tác tuyển quân, vượt kế hoạch, đồng thời huyện Ba Vì đã giao thanh niên xung phong đạt 119%. Trong 12 ngày đêm vào cuối năm 1972, ở trận “ Điện biên phủ trên không”, lưới lửa của dân quân Ba Vì đã phối hợp nhịp nhàng cùng các đơn vị bạn đánh trả máy bay địch xâm phạm vùng trời quê hương, bảo vệ an toàn những mục tiêu quan trọng trên địa bàn. Trong đợt tổng tiến quân và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của cả dân tộc, ngày 20/2/1975, huyện Ba Vì giao quân đợt 1 đạt 117%. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã tổ chức được 32 đợt tuyển quân với gần 2 vạn thanh niên, nam, nữ lên đường nhập ngũ, năm nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó huyện 22
  23. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) còn tuyển chọn hàng nghìn thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến. Nhiều gia đình có 3 đến 4 người là liệt sỹ, nhiều thương binh, bệnh binh. Chính vì nhiều thành tích như vậy, quân và dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 17 xã được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một xã thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Câu 4: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mấy lần về thăm và làm việc tại huyện Ba Vì (Thời gian, địa điểm, nội dung chủ yếu của các lần Bác về thăm )? Trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh-người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là con đường Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Người đã kết hợp 3 Đảng trong nước thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, rồi lãnh đao đảng làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ thắng lợi. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ba Vì là huyện có vinh dự được Bác Hồ cùng bộ Chính trị, Trung ương nhiều lần tới thăm và làm việc. Nơi đây có khu căn cứ K9-Đá Chông được Trung ương chọn làm nơi bí mật phòng khi chiến tranh mở rộng ra khắc miền Bắc và sau này lamg nơi bao1r quản thi hài Bác. Từ sườn non cao của núi Tản Viên đến bãi sông Hồng, từ đồi cây đến hồ nước thủy lợi, từ cánh đồng lúa bạt ngàn đến khúc đê xung yếu, nhiều nơi trên mảnh đất Ba Vì này đã in dấu chân Bác với 9 lần về thăm. * Ngày 27/4/1957 trên đường công tác, Bác dừng chân ở một gốc đa ven đường thuộc thôn Trung Thượng, xã Ba Trại. Bác mong muốn dưới bóng mát cây đa lớn này có một vài ghế đá để bà con các dân tộc đi làm đồng, trưa nắng vào nghỉ ngơi dưới gốc cây hoặc khách bộ hành mệt mỏi vào trú nắng. Tấm lòng nhân ái của Bác đã được một đơn vị bộ đội thực hiện. Anh em xây dựng dưới gốc đa những chiếc ghế xi măng như những chiếc ghế ở công viên. Đã hơn 50 năm qua, những chiếc ghế này vẫn rất bền vững. Bác mong muốn dưới gốc đa này có một vài ghế đá để bà con đi làm đồng về nghỉ ngơi khi trưa nắng. * Ngày 23/2/1958 Bác lên thăm và xem xét lại địa bàn Đá Chông. Buổi chiều Bác về dự hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn Tây tổ chức cho cán bộ học tập văn kiện tuyên bố hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân 23
  24. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) các nước xã hội chủ nghĩa và tuyên ngôn hòa bình của hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân 65 nước họp tai Matxcơva . Ảnh: Bác Hồ nghỉ trưa tại Đá Chông Ảnh: Bác Hồ dự hội nghị Cán bộ tỉnh Sơn Tây 24
  25. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) * Sáng sớm ngày 8/7/1958 Bác thăm làng Cổ Đô. Bác bắt sâu cùng bà con và Bác căn dặn bà con muốn lúa tốt phải cày sâu, bừa kỹ. Sau đó Bác thăm công trình kè Cổ Đô. Ảnh: Bác Hồ thăm công trình kè Cổ Đô 25
  26. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) * Tháng 3/1961 Bác Hồ thăm khu vực Đá Chông, cùng đi lên Đá Chông hôm đó có bà Đặng Dĩnh Siêu- Phu nhân của Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Chu Ân Lai và đại sứ Trung Quốc - Hà Vĩ. Bác đã đưa bà Đặng Dĩnh Siêu và đại sứ Hà Vĩ thăm rừng thông qua toàn cảnh khu vực Đá Chông. Đây là địa điểm rất đẹp có rừng, có núi, có sông. Đứng trên đồi Đá Chông sẽ nhìn thấy phần đất của ba tỉnh: Hòa Bình - Phú Thọ - Sơn Tây, ngắm nhìn dòng Đà Giang cuộn chảy và thuyền bè ngược suôi lên Hòa Bình hoặc về Hà Nội. Tại đây Bác và bà Đặng Dĩnh Siêu đã trồng cây và chụp ảnh lưu niệm. Trưa hôm đó Bác mời đoàn Đại biểu phụ nữ dùng cơm tại nhà khách ở Đá Chông. Tình cảm của Bác với đoàn đại biểu Trung Quốc do bà Đặng Dĩnh Siêu dẫn đầu và đại sứ Hà vĩ thể hiện một mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng và nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. * Ngày 24/1/1962 Bác cùng Đoàn cán bộ Quân Liên Xô đi bằng máy bay lên khu vực Đá Chông và trồng hai cây Vàng Anh tại đây. * Ngày 26/1/1964, sau khi đi thăm xã Vinh Quang, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, trên đường về Bác nghỉ chân ăn trưa trên đồi Chu Mật, xã Thái Hòa. Tại đây, Bác đã nhắc nhở Nhân dân về việc trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 26
  27. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Ảnh: Đồi cây Chu Mật nơi Bác Hồ nới chuyện với nhân dân địa phương cách đây hơn 50 năm * Ngày 15/4/1964, Bác Hồ về thăm công trình thủy lợi hồ Suối Hai, công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ. Hồ Suối Hai đã cung cấp nước tưới cho 18 xã trong huyện, biến hàng ngàn hécta đất từ ruộng một vụ thành hai vụ, hàng trăm hécta gieo trồng ba vụ. Bác Hồ đã ra tận đầu cầu công tác nối đập với cống để xem xét, hỏi han việc dẫn nước tới đồng ruộng. 27
  28. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Ảnh: Bác Hồ thăm hồ Suối Hai * Ngày 20/9/1964 Bác Lên Đá Chông cùng đi có thủ tướng Phạm Văn Đồng và một số đồng chí khác trao đổi về tình hình quốc tế và trong nước và quyết định một số vấn đề khác về công tác phòng không nhân dân. *Ngày 16/2/1969 đúng mùng một tết Kỉ Dậu, Bác trở về thăm, chúc tết cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì và trồng cây mở đầu cho tết trồng cây lần thứ 10 trên đồi cây Đồng Váng của xã Vật Lại. Đây là lần cuối cùng Người về thăm tỉnh Hà Tây (cũ) nói chung, huyện Ba Vì nói riêng và phát động tết trồng cây trước khi từ trần 208 ngày. Ảnh: Bác Hồ thăm chúc tết Cán bộ và nhân dân xã Vật Lại 28
  29. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Ảnh: Bác Hồ trông cây tại Vật Lại Ảnh: Bác Hồ nói chuyện với nhân dân xã Vật Lại trên đồi Đồng Váng Những tình cảm mà Bác Hồ đã dành cho Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc Ba Vì đã được cán bộ và Nhân dân nơi đây mãi khắc ghi. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng đất nước hiện nay, cán bộ và Nhân dân huyện Ba Vì đã đồng lòng vượt qua gian khó, xây dựng huyện ngày một giàu đẹp văn minh. Câu 5: Hãy viết bài văn để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài huyện về quê hương Ba Vì; đồng thời, nêu những dự định của mình trong tương lai để góp sức xây dựng quê hương Ba Vì ngày càng giàu đẹp, văn minh? Trả lời: Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt. Nhắc tới Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là về một nền văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt 29
  30. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Nam trong thời kỳ dựng nước. Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡng kính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt - Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử. Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, với tổng diện tích 424km 2, lớn nhất thủ đô Hà Nội. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của Hòa Bình, phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ, phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa, mùa khô. Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Ba Vì có nhiều loại sản vật mà không đâu có được Bánh sữa, sữa tươi, sữa chua, khoai lang Đồng Thái được ví von “thơm như mật, lòng vàng như mơ’’,chè Ba Trại, gà đồi Ba Vì được nuôi phương pháp chăn thả, cá sông Đà mà du khách đến đây ăn là nhớ mãi. Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư. Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt. 30
  31. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy du khách đến đây có thể đi được bằng nhiều loai hình khác nhau. Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cường, có lòng yêu nước sâu sắc, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới. Quê hương Ba Vì có rất nhiều danh nhân, vị anh hùng nổi tiếng như: hai anh em nhà Khổng An-Khổng Thạc người làng La Phẩm xã Tản Hồng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, Lê Anh Tuấn được làm chức quan Tham Tụng tương đương Thủ Tướng ngày nay, Lưỡng quốc Thượng thư Nguyễn Sư Mạnh người Cổ Đô, Tiến sĩ Trần Thế Vinh ở Phong Châu-Phú Châu . Ba Vì là nơi sinh sống của 3 dân tộc Kinh, Mường và Dao nên có nhiều phong tục, văn hóa khác nhau tạo nên một huyện Ba Vì đậm đà bản sắc văn hóa. Người Mường chủ yếu là từ Hòa Binh sang khai phá đất và xây dựng vùng quê mới ở đây. Người Dao là con cháu của người Dao phía Nam Trung Quốc tránh chính quyền phong kiến Trung Quốc đàn áp di cư sang Việt Nam bằng đường biển. Người Mường sống ở các thung lũng chân ngọn núi Ba Vì thành các xóm, thôn. Chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa, nuôi trâu và đánh bắt cá. Họ ở nhà sàn do nhu cầu thoát sạch và chống thú dữ. Về cưới xin, trai gái đén tuổi trưởng thành do quen biết nhau hay do bố mẹ sắp đặt đều tổ chức lễ cưới theo phong tục của bản làng với 4 bước: dạm trầu-dạm chính thức-dạm cưới-đón dâu. 31
  32. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) Việc tang ma rất tốn kém và phức tạp, khi mới có người chết tang chủ đã phải giết trâu mổ ngay để trình báo xin phép làng cho phát tang rồi mời hết người trong làng đến ăn uống. Người Mường cũng có phong tục thờ cúng tổ tiên, ngoài các ngày lễ tết giống người Kinh họ còn tổ chức lễ hội vào đầu mùa xuân tại Đình các thôn, bản. Người Mường ở Ba Vì không có chữ viết nhưng vốn văn nghệ dân gian rất dồi dào, phong phú với nhiều thể loại. Họ thích hát dân ca và yêu âm nhạc với nhạc cụ rất độc đáo là cồng chiêng. Trái với người Mường, người Dao sống ở lưng núi từ 400-600m. Họ sống dải rác theo các suối quây quần thành một tụ điểm dân cư, gọi là các động. Chủ yếu sống bằng nông nghiệp theo lối ‘’hỏa canh’’ tức là thấy chỗ nào có đất tốt màu đen, giun đùn nhiều, cây cối xanh tốt là đốt rừng trồng lương thực. Ngoài ra họ còn săn bắn. Khác với người Mường, người Dao làm nhà nửa sàn nửa đất trên triền đất dốc. Về cưới hỏi, khi con cái đến tuổi trưởng thành, để dựng vợ gả chồng cần tuân theo những thủ tục chặt chẽ: lễ dạm hỏi, dạm đường, thách cưới, lễ cưới, đón dâu. Về tín ngưỡng, họ thờ Sơn Tinh cùng với tổ tiên của mình, không theo đạo Phật, lễ hội của họ gọi là ‘’Tết Nhảy’’ diễn ra từ giữa tháng chạp đến tết Nguyên đán. Người Dao kế thừa và bảo lưu một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú. Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ . Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu thế hệ trẻ trong đó có học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm 32
  33. BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG HUYỆN BA VÌ (26/7/1968-26/7/2018) và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ xây dựng quê hương nói riêng, đát nước nói riêng. Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của huyện nhà, với một niềm vinh dự to lớn cũng là một trách nhiệm nặng nề. Em sẽ cố gắng phấn đấu để trở thành một doanh nhân, một bác sĩ hay một luật sư . để xây dựng huyên ta giàu đẹp, văn minh và để huyện ta là tiêu biểu của thủ đô. 33