Tóm tắt lý thuyết và các nhận định môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

pdf 6 trang thungat 6050
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt lý thuyết và các nhận định môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ly_thuyet_va_cac_nhan_dinh_mon_lich_su_nha_nuoc_va_p.pdf

Nội dung text: Tóm tắt lý thuyết và các nhận định môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

  1. 1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHẬN ĐỊNH MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHỦ ĐỀ 1: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC + Việt Nam trải qua 4 nền văn hóa cổ: Phùng Nguyên (Khoảng 2000 năm TCN), Đồng Đậu (khoảng 1500 năm TCN), Gò Mun ( khoảng 1000 năm TCN), Đông Sơn (khoảng 700 năm TCN). + XH cổ đại Việt Nam có sự chuyển mình rất dài từ thị tộc sang xã hội có Nhà nước. So với những quốc gia cổ đại phương Đông khác, Nhà nước xuất hiện ở Việt Nam xuất hiện chậm hơn do trình độ KT-XH phát triển chậm. + Các nhân tố dẫn đến sự hình thành Nhà nước đầu tiên: * Các nhân tố tác động: Yếu tố tự nhiên, KT-XH => QHSXPK hình thành. * Các nhân tố thúc đẩy: Trị thủy - thủy lợi, chống chiến tranh. CHỦ ĐỀ 2: XÁC LẬP, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ TẬP QUYỀN (938 - 1945) + Nền quân chủ không liên tục: Loạn 12 sứ quân, chống quân Minh xâm lược, + Những cách phổ biến để vương triều này chuyển sang vương triều khác: * Kết quả chống chiến tranh: Triều Ngô, triều Lê Sơ, * Sự đồng thuận: Triều Tiền Lê, * Kết quả giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề bên trong: Triều Trần, triều Hồ, + Các giai đoạn của chính thể quân chủ ở Việt Nam: * Giai đoạn xác lập: Triều Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 - 1009) * Giai đoạn củng cố, xây dựng: Triều Lý, Trần, Hồ (1010 - 1407) * Giai đoạn phát triển: Triều Lê Sơ (1428 - 1527) * Giai đoạn suy vong: Triều Lê Trung Hưng (1527 - 1801) * Giai đoạn phát triển đỉnh cao: Triều Nguyễn (1802 - 1884) * Giai đoạn sụp đổ: chính thể quân chủ nửa PK, nửa TD (1884 - 1945) CHỦ ĐỀ 3: TRIỀU ĐẠI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (938 - 1009) (Quân chủ tập quyền) + Bối cảnh lịch sử: Thù trong - Giặc ngoài => Chức năng cơ bản của Nhà nước: Trấn áp các thế lực, thành phần chống đối. => Nền quân chủ được xác lập chủ yếu dựa vào bạo lực chính trị => Vì thế tổ chức bộ máy nhà nước đơn giản, mang tính chất quân quản (Thực chất bộ máy nhà nước là tổ chức quân đội). + Bộ máy nhà nước: => Quyền lực tối cao của nhà vua tập trung trong lĩnh vực: Quân đội - Ngoại giao - Quốc phòng. + Pháp luật: Pháp luật hình sự với hình phạt hà khắc được sử dụng phổ biến CHỦ ĐỀ 4: TRIỀU ĐẠI LÝ - TRẦN - HỒ (1010 - 1407) (Quân chủ không chuyên chế, quân chủ trung ương tập quyền) + Triều Lý (1010 - 1225) * Tiếp quản nền chính trị trong ổn định và đồng thuận của các lực lượng xã hội. * Quốc giáo: Phật giáo => Ảnh hưởng rất lớn tới đời sống xã hội. * Quân sự: Tinh giản binh lính => Hạn chế quyền lực của quân đội. * Chính trị: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” => Bộ máy nhà nước đơn giản không mang tính chuyên chế, hà khắc (Do nhà nước sùng bái đạo Phật nên hình phạt không quá hà khắc).
  2. 2 => Đề cao vai trò cá nhân, giải phóng con người khỏi những kìm cặp, xã hội mang tính chất “Dân sự”. => Bộ máy nhà nước thiên về quản trị (Quản lý xã hội). + Triều Trần - Hồ (1225 - 1407) * Tiếp quản nền chính trị trong bất ổn, chia rẽ. * Quân sự: Khôi phục quyền lợi quân đội. * Tôn giáo và ý thức hệ: Phật giáo là quốc giáo, sau năm 1300 có sự kết hợp với Nho giáo. * Triết lý chính trị: Bảo vệ sự trường tồn của hoàng tộc Trần => Nền quân chủ thân vương, quý tộc, quan liêu. => Cách thức nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước quy mô và chặt chẽ hơn (Bộ máy nhà nước phát triển hơn) * Thái thượng hoàng: Là một chức danh, có thực quyền => Mô hình lưỡng đầu chế. ! Lưu ý: + Triều Lý - Trần: Thân vương, trên cơ sở dòng tộc. + Triều Hồ: Thân vương không còn phổ biến, mang tính chất quan liêu. CHỦ ĐỀ 5: TRIỀU ĐẠI LÊ SƠ (1428 - 1527) (Quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ quyệt đối, quý tộc địa chủ) I. NHÀ NƯỚC + Giai đoạn 1428 - 1460: * Tình trạng: Nguy cơ nhà Minh tái xâm lược, mâu thuẫn giữa nhà Lê và các thế lực phong kiến địa phương và mâu thuẫn nội bộ trong triều Lê. * Bộ máy nhà nước: => Mang tính quân quản, nền hành chính - quân sự. Nhà nước kiểm soát được tình hình, tiếp tục xây dựng chính thể quân chủ tập quyền. => Vẫn mang tính chất quý tộc (Do ảnh hưởng của triều Trần) => Quyền lực bị phân tán, tính chuyên môn hóa trong BMNN chưa thật sự cao, cơ chế kiềm chế đối trọng chưa hiệu quả. + Giai đoạn 1460 - 1527: * Tình trạng: Bối cảnh chính trị - xã hội đã được giải quyết, thế và lực của nhà Lê ngày càng mạnh mẽ; KT NN, TCN, TN phát triển; Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống chính trị - xã hội; xuất hiện các nhà triết gia, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà quân sự. * Cải cách BMNN của vua Lê Thánh Tông: - NN quân chủ TW tập quyền trên nguyên tắc “Tôn quân quyền” của Nho giáo. - Gỉam bớt ảnh hưởng của quân đội và các công cụ bạo lực trong đời sống chính trị. - Thực hiện chức năng phát triển KT, VH, ANQP. - 3 nguyên tắc được thực hiện: Tập quyền + Vua: Tập trung quyền lực triệt để hơn trên cả 3 nhánh. + Quan đại thần: Giữ lại nhưng kiểm soát. + Tể tướng: Bỏ chức danh này. Tản quyền Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan cụ thể hơn. Kiểm soát quyền lực Tăng cường kiểm soát quyền lực Nhà nước bằng pháp chế. II. PHÁP LUẬT + Bối cảnh ra đời: Có 2 quan điểm * Xuất hiện từ thời vua Lê Lợi và được các vua Lê đời sau hoàn thiện, nổi bật nhất là vua Lê Thánh Tông.
  3. 3 * Là công trình pháp điển hóa tiến bộ nhất do vua Lê Thánh Tông khởi soạn và hoàn thiện => Đều thừa nhận công lao và vai trò to lớn của vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức giai đoạn 1471-1497) nên gọi là Bộ luật Hồng Đức. + Kĩ thuật lập pháp: * Là một bộ luật tổng hợp, bao gồm các quy phạm điều chỉnh các lĩnh vực Dân sự, HNGĐ, Tố tụng, Đất đai, * Thường một điều luật thiết kế 1 trogn hai cách sau: - Gỉa định + Quy định/ Gỉa định + Chế tài. - Gỉa định + Chế tài. => Bộ phận chế tài trở nên p.biến trong c.trúc QPPL =>Xu hướng HS hóa các QHXH. * Ý nghĩa: - Thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp. - Chủ thể tiên liệu được hình phạt, cân nhắc trước khi thực hiện. - Dễ nắm bắt và thực hiện, phù hợp với trình độ dân trí thấp. * Sự ảnh hưởng đến nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân hiện nay: - Pháp luật gần như đồng nhất với hình phạt. - Tạo sự sợ hãi, xa lánh, chống lại pháp luật. - “Phép vua thua lệ làng”, “Vô phúc đáo tụng đình”. + Các yếu tố tác động đến Bộ luật Hồng Đức: * Yếu tố khách quan: Trình độ phát triển KT-XH ngày càng cao; sự kế thừa các giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán tích cực; ảnh hưởng triết lý chính trị và pháp luật Trung Quốc. * Yếu tố chủ quan: Giai cấp cầm quyền muốn khai phóng sức dân sau 20 năm chống quân Minh và 32 năm khủng hoảng chính trị. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhà văn hóa, tư tương, nhà quân sự, chính trị - vua Lê Thánh Tông. B. NHẬN ĐỊNH Câu 1: Trị thủy - thủy lợi và chống chiến tranh là những nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành Nhà nước Việt Nam đầu tiên. => Sai. (Gíao trình LSNN&PLVN trang 22) Trị thủy - thủy lợi và chống chiến tranh là những yếu tố thúc đẩy cho sự ra đời sớm hơn của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, đó không phải là nhân tố đóng vai trò quyết định, bản thân chúng không sinh ra nhà nước, mà nguyên nhân cơ bản thuộc về nhân tố nội sinh là sự phát triển KT làm xuất hiện chế độ tư hữu và cùng với đó là sự hình thành giai cấp đối kháng về mặt lợi ích. Câu 2: Tổ chức BMNN giai đoạn Ngô - Đinh - Tiền Lê mang tính chuyên môn hóa cao. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 72, 76, 80, 81) Chính quyền mới giành được độc lập, còn non yếu. Do đó, mô hình chính thể quân chủ của NNPK bắt đầu được thiết lập: Tổ chức BMNN đơn giản, ít chức quan, chủ yếu là quan võ, tính chuyên môn hóa chưa cao. Câu 3a: Tổ chức BMNN PKVN TK X không mang tính chất quân quản. Câu 3b: Tổ chức BMNN Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) mang tính chất quân sự với nền hành chính quân quản. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 77) ( Đối với câu 3a) Đúng. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 77) ( Đối với câu 3b) Gỉai thích chung cả 2 câu: BMNN PKVN TK X / BMNN Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) mang tính chất quân quản. Do nhu cầu thiết yếu bảo vệ chính quyền và thống nhất đất nước, tổ chức
  4. 4 BMNN thực chất là tổ chức quân sự. Hình thức chính thể quân chủ tập quyền. Pháp luật mang tính quân luật, đầy sự cấm đoán và bắt buộc, mang tính tàn khốc. Câu 4a: Chức danh “Vua” và chức danh “Thái thượng hoàng” trong tổ chức BMNN thời Trần (1225 - 1400) có vị trí, vai trò và quyền hạn ngang nhau. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 103, 104) Vì vua là nguyên thủ thực sự trị vì thiên hạ, điều hành công việc triều chính hàng ngày của quốc gia. Còn Thái thượng hoàng là nguyên thủ tối cao, có uy quyền đối với cả vua, chức năng tư vấn cho nhà vua, đưa ra các quyết định quan trọng của nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Câu 4b: Chức danh “Thái thượng hoàng” trong tổ chức BMNN thời Trần (1225 - 1400) chỉ mang tính chất biểu tượng, không mang tính chất thực quyền. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 103, 104) Vì Thái thượng hoàng là nguyên thủ tối cao, có uy quyền đối với cả vua, chức năng tư vấn cho nhà vua, đưa ra các quyết định quan trọng của nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Tức là Thái thượng hoàng vẫn có thực quyền, không mang tính biểu tượng. Câu 4c: Lưỡng đầu chế là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế thời Trần - Hồ. Câu 4d: Nhà Trần, Thái thượng hoàng và vua củng cai trị đất nước là biểu hiện của nguyên tắc phân quyền. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 102) (Đối với câu 4c, 4d) Vì tổ chức BMNN thời Trần - Hồ/ Trần theo hình thức chính thể quân chủ TW tập quyền, tổ chức quý tộc thân vương ngày càng được tăng cường. Với vua là nguyên thủ thực sự trị vì thiên hạ, điều hành công việc triều chính hàng ngày của quốc gia. Còn Thái thượng hoàng là nguyên thủ tối cao, có uy quyền đối với cả vua, chức năng tư vấn cho nhà vua, đưa ra các quyết định quan trọng của nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Câu 4e: Quyền lực của các vị vua trong lịch sử PKVN đều mang tính chất tuyệt đối. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 103, 104) Điển hình là triều Trần, quyền lực của nhà vua không mang tính chất tuyệt đối do còn có chức danh Thái thượng hoàng cũng có rất nhiều thực quyền.Vua là nguyên thủ thực sự trị vì thiên hạ, điều hành công việc triều chính hàng ngày của quốc gia. Còn Thái thượng hoàng là nguyên thủ tối cao, có uy quyền đối với cả vua, chức năng tư vấn cho nhà vua, đưa ra các quyết định quan trọng của nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Câu 5a: Hoàng tộc là hậu thuẫn chính trị vững chắc cho chính quyền nhà nước thời Lý - Trần. Đúng. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 86, 94) Vì để củng cố quyền lực, các vua Lý - Trần rất coi trọng sự phát triển của dòng tộc, dựa vào dòng tộc để duy trì quyền lực và củng cố tính tập quyền. Những người trong dòng tộc được hưởng nhiều quyền lợi như: Nắm giữ các chức trách trong BMNN, được phong tặng đất đai, Sự lựa chọn như vậy là hoàn hảo vì lúc này thi cử chưa thật sự phổ biến. Câu 5b: Hoàng tộc luôn là chỗ dựa vững chắc cho quyền lực chính trị của các vị vua nên được ưu tiên sắp xếp vào những vị trí quan trọng nhất trong tổ chức BMNN PKVN => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 94) Điển hình là nhà Hổ, việc tuyển chọn quan lại bằng con đường khoa cử rất được chú trọng do chính sách mở mang giáo dục, tạo ra đội ngũ quan lại quản lý đất nước có chuyên môn hơn, không xuất thân từ hoàng tộc. Tính chất quý tộc thân vương chủ
  5. 5 yếu dựa vào mối quan hệ dòng tộc không còn quá phổ biến, mà bắt đầu chuyển sang tính chất quan liêu. Câu 5c: Dưới thời Lý - Trần (1010 - 1400), chỉ có hôn nhân nội tộc là cách thức để duy trì quyền lực của giai cấp cầm quyền. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 86, 94) Ngoài ra còn có chính sách thân vương; gả con gái của vua cho các thủ lĩnh, tù trưởng ở các khu vực trọng yếu (biên giới). Câu 5d: Dưới thời Trần, chính quyền TW được tổ chức không dựa trên quan hệ huyết thống. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 94) Dưới thời Trần, chính quyền TW được tổ chức dựa trên quan hệ huyết thống, đó là hôn nhân nội tộc. ! Lưu ý: * Hôn nhân nội tộc: Duy trì sự thuần nhất trong dòng họ, tránh uy quyền vào dòng ngoại thích, củng cố vững chắc cho vương quyền của nhà vua. * Chính sách thân vương: Dựa vào dòng tộc để duy trì quyền lực và củng cố tính tập quyền. * Gả con gái của vua cho các thủ lĩnh, tù trưởng ở các khu vực trọng yếu: Chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Câu 6a: Dưới thời Lý - Trần, đội ngũ quan đại thần có quyền lực rất hạn chế. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 95) Đội ngũ quan đại thần là những người đứng đầu đội ngũ quan lại triều đình, có chức năng tư vấn tối cao cho nhà vua trong quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Họ cùng vua đưa ra chính sách về những vấn đề cụ thể, bàn bạc, trên cơ sở đó vua lựa chọn, quyết định theo ý chí của mình. Do đó, dưới thời Lý - Trần, đội ngũ quan đại thần rất có quyền lực. Câu 6b: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đội ngũ quan đại thần có rất nhiều quyền hạn và tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 173, 174) Trong triều chỉ còn những chức quan đại thần như Tam Thái, Tam Thiếu, Thái úy, Thiếu úy là còn tồn tại, các chức quan đại thần khác bị dẹp bỏ và các chức quan còn lại không cho kiêm nhiệm công việc quan trọng, họ không thể can dự vào công việc triều chính của triều đình, thực tế họ chỉ có hàm phẩm cao. Câu 6c: Tể tướng không phải là chức danh luôn tồn tại trong BMNN của triều đại PKVN. => Đúng. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 173) Điển hình là trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, các chức quan như Tả tướng quốc, Hữu tướng quốc (có vai trò như Tể tướng) có quyền lực rất lớn, đe dọa đến quyền lực của nhà vua do đó vua Lê Thánh Tông dẹp bỏ, quyền lực của Tể tướng bị các nhân Hoàng đế thâu tóm. Mô hình này được vua Lê Thánh Tông học tập từ nhà Minh ( Trung Quốc). Câu 7a: Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức BMNN là đồng thời chấp nhận quyền lực của mình bị hạn chế. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 171, 172) Vì mục tiêu của nguyên tắc “tản quyền” là không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một hay một số cơ quan mà phải được trao cho nhiều cơ quan, mục đích nhằm ngăn chặn sự lạm quyền. Tuy nhiên, mọi công việc trong triều đình phải được báo cáo trực tiếp với vua, và bản thân nhà vua là người ra quyết định cuối cùng. Câu 7b: Nguyên tắc phân quyền được áp dụng trong tổ chức BMNN thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 171, 172)
  6. 6 Không phải là nguyên tắc phân quyền mà là nguyên tắc tản quyền, mục tiêu của nguyên tắc “tản quyền” là không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một hay một số cơ quan mà phải được trao cho nhiều cơ quan, mục đích nhằm ngăn chặn sự lạm quyền. Tuy nhiên, mọi công việc trong triều đình phải được báo cáo trực tiếp với vua, và bản thân nhà vua là người ra quyết định cuối cùng. Còn nguyên tắc phân quyền là nguyên tắc chia quyền lực nhà nước ra làm 3 nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp Câu 8a: Lục khoa là cơ quan giám sát tối cao ở triều đình dưới thời vua Lê Thánh Tông. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 186) Lục khoa không phải là cơ quan giám sát tối cao, mà chỉ là cơ quan giám sát lục bộ, báo cáo trực tiếp với vua. Ngự sử đài mới là cơ quan kiểm tra, giám sát tối cao toàn bộ các cơ quan, chức quan trong triều và ngoài triều. Câu 8b: Để thực hiện triệt để nguyên tắc “Tôn quân quyền” vua Lê Thánh Tông chỉ thành lập các cơ quan giám sát ở triều đình, không thành lập ở địa phương. => Sai. (Giaó trình LSNN&PLVN trang 196) Vua Lê Thánh Tông chú trọng công tác thanh tra giám sát ở địa phương. Năm 1471, vua cho đặt Hiến sát sứ ở các đạo, sau lại đặt Gíam sát ngự sử ở 13 đạo trực thuộc Ngự sự đài, với nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ các Hiến ty, giám sát các hành vi của quan lại ở tuyên, phủ, huyện. Câu 9: Vua Lê Thánh Tông không chỉ quan tâm đến việc đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn coi trọng việc đưa cuộc sống vào pháp luật. => Đúng. Vua Lê Thánh Tông coi trọng việc đưa cuộc sống vào pháp luật thể hiện điển hình trong Bộ luật Hồng Đức. BLHĐ mang tính tổng hợp, điều chỉnh những quan hệ cơ bản, phổ biến trong cuộc sống như: quan hệ chính trị, ruộng đất, HNGĐ, BLHĐ ghi nhận và bảo vệ các giá trị quyền con người.