Bài giảng Thu thập, xử lý phân tích các minh chứng - Đỗ Anh Dũng

ppt 25 trang thungat 5150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thu thập, xử lý phân tích các minh chứng - Đỗ Anh Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thu_thap_xu_ly_phan_tich_cac_minh_chung_do_anh_dun.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thu thập, xử lý phân tích các minh chứng - Đỗ Anh Dũng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THU THẬP, XỬ LÝ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG Đỗ Anh Dũng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GDĐT ĐT: 0903433118; E mail: dadung@moet.gov.vn Hà Nội, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề 2. Minh chứng 3. Một số kỹ thuật thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
  3. . Hội đồng TĐG Hoạt động sau BC TĐG Xây dựng kế hoạch TĐG Công bố TỰ ĐÁNH GIÁ BC TĐG Thu thập, xử lý, phân tích minh chứng Viết Đánh giá BC TĐG các mức đạt được theo từng TC
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ • Nhiều nhà trường gặp khó khăn khi thu thập, xử lý và phân tích MC, lựa chọn đúng, đủ các MC phù hợp. Một trong những nguyên nhân báo cáo tự đánh giá chưa đạt yêu cầu. • Lưu trữ 2 bộ hồ sơ (công nhận trường đạt CQG và KĐCLGD) với số lượng lớn (văn bản, giấy tờ, tài liệu, ) gây tốn kém về công sức, tiền bạc, thời gian và sử dụng hồ sơ ít hiệu quả. • Cần thiết thu thập, xử lý, phân tích MC đạt hiệu quả.
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi xác định đúng, đủ nội hàm chỉ báo, tiêu chí, Hội đồng TĐG thảo luận về dự kiến các MC cần thu thập cho từng tiêu chí, nhóm công tác, cá nhân được phân công tiến hành thu thập CM.
  6. MINH CHỨNG Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí. MC được sử dụng để chứng minh các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” tiêu chí của báo cáo TĐG.
  7. YÊU CẦU MINH CHỨNG • Đúng • Đủ • Được mã hóa, sắp xếp đúng quy định với mục đích gọn, tiện tra cứu - Thế nào là đúng, làm thế nào để biết là đúng ? - Thế nào là đủ, làm thế nào để biết là đủ ?
  8. Đúng Đủ - Có đủ các MC cho 1 chu kỳ - Phù hợp yêu cầu tiêu chí - Ngoài các MC của trường, - Độ tin cậy: nếu người khác cần có các MC (thường là văn thu thập thì cũng được minh bản) của CQ quản lý cấp trên chứng như vậy. - Các MC kể từ khi bắt đầu 1 - Tính hiện hành. hoạt động cho đến khi có kết quả của hoạt động đó.
  9. VAI TRÒ MC MỤC ĐÍCH TÌM MC 1. Văn hóa MC: “Mô tả hiện 1. Để có một cái nhìn tổng thể về trạng”, các nhận định về điểm nhà trường (hiện tại, điểm mạnh, điểm yếu, đều dựa trên mạnh, điểm yếu, ) MC. 2. Lập kế hoạch cải tiến và nâng 2. Trong thực tế, có hoạt động cao chất lượng liên tục. của nhà trường, vì nhiều lý do 3. Cung cấp cho các bên liên khác nhau không có minh quan thông tin phù hợp chứng, nên nhà trường có thể 4. Bước chuẩn bị cho ĐGN. giải trình với đoàn ĐGN
  10. NGUYÊN TẮC THU THẬP MINH CHỨNG 1. Phải dựa nội hàm chỉ báo, tiêu chí để thu thập MC. 2. Được kiểm chứng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. 3. Không “phục chế” MC. 4. Hội đồng TĐG, nhóm công tác trao đổi để phản biện về những MC thu được.
  11. MINH CHỨNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG 1. Văn bản, tài liệu, sổ sách, hồ sơ quản lý (báo cáo tổng kết, thông báo triển khai, biên bản họp, quy định, quy chế, hướng dẫn, ) 2. Biễu mẫu thống kê trong quá trình quản lý (các số liệu thống kê, các tỷ lệ rút ra từ số liệu thống kê, ) 3. Các thông tin từ phỏng vấn người học, GV, CBQL, 4. Kết quả xử lý thông tin trong các khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động nhà trường
  12. MINH CHỨNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG 5. Các biên bản ghi chép nội dung các buổi trao đổi,toạ đàm, hội thảo, hội nghị, 6. Tài liệu khi quan sát, dự giờ, thăm lớp, hiện trường, 7. Băng, đĩa hình, ảnh, hiện vật đã và đang có của nhà trường
  13. CÁC BƯỚC ĐỊNH HƯỚNG THU THẬP MINH CHỨNG • Bước 1. Phân tích tiêu chí để xác định nội hàm • Bước 2. Từ nội hàm như vậy thì xác định các minh chứng ở dạng nào ? (Văn bản, hồ sơ, bảng thống kê, bảng đánh giá theo phiểu hỏi, ) • Bước 3. Tính khả thi của việc thu thập MC đã nêu ? Nếu khả thi, chuyển sang Bước 4, không khả thi thì quay lại Bước 2
  14. CÁC BƯỚC ĐỊNH HƯỚNG THU THẬP MINH CHỨNG • Bước 4. Tìm MC Căn cứ vào các kỹ thuật thu thập MC của từng loại để thu thập MC. • Bước 5. Xử lý các MC • Bước 6. Kiểm tra tính đầy đủ của minh chứng
  15. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 1. Nghiên cứu văn bản, tài liệu, hồ sơ 2. Kỹ thuật quan sát 3. Kỹ thuật phỏng vấn 4. Kỹ thuật thảo luận nhóm 5. Kỹ thuật thiết kế công cụ điều tra, khảo sát 6. Xử lí, phân tích các minh chứng
  16. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 1. Nghiên cứu văn bản, tài liệu, hồ sơ • Liệt kê loại văn bản, tài liệu, hồ sơ cần thu thập ? • Thu thập ở đâu ? Tính khả thi việc thu thập ? • Tính hiệu lực, pháp lý ? • Phù hợp với yêu cầu chỉ báo, tiêu chí không ? • Có đáp ứng nội dung cụ thể nào trong nội hàm của chỉ báo, tiêu chí ? • Là MC cho chỉ báo, tiêu chí nào ?
  17. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 2. Kỹ thuật quan sát (Trình bày mục riêng) • Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung cần quan sát ? • Đưa ra các chỉ báo, tiêu chí khi quan sát cho từng nội dung quan sát cụ thể. • Người quan sát ghi chép lại những thông tin chính vào phiếu quan sát. • Nếu có điều kiện hãy ghi hình. • So sánh, đối chiếu các thông tin từ việc quan sát với các nguồn thông tin khác.
  18. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 3. Kỹ thuật phỏng vấn (Trình bày mục riêng) • Xác định mục đích, đối tượng, nội dung cần phỏng vấn ? • Dự kiến các các câu hỏi mở. • Độ tin cậy của thông tin phỏng vấn. • Ghi lại những ý chính từ người trả lời (tóm tắt để người được phỏng vấn khẳng định lại). • Có thể ghi âm (xin phép người được phỏng vấn). • So sánh, đối chiếu các thông tin từ cuộc phỏng vấn với các nguồn thông tin khác.
  19. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 4. Kỹ thuật thảo luận nhóm (Trình bày mục riêng) • Sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ một nhóm đối tượng, nhằm thẩm định hoặc thu thập thông tin, MC cho một nội dung nào đó, thuộc tiêu chí cụ thể trong quá trình TĐG. • Ví dụ: Thảo luận với nhóm GV hoặc người học về đổi mới phương pháp dạy và học, về quy trình, hình thức kiểm tra đánh giá các môn học, ).
  20. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG Các trường hợp có thể thảo luận nhóm: • Tìm hiểu sự khác nhau về quan điểm các thành viên trong nhóm; • Khi cần thông tin định tính bổ sung cho các thông tin định lượng để phân tích, đánh giá; • Khi muốn có nhiều ý kiến từ các thành viên của nhóm để bảo đảm tính khách quan trong nhận định, đánh giá; • Khi muốn chất vấn, phản biện về mức độ tin cậy, tính đầy đủ, tính pháp lý, của các minh chứng.
  21. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 5. Kỹ thuật thiết kế các công cụ điều tra khảo sát • ĐTKS bằng bảng hỏi: thiết lập hệ thống câu hỏi ở dạng văn bản viết, có sẵn mức độ đánh giá, hướng dẫn, cách xử lý phân tích số liệu, • Ưu điểm: Phù hợp để hỏi qua văn bản về nhận thức, ý kiến, quan điểm của người khác; • Hạn chế: Không biết người khác thực sự nghĩ/cư xử /hành động như thế nào. Do vậy, mức độ tin cậy chỉ trong một phạm vi nhất định.
  22. MỘT SỐ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG 6. Xử lí, phân tích các minh chứng • Có MC sử dụng được ngay, nhưng có MC phải qua xử lí, phân tích, tổng hợp mới sử dụng được. Ví dụ, hầu hết thông tin thu được sau các cuộc điều tra, khảo sát phải xử lý thành dạng số liệu tổng hợp mới đưa vào làm MC. • Một số MC cũng cần xử lí để tránh làm ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp.
  23. CÁC LƯU Ý VỀ THU THẬP MC • Liệt kê các văn bản cần tìm; đơn vị, bộ phận nào lưu trữ, người nào biết rõ và có thể cung cấp các loại văn bản này; cấp nào ban hành, • Đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản với các yêu cầu cụ thể của tiêu chí, tìm nội dung cần thiết đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, xác định mức độ phù hợp để sử dụng làm MC cho một tiêu chí nào đó;
  24. CÁC LƯU Ý VỀ THU THẬP MC • Đặt câu hỏi tự chất vấn mình và chất vấn người cung cấp MC: - MC có phù hợp, có thể là MC hay không ? - Các MC có bảo đảm tính hiện hành ? - MC đủ để công nhận chỉ số, tiêu chí đạt hay chưa ? - Nếu người khác thu thập, có kết quả tương tự ? • Sắp xếp và nhóm các MC theo thứ tự trong từng chỉ số a, b và c của tiêu chí.
  25. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!