Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Tiền An (Có ma trận và đáp án)

doc 9 trang thungat 6120
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Tiền An (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Tiền An (Có ma trận và đáp án)

  1. Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C Trường Tiểu học Tiền An TRƯỜNG TIỂU HỌC TIỀN AN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2018 - 2019 Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu Mạch kiến thức kĩ năng T T số , TN TL TN TL TL TN TL TL N N số điểm 1. Đọc hiếu văn bản Số câu 2 1 1 1 1 5 1 - Xác được định hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Câu số 1,2 3 5 4 10 - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. Số 1 0,5 1 1 1 3,5 1 - Giải thích được chi tiết điểm trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. 2. Kiến thức tiếng Việt Số câu 2 2 2 2 - Xác định tính từ, quan hệ từ; xác định được các câu trong đoạn được liên Câu số 8,9 6, kết với nhau bằng cách 7 nào; tìm được từ nhiều nghĩa. Số 1,5 1 1 1,5 điểm Tổng Số câu 2 1 2 3 1 1 6 4 Số 1 0,5 1,5 2 1 1 4, 2, điểm 5 5
  2. Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C Trường Tiểu học Tiền An PHÒNG GD &ĐT QUẢNG YÊN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH TIỀN AN NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Ngày kiểm tra: 00 /5/2019 Họ và tên : Lớp: Điểm Họ tên GV coi Họ tên Gv chấm Đọc: 1. 1. Viết: 2. 2. Tổng điểm: Nhận xét của giáo viên chấm kiểm tra A- BÀI KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả: ( Nghe - viết 15 phút): (2 điểm) Bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” - Tiếng Việt 5 – Tập 2 – trang 84. (Từ Mỗi người nấu cơm đến sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội).
  3. Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C Trường Tiểu học Tiền An II. Tập làm văn: ( Thời gian 30 phút): (8 điểm) Đề bài: Tả một người bạn thân của em
  4. Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C Trường Tiểu học Tiền An B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thầm và làm bài tập ( Thời gian 30 phút): (7 điểm) Trường Sa biển có hai màu Rời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ và xanh dương sẫm màu là hai vạn dặm dưới đáy biển dạt dào tôm cá. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều, lấp lánh hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô Đi với hai màu biển là hàng trăm đảo nổi đảo chìm của quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển rộng gần 200.000km 2. Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. "Trùm" cây xanh ở Trường Sa là họ hàng nhà phong ba bão táp có tán rộng; lá to, dày; hoa trắng li ti ken dày quanh cuống lá. Cây phong ba mọc khắp nơi, làm "người hùng" trên bãi chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường, là dáng xanh duyên dáng trong doanh trại bộ đội, xoè tán chở che cho trẻ con trên đảo chơi lò cò, bắn bi, đuổi bắt Đảo nổi Sơn Ca ngày đầu hè vàng ruôm ánh nắng bên giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay, người lính trẻ đâu đấy vừa hát nghêu ngao vừa lau súng. Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu. Trường Sa xa ngái nhưng cũng thật gần trong những ai đã một lần đặt chân đến đảo nổi đảo chìm lô xô sóng bạc. Ở nơi xa ấy, giữa tiếng gà gáy trưa bên triền cát tím màu hoa muống biển, có những người lính dãi dầu nắng mưa căng mình giữ đảo.Ở nơi xa ấy, nơi bọn trẻ hồn nhiên rượt đuổi nhau quanh cột mốc chủ quyền biển đảo, là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.Ở nơi xa ấy, nơi chót vót những ngọn đèn biển chong mình thao thức, có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam NGUYỄN THU TRÂN Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu dưới đây : Câu 1: Nước biển ở Trường Sa có màu gì? a. b. Xanh dương, đỏ rực. d. Đỏ rực, xanh lá cây. c. Xanh dương,xanh lá cây. e. Cam,đỏ rực Câu 2 : Cây phong ba ở Trường Sa có tác dụng gì? a. Chắn gió, chắn sóng biển và cho bóng mát. b. Chắn sóng biển, làm đẹp nơi doanh trại. c. Chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường. d. làm "người hùng" trên bãi chắn sóng. Câu3: Hình ảnh ở Trường Sa gần gũi , quen thuộc với cuộc sống người dân ở đất liền là: a. Những chú chim én bay là là mặt đất.
  5. Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C Trường Tiểu học Tiền An b. Từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ. c. Giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay. d. Hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô. Câu 4 :Ở đoạn cuối bài ,tác giả đã cố ý lặp từ ngữ “Ở nơi xa ấy” vào mỗi đầu câu với mục đích muốn nhấn mạnh những nội dung nào trong câu? a. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam luôn được bảo vệ bởi những người lính kiên cường với lòng yêu nước mãnh liệt. b. Trường Sa tuy rất xa nhưng cuộc sống nới ấy thật yên bình, cảnh vật và con người luôn hòa quyện với nhau. Quân dân đoàn kết một lòng giữ đảo. c. Ca ngợi tinh thần kiên cường, dũng cảm của những người lính ngày đêm bảo vệ vùng biển quê hương. d. Dù Trường Sa xa xôi nhưng toàn dân ta luôn hướng về nơi đóđể cùng đoàn kết, một lòng yêu nước bảo vệ vùng biển than yêu của Tổ quốc. Câu 5: Em hiểu từ bất biến trong cụm từ “là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.” là gì ? a. Không tan biến. c. Không thay đổi. b. Không biến mất. d. Không chuyển biến. Câu 6: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? a. Những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. b. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều. c. Những ngọn đèn biển chong mình thao thức. d. Có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam. Câu 7: Trong hai câu: “Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.” câu in đậm đã liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ? a. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. c. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. d. Lặp từ ngữ. Câu 8: Gạch chân dưới những quan hệ từ trong câu sau: “Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất.” Câu 9: Câu “Cây phong ba có tán rộng; lá to, dày.”có mấy tính từ? Đó là những từ nào? Câu 10: Nêu cảm nhận của em về thiên nhiên Trường Sa ? II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 100-110 chữ thuộc chủ đề đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2 theo yêu cầu của thầy, cô giáo; trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. Hết
  6. Người ra đề - Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C- Trường Tiểu học Tiền An II. PHẦN ĐỌC Đọc to Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau: Một vụ đắm tàu (trang 108) Con gái (trang 112) Tà áo dài Việt Nam (trang 122) Công việc đầu tiên (Trang 126)
  7. Người ra đề - Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C- Trường Tiểu học Tiền An Bầm ơi (Trang 130) Út Vịnh (Trang 136)
  8. Người ra đề - Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C- Trường Tiểu học Tiền An PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT CUỐI KÌ TRƯỜNG TH TIỀN AN II NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Ngày kiểm tra: 00 / 5 /2019 A- BÀI KIỂM TRA VIẾT (45 phút) I/ Chính tả: Nghe viết 15 phút (2 điểm). Bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” - Tiếng Việt 5 – Tập 2 – trang 84. (Từ Mỗi người nấu cơm đến sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội). - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng mẫu chữ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ, viết đúng cỡ chữ cho: 2 điểm. - Bài viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định (4 lỗi trừ 1 điểm). II/ Tập làm văn (8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm. + Đúng cấu tạo bài văn tả người (1đ) Mở bài: (1điểm) + Giới thiệu được người cần tả đó là ai, có quan hệ với em như thế nào ? Thân bài: (4 điểm) - Tả được ngoại hình: (2điểm) + Vóc dáng, tuổi, nêu được đặc điểm nổi bật của người định tả như mắt, mũi, miệng, nước da, mái tóc, - Tả hoạt động: (2 điểm) + Nêu được tính tình của người được tả: cách ăn mặc, cách đối xử với mọi người xung quanh và những người thân trong gia đình. + Dáng đi, giọng nói của người tả. - Kết bài: (1điểm) + Nêu được cảm nghĩ của mình về người định tả. -Bài viết diễn đạt hay giàu cảm xúc, ý văn sáng tạo: 1 điểm. B- BÀI KIỂM TRA ĐỌC I/ Đọc thầm trả lời câu hỏi ( 7 điểm ). CÂU 1 2 3 4 5 6 7 ĐÁP ÁN b a c a c a c ĐIỂM 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ Câu 8:(0,5đ) các quan hệ từ là: Với, và. Câu 9. (1đ) Có 3 tính từ, đó là: rộng, to, dày. Câu 10. (1đ) Học sinh nêu suy nghĩ của mình, tùy mức độ cho điểm cho phù hợp. (1điểm).
  9. Người ra đề - Nguyễn Thị Hải Âu – Lớp 5C- Trường Tiểu học Tiền An II/ Đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh, mỗi học sinh đọc 1 đoạn văn, thơ (100 - 110 chữ) trong số các bài Tập đọc đã học trong sách giáo khoa Tiếng việt 5 – tập 2 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. - Điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết theo nguyên tắc làm tròn 0,5; 0,75 thành 1./. Hết