Tài liệu đề ôn tập giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5

pdf 9 trang thungat 6430
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu đề ôn tập giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_de_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5.pdf

Nội dung text: Tài liệu đề ôn tập giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. TRANG MỤC LỤC BỘ ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI ĐÁP TẬP ÁN 10 ĐỀ ÔN GIỮA KÌ II ĐỀ 1 2 111 ĐỀ 2 6 113 ĐỀ 3 11 115 ĐỀ 4 15 116 ĐỀ 5 19 117 ĐỀ 6 23 119 ĐỀ 7 27 120 ĐỀ 8 31 121 ĐỀ 9 36 123 ĐỀ 10 41 128 15 ĐỀ ÔN CUỐI KÌ II ĐỀ 1 45 129 ĐỀ 2 50 131 ĐỀ 3 54 134 ĐỀ 4 58 137 ĐỀ 5 62 139 ĐỀ 6 66 141 ĐỀ 7 70 143 ĐỀ 8 75 145 ĐỀ 9 79 146 ĐỀ 10 83 148 ĐỀ 11 88 149 ĐỀ 12 92 151 ĐỀ 13 96 152 ĐỀ 14 101 153 ĐỀ 15 106 156 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thƣ viện Tiểu học –Ƣơm mầm tƣơng lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 1
  2. 10 ĐỀ GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 5 ĐỀ 1 ĐỀ 4 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: GIỌT SƢƠNG Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mùng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt đêm qua. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như một hạt ngọc. Thực ra, giọt sương không thích mình được ví như hạt ngọc. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi khi soi mình vào đó bạn có thể thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững. Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. “Tờ rích, tờ rích”. Một chị Vành Khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy Vành Khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm: - Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra là để dành cho chị đây! Chị Vành Khuyên nghiêng ngó nhìn, chị đã nghe những lời thì thầm của giọt sương, hiểu được cái khát vọng thầm kín của nó. Chị cúi xuống, hớp từng giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim Vành Khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông , bầu trời mùa thu. Giọt sương nhỏ không mất. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên. Theo TRẦN ĐỨC TIẾN Khoanh tròn chữ cái trƣớc ý trả lời đúng: Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? A. Giọt sương lúc mặt trời lên. B. Giọt sương. C. Chim Vành Khuyên hót. D. Lá mồng tơi. 2
  3. Câu 2. Khi miêu tả, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? A. Chỉ bằng thị giác (nhìn). B. Bằng thị giác và thính giác (nghe). C. Bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác (ngửi). D. Bằng thị giác Câu 3. Giọt sương vui sướng vì: A. Vành Khuyên sẽ giúp mình trở thành giọt nước có ích. B. Nhìn thấy Vành Khuyên. C. Được nghe tiếng hót của chim Vành Khuyên. D. Nhìn thấy ánh mặt trời long lanh Câu 4. Trong lời bài hát của chim Vành Khuyên có: A. Hình ảnh giọt sương, con đường, dòng sông. B. Hình ảnh vườn cây, dòng sông, bầu trời mùa thu. C. Hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu. D. Hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, cánh đồng lúa chín. Câu 5. Trong câu “Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh giọt sương.”, bộ phận nào là chủ ngữ? A. Đến sáng B. Những tia nắng A. Những tia nắng mặt trời B. Những tia nắng mặt trời đầu tiên. Câu 6. Từ “nó” trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào? A. Chim Vành Khuyên B. Giọt sương C. Ông mặt trời. D. Lá mồng tơi Câu 7 Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Bông hoa nhỏ. - Nước nhỏ từng giọt B. Lan là người nhỏ xinh của lớp - Chuyện nhà bác ấy nhỏ thôi. C. Hải đang nhỏ thuốc tra mắt - Nước nhỏ từng giọt trong ống truyền. D. Mực nhỏ từng giọt xuống nền– Nước nhỏ giọt lâu dần tích tụ thành vũng lớn. Câu 8: Trong bài có những sự vật nào được nhân hoá? A. Giọt sương, ông mặt trời. B. Giọt sương, ông mặt trời, Vành Khuyên. 3
  4. C. Giọt sương, tia nắng, Vành Khuyên, bông hoa D. Giọt sương, ông mặt trời, Vành Khuyên, con đường. Câu 9 :Dòng nào dưới đây có đủ các từ láy ở trong bài: A. Lấp lánh, lững thững, tồn tại, lặng lẽ, thì thầm, vĩnh viễn. B. Lấp lánh, rụt rè, lặng lẽ, vĩnh viễn, dáo dác, tồn tại. C. Lấp lánh,lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, vĩnh viễn. D. lấp lánh, lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng. Câu 10. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu. C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu. D. Ngăn cách phụ chú Câu 11: Em hãy nêu cảm nhận về chi tiết giọt sƣơng “vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên” B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Giọt sƣơng (Viết đoạn: Từ đầu đến mây trắng bay lững thững.) 4
  5. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em. Bài làm Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thƣ viện Tiểu học –Ƣơm mầm tƣơng lai (nhấp chuột vào link sau: ) 5 Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102
  6. 15 ĐỀ CUỐI HỌC KÌ II ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3điểm) II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7điểm) Câu chuyện về các loài hoa Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.” Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.” Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.” Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.” Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người. Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm-M1) A. Loài hoa nào đẹp nhất. B. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất. C. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất. D. Loài hoa nào kiên cường nhất. Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm-M1) 6
  7. A. Hoa dại B. Hoa hồng C. Hoa đào D. Hoa lan Câu 3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (0,5 điểm-M2) A. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời. B. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày. C. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt. D. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ. Câu 4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (0,5 điểm-M2) A. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó. B. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo. C. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm. D. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang. Câu 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (1,0 điểm-M3) Câu 6.Hãy viết 2-3 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (1,0 điểm- M4) Câu 7. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm- M2) (vừa đã, càng càng, không những mà còn, vì nên) a. Trời mưa, đường trơn. b. về đến nhà, nó gọi mẹ ngay. c. trời mưa to em không đi chơi. d. Nó học giỏi hát hay. Câu 8. Tìm và viết ra 2 từ láy có trong bài văn: (0,5 điểm-M2) Câu 9. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết. (1,0 điểm-M3) Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Câu 10: Đặt một câu có từ hạnh phúc ( 1đ-M4) a) Là danh từ 7
  8. b) Là tính từ II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - Thời gian viết: 15 phút Nhà bác học Đác-uyn Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác. (Theo Hà Vị) 8
  9. 2. Tập làm văn: (7 điểm) - Thời gian: 35 phút Đề bài: Hãy tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thƣ viện Tiểu học –Ƣơm mầm tƣơng lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 9