Bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử + Địa lý Lớp 4 cuối học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2770
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử + Địa lý Lớp 4 cuối học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_mon_lich_su_dia_ly_lop_4_cuoi_hoc_ky_i.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử + Địa lý Lớp 4 cuối học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Thứ năm ngày 09 tháng 01 năm 2020 lớp 4C KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ Thời gian: 40 phút ( Không kể phát đề) Điểm: Lời phê của giáo viên: Câu 1: (0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất. Nguyên nhân chính khiến Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là: A. Hai Bà Trưng yêu nước, căm thù giặc. B. Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị Tô Định bắt và giết hại. C. Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà . D. Hai Bà Trưng muốn trả thù cho Thi Sách. Câu 2: (1điểm) Điền các từ ngữ (thắng lợi, kháng chiến, độc lập, niềm tin) vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: Cuộc chống quân Tống xâm lược đã giữ vững nền của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta ở sức mạnh của dân tộc. Câu 3: (1 điểm) Hãy nêu lí do khiến Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Câu 4: (0,5 điểm) Đúng ghi (Đ) sai ghi (S) Nhân dân ta đắp đê để làm gì?  Chống hạn.  Giúp cho nông nghiệp phát triển.  Phòng chống lũ lụt.  Làm đường giao thông. Câu 5: (0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất. Vì sao người Lạc Việt và người Âu Lạc lại hợp nhất với nhau thành một đất nước? A. Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng. B. Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm. C. Vì họ sống gần nhau. D. Vì họ có những tục lệ chung. Câu 6: (0,5 điểm) Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
  2. Câu 7: (1 điểm) Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta? Câu 8: (0,5 điểm ) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất. Ruộng bậc thang thường làm ở đâu? A. Đồi núi. B. Sườn núi. C. Dưới thung lũng. D. Dưới đồng bằng. Câu 9: (0,5 điểm) Điền các từ ngữ (rừng cọ đồi chè, cây ăn quả) vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: Biểu tượng từ lâu của vùng Trung du Bắc Bộ là Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều trang trại chuyên trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Câu 10: (1 điểm) Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên. Câu 11: (0,5 điểm ) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất. Đà Lạt có những điểm du lịch nào? A. Thác Cam-li, Pơ-ren, Hồ Xuân Hương. B. Hồ Xuân Hương, chùa Thiên Mụ. C. Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột. D. Hồ Xuân Hương, hồ Hoàn Kiếm Câu 12: (1,5 điểm) Hãy nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta. Câu 13: (1 điểm) Hãy nêu dẫn chứng Hà Nội là trung tâm chính trị và văn hóa của nước ta.
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LS+ ĐL LỚP 4B CUỐI KÌ I Câu 1: (0,5 điểm) C. Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà . Câu 2: (1điểm) Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tin ở sức mạnh của dân tộc. Câu 3: (1 điểm) Hãy nêu lí do khiến Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Vì đây là vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ, muôn vật phong phú tốt tươi, cư dân không khổ vì ngập lụt. Câu 4: (0,5 điểm) Nhân dân ta đắp đê để làm gì? Đ Chống hạn. Đ Giúp cho nông nghiệp phát triển. Đ Phòng chống lũ lụt. S Làm đường giao thông. Câu 5: (0,5 điểm) B. Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm. Câu 6: (0,5 điểm) Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất lại đất nước. Câu 7: (1 điểm) - Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Mở đầu cho thời độc lập lâu dài của đất nước ta. Câu 8: (0,5 điểm ) B. Sườn núi. Câu 9: (0,5 điểm) Biểu tượng từ lâu của vùng Trung du Bắc Bộ là rừng cọ đồi chè. Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều trang trại chuyên trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao. Câu 10: (1 điểm) Ở Tây Nguyên, sông thường nhiều thác ghềnh là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thủy điện. Câu 11: (0,5 điểm ) A. Thác Cam-li, Pơ-ren, Hồ Xuân Hương. Câu 12: (1,5 điểm) Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. Câu 13: (1 điểm) - Nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước. - nơi có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng