Bài kiểm tra môn Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 3760
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 9 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là: A. đất xám và đất phù sa B. đất badan và đất feralit C. đất phù sa và đất feralit D.đất badan và đất xám Câu 2. Đặc điểm nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ: A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước. Câu 3. Thành phố là trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước: A. Vũng Tàu B. TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Lạt D. Nha Trang Câu 4. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu của vùng ĐB Sông Cửu Long hiện nay là: A. xây dựng hệ thống đê điều. B. chủ động chung sống với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D. đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 5. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành: A. sản xuất vât liệu xây dựng B. sản xuất hàng tiêu dung. C. công nghiệp cơ khí D. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Câu 6. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là: A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải Câu 7. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc: A. Bắc Bộ C.Đồng bằng sông Cửu Long B. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ Câu 8. Ô nhiễm môi trường biển sẽ dẫn đến hậu quả: A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển B.ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển C. tác động đến đời sống của ngư dân D. tất cả các hậu quả trên Câu 9. Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước B. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước D. vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước Câu 10. Trở ngại lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là: A. bão lụt. B. lũ quét và nạn xói mòn đất. C. thiếu nước vào mùa khô. D. xâm nhập mặn. Câu 11. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Bình Dương. B. Bình Phước. C. TP.Hồ Chí Minh. D. Nha Trang. Câu 12. Đồng bằng Sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về: A. Diện tích đất nông nghiệp. B. Diện tích rừng C. Sản lượng thủy sản. D. Trữ năng dầu khí. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (1,5 điểm). Những tác động của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ? Câu 14 (2,5 điểm). Trình bày phương hướng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo ở Việt Nam? Câu 15 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và cả nước năm 2002 ( %). Sản lượng ĐB Sông Cửu Long ĐB Sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 23,7 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐB Sông Cửu Long và ĐB Sông Hồng so với cả nước? b. Qua biểu đồ và bảng số liệu rút ra nhận xét. Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 9 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1.Vị trí địa lí ĐBSCL tiếp giáp với: A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Biển Đông. B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Biển Đông. C. Đông Nam Bộ, Cam-Pu-Chia, Biển Đông. D. Cam-Pu-Chia, Lào, Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 2. Cây Công nghiệp nào sau đây có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ? A. Cà phê. B. Cao su C. Hồ tiêu. D. Cây điều. Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ ? A. Long An. B. Bình Dương C. Bình Phước D. Tây Ninh. Câu 4. Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long là: A. gạo, hàng may mặc, nông sản. B. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. C. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. D. gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công. Câu 5. Đặc điểm nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước. Câu 6. Đồng bằng Sông Cửu Long là A. vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước B. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước D.vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước Câu 7. Trở ngại lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. bão lụt. B. lũ quét và nạn xói mòn đất. C. thiếu nước vào mùa khô. D. xâm nhập mặn. Câu 8. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu của vùng ĐB Sông Cửu Long hiện nay là A. xây dựng hệ thống đê điều. B. chủ động chung sống với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D. đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh để Đông Nam Bộ phát triển cây công nghiệp ? A. Địa hình thoải. B. Khí hậu nóng ẩm. C. Có nhiều cao nguyên diện tích rộng lớn. D. Nhiều đất badan và đất xám. Câu 10. Việc khai thác khoáng sản ở vùng ĐNB gặp khó khăn nào sau đây ? A. Phương tiện khai thác lạc hậu B. Thiếu lực lượng lao động. C. Phân bố nhiều ở thềm lục địa D. Thường xuyên có thiên tai. Câu 11. Việc khuyến khích khai thác hải sản xa bờ không có ý nghĩa nào sau đây A. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đất nước. B. Hạn chế cạn kiệt tài nguyên ven bờ. C. Khắc phục ô nhiễm môi trường ven bờ. D. Mang lại hiệu quả cao về KT – XH. Câu 12. Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để phát triển du lịch biển ở nước ta? A. Có nhiều bãi tắm rộng, dài, phẳng, phong cảnh đẹp. B. Biển có độ sâu trung bình nên ít thiên tai xãy ra. C. Ven bờ có rất nhiều vũng vịnh, đầm phá cửa sông. D. Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên biển Đông. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (1,5 điểm). Những tác động của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long? Câu 14 (2,5 điểm). Trình bày phương hướng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo ở Việt Nam? Câu 15 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%). Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dich vụ 100 1,7 46,7 51,6 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh? b. Qua biểu đồ và bảng số liệu rút ra nhận xét. Hết