Bài tập trắc nghiệm môn Hình học Lớp 11 - Chương II
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hình học Lớp 11 - Chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_hinh_hoc_lop_11_chuong_ii.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Hình học Lớp 11 - Chương II
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG II _ HÌNH HỌC 11 Câu 1: Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất : A. Ba điểm B. Một điểm và một đường thẳng C. Hai đường thẳng cắt nhau D. Bốn điểm Câu 2: Xét các mệnh đề sau : 1. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau. 2. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau. 3. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung Mệnh đề nào đúng ? A. 1 và 2 đúng B. 1 và 3 đúng C. Chỉ 3 đúng D. Cả 1, 2 và 3 đều đúng Câu 3: Mệnh đề nào sau đây đúng : A. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng. B. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì cả ba đường thẳng đó đồng phẳng. C. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng. D. Cả B và C đúng. Câu 4: Cho các giả thiết sau, giả thiết nào sau đây kết luận đường thẳng d1 // (P) A. d1 // d2 và d2 // (P) B. d1 P C. d1 // d2 và d2 (P) D. d1 // (Q) và (Q) // (P) Câu 5: Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng, có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đó. A 2 B. 3 C. 4 D. 5
- Câu 6: Cho hình chóp S.ABCD với đáy là tứ giác lồi có các cạnh đối không song song. AC cắt BD tại O, AD cắt BC tại I. khi đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là : A. SI B. SB C. SC D. SO Câu 7: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm AB, AD. Giao tuyến của (CDI) và (BCK) là : A. PR B. CR C. CP D. CQ Câu 8: Cho tứ diện ABCD. Điểm M nằm trên đoạn AC. (P) qua M và song song với AB. Thiết diện của (P) với tứ diện là : A. Hình thang B. Hình bình hành C. Hình chữ nhật D. Hình vuông Câu 9: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là trung điểm SC. Gọi N là giao điểm của đường thẳng AM và (SBD). Khi đó, tỉ số AN / MN là : A. 2 B. 3/2 C. 1 D. 2/3 Câu 10: Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Mệnh đề nào sau đây sai: A. Nếu đường thẳng a (Q) thì a // (P) B. Mọi đường thẳng đi qua điểm A (P) và song song với (Q) đều nằm trong (P). C. d (P) và d' (Q) thì d //d'. D. Nếu đường thẳng cắt (P) thì cũng cắt (Q). Câu 11: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng: A. Hai mp phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau. B. Hai mp phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau. C. Nếu một đường thẳng song song với một trong hai mặt phẳng song song thì nó song song với mặt phẳng còn lại. D. Nếu một đường thẳng nằm trên một trong hai mặt phẳng song song thì nó song song với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng còn lại. Câu 12: Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng d (P). Mệnh đề nào sau đây đúng: A. Nếu A d thì A (P). B. Nếu A (P) thì A d. C. A, A d A (P). D. Nếu 3 điểm A, B, C (P) và A, B, C thẳng hàng thì A, B, C d.
- Câu 13: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng: A. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau. B. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau. C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau. D. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung. Câu 14: Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Khi đó giao tuyến của mp (MBC) và mp (NDA) là: A. AD B. BC C. AC D. MN Câu 15: Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AD lấy điểm M, trên cạnh BC lấy điểm N bất kì khác B, C. Gọi (P) là mặt phẳng đi qua đường thẳng MN và song song với CD. Khi đó thiết diện của tứ diện ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (P) là: A. Một đoạn thẳng. B. Một hình thang C. Một hình bình hành. D. Một hình chữ nhật. Câu 16: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AC, BC. Điểm E DE DP 1 cạnh AD, điểm P cạnh BD sao cho . Mệnh đề nào sau đây sai: DA DB 3 2 A. EP MN B. M, N, E, P đồng phẳng. 3 B. ME // NP D. MNPE là hình thang. Câu 17: Cho lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi I, I' lần lượt là trung điểm của cạnh BC, B'C'. Mệnh đề nào sau đây đúng: A. AI // A'I' B. AA'II' là hình chữ nhật C. AC' cắt A'I D. AI' cắt AB'. Câu 18: Cho hình chóp S.ABCD. Mp (P) cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại A', B', C', D'. Gọi = (SAB)(SCD), ' = (SAD)(SBC). Nếu (P)// hoặc (P)// ' thì A'B'C'D' là A . Hình thang B. Hình bình hành C. Hình chữ nhật D. Hình vuông.
- Câu 19: Cho hình chóp S.ABC có AB = AC, SB = SC. H, K lần lượt là trực tâm tam giác ABC và tam giác SBC, G và F lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và tam giác SBC. Xét các mệnh đề sau: (1) AH, SK và BC đồng qui (2) AG, SF cắt nhau tại một điểm trên BC. (3) HF và GK chéo nhau. (4) SH và AK cắt nhau. Mệnh đề sai là: A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 20: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên đoạn BD lấy P sao cho BP = 2 PD. Khi đó giao điểm của đường thảng CD với mp (MNP) là: A. Giao điểm của NP và CD. B. Giao điểm của MN và CD. C. Giao điểm của MP và CD. D. Trung điểm của CD.