Đề thi khảo sát cuối kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 146 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4 (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát cuối kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 146 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_cuoi_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_146_tru.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát cuối kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 146 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CUỐI LỚP 11 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Môn: sinh Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 146 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Câu 1: Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên: A. Gai Thụ quan đau ở tay Tủy sống Cơ tay. B. Gai Cơ tay Thụ quan đau ở tau Tủy sống. C. Gai tủy sống Cơ tay Thụ quan đau ở tay. D. Gai Thụ quan đau ở tay Cơ tay Tủy sống Câu 2: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách D. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. Câu 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp thông qua A. ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ. B. ảnh hưởng đến độ đóng mở khí khổng để nhận CO2. C. ảnh hưởng đến cấu tạo của bộ máy quang hợp. D. ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối. Câu 4: Nấm men thuộc giới A. nấm. B. khởi sinh. C. nguyên sinh. D. thực vật. Câu 5: Trong cây Gibêrêlin ( GA) được sinh ra chủ yếu ở: A. lá và rễ B. quả C. Hoa D. Cành Câu 6: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ A. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi. B. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. C. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy. D. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất. Câu 7: Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu : A. ứng động không sinh trưởng B. điện ứng động. C. quang ứng động. D. ứng động sinh trưởng. Câu 8: Tiêu hoá ở đâu là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá? A. Ở ruột B. Ở dạ dày C. Ở răng D. Ở miệng Câu 9: Bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là A. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. B. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. C. pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. D. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. Câu 10: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng A. rỉ nhựa và ứ giọt. B. thoát hợi nước. C. rỉ nhựa. D. ứ giọt. Trang 1/5 - Mã đề thi 146
  2. Câu 11: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: A. N2, NO2-, NH4+ và NO3- B. NO2-, NH4+ và NO3- C. NH4+ và NO3- D. NH3, NH4+ và NO3- Câu 12: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là: A. C, H, O, P. B. H, O, N, P. C. O, P, C, N. D. C, H, O, N. Câu 13: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5). Nguồn N2 của vi sinh vật này từ + A. ánh sáng. B. các hợp chất chứa NH4 . C. chất hữu cơ. D. chất vô cơ và chất hữu cơ. Câu 14: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là: A. phitôcrôm B. diệp lục a, b và phitôcrô C. diệp lục b D. carôtenôit Câu 15: Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được giữ lại? A. 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại. B. 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại C. 980g nước bay hơi, 20g nước giữ lại. D. 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại. Câu 16: Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu A. hoá tự dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. quang dị dưỡng. D. hoá dị dưỡng. Câu 17: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa: I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải. II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III Câu 18: Trong cơ chế điều hòa sinh trúng, các hooc môn tham gia gồm A. GnRH, FSH, LH, ơstrôgen B. GnRH, FSH, LH, ơstrôgen, Prôgesterôn C. GnRH, FSH, LH, Testosterôn. D. GnRH, FSH, LH, Testosterôn, Prôgesterôn Câu 19: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động : A. dưới tác động của nhiệt độ. B. dưới tác động của ánh sáng. C. dưới tác động của hoá chất. D. dưới tác động của điện năng Câu 20: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm A. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. B. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. C. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng . D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể. Câu 21: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt bay hơi cao. B. lực gắn kết. C. tính phân cực. D. nhiệt dung riêng cao. Câu 22: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. đây là 1 ví dụ về hình thức học tâp: A. điều kiện hoá đáp ứng. B. điều kiện hoá hành động. C. học khôn. D. quen nhờn. Câu 23: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong A. chu trình Canvin. B. quá trình đường phân. C. chuỗi truyền điện tử D. chu trình Crep. Trang 2/5 - Mã đề thi 146
  3. Câu 24: Bào quan gồm cả ADN và prôtêin là A. trung tử. B. ribôxôm. C. ti thể. D. nhiễm sắc thể. Câu 25: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn: A. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận B. Đường phân và hô hấp hiếu khí C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử. D. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep Câu 26: Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành: A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n) C. bốn tế bào con (n) D. năm tế bào con (n) Câu 27: Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là: A. ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ. B. ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ. C. ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ. D. ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2. Câu 28: Phân mảnh là hình thức sinh sản có ở: A. trùng roi và bọt biển. B. bọt biển và giun dẹp. C. a míp và trùng đế giày. D. a míp và trùng roi. Câu 29: Trong hình thức sinh sản trinh sinh- Trứng không được thụ tinh phát triển thành: A. ong thợ chứa (n) NST. B. ong chúa chứa (n) NST. C. ong đực chứa (n) NST. D. ong đực, ong thợ và ong chúa. Câu 30: Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là: A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào. C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. Câu 31: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở: A. phân bào giảm nhiễm B. phân bào nguyên nhiễm C. phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm D. phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh Câu 32: Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng? I. Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. II. Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4. III. Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen. IV. Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n= 2. V. Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 33: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài là 5100 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) Số nucleotit trên mARN do gen phiên mã là 3000 nucleotit. (2) Số chu kỳ xoắn của gen là 150 chu kì. (3) Có 499 bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen. (4) Có 498 axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua không lặp lại. (5) Số liên kết hóa trị trên phân tử ADN là 5998 liên kết. (6) Gen tiến hành tái bản 3 lần, sẽ có 8 gen con được tạo thành. (7) Số nuclêôtit có trong các gen con khi gen tái bản 3 lần là 21000 Nu. (8) Gen tái bản 3 lần, số nuclêôtit môi trường cung cấp là 24000 Nu. (9) Gen phiên mã 5 lần, số nuclêôtit trên các phân tử ARN là 7500 Nu. A. 7. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 34: Gen A dài 306 nm, có 20% nucleotit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit. Trang 3/5 - Mã đề thi 146
  4. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nucleeootit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2 ? A. A = T = 1439; G = X = 2160. B. A = T = 1438; G = X = 2160. C. A = T = 1436; G = X = 2162. D. A = T = 1441; G = X = 2159. Câu 35: Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân. Xét các khẳng định sau đây: 1. Sau khi kết thúc phân bào, số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số tế bào con sinh ra từ tế bào 2. 2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân. 3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB. 4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau 5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội. 6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB Có bao nhiêu khẳng định đúng? A. 3 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 36: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là: A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X C. Mất một cặp A - T D. Thêm một cặp G - X Câu 37: Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể của tế bào tính hoàn châu chấu đực 1. Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực 2. Tay trái cầm phần đâu ngực, tay phải kéo phân bụng ra(tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tính hoàn bung ra. 3. Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ ra khỏi phiếu kính. 4. Đậy lá kinh, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ té bào để nhiễm sắc thể bung ra. 5. Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất. 6. Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15-20 phút. 7. Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn. 8. Đếm số lượng và quan sát hình thái của nhiễm sắc thể. A. 1→2→4→3→5→6→7→8. B. 1→2→4→5→3→6→7→8. C. 1→2→3→4→6→5→7→8. D. 1→2→5→3→6→4→7→8. Câu 38: Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do: I. Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối. II. Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ. III. Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. IV. Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ. Trang 4/5 - Mã đề thi 146
  5. A. I, II, III B. II, III, IV C. I, II, IV D. I, III, IV Câu 39: Có 5 tế bào sinh tinh ở cơ thể kiểu gen ABabABab giảm phân tạo tinh trùng. Biết không có độ biến, theo lí thuyết, có thể gặp bao nhiêu trường hợp sau đây về tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra? I. Chỉ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1. II. Tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 9 : 9 : 1 : 1. III. Tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7 : 7 : 1 : 1. IV. Tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 40: Một gen có chiều dài 0,408 μm và có tổng số liên kết hiđrô là 3120. Gen bị đột biến làm tăng 5 liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau khi đột biến là A. A = T = 475; G = X = 725. B. A = T = 480; G = X = 720. C. A = T = 484; G = X = 715. D. A = T = 720; G = X = 480. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 146