Bài thi kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_thi_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_7_nam_hoc_2017_2.docx
Nội dung text: Bài thi kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KIỂM TRA HKII (ĐỀ 1) HUYỆN PHONG ĐIỀN NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên, chữ kí giám khảo 1 Mã phách Họ tên, chữ kí giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. BÀI LÀM
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KIỂM TRA HKII (ĐỀ 2) HUYỆN PHONG ĐIỀN NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên, chữ kí giám khảo 1 Mã phách Họ tên, chữ kí giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Câu 1: (2 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt [ ] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [ ] a) Phần trích trên thuộc văn bản nào, của ai ? b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích trên là gì ? c) Hãy nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong phần trích đó. Câu 2: (1 điểm). Chỉ ra cụm C-V làm thành phần câu, làm thành phần cụm trong câu: “ Nước mặn kéo dài khiến mọi người lo lắng.” II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ: Ca dao Việt Nam có câu : ” Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .” Em hãy viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao trên. BÀI LÀM
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KIỂM TRA HKII (ĐỀ 3) HUYỆN PHONG ĐIỀN NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên, chữ kí giám khảo 1 Mã phách Họ tên, chữ kí giám khảo 2 ĐỀ BÀI I.PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Câu 1. (1,5 điểm). a) Thế nào là câu đặc biệt ? b) Cho một ví dụ về câu đặc biệt và cho biết câu đặc biệt đó dùng để làm gì ? Câu 2. (1,5 điểm). Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh), tại sao ta có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã ? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ: Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. BÀI LÀM
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KIỂM TRA HKII (ĐỀ 4) HUYỆN PHONG ĐIỀN NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên, chữ kí giám khảo 1 Mã phách Họ tên, chữ kí giám khảo 2 ĐỀ BÀI I.PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3). (Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục, trang 25) Câu 1: (1 điểm). Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn? Câu 2: (1 điểm). Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó. Câu 3: (1 điểm). Nêu nội dung của đoạn văn trên? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ 1: (2 điểm). Viết một đoạn văn (7 - 10 câu) chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người. ĐỀ 2: (5 điểm). Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Em hiểu lời dạy trên như thế nào ? BÀI LÀM
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KIỂM TRA HKII (ĐỀ 5) HUYỆN PHONG ĐIỀN NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên, chữ kí giám khảo 1 Mã phách Họ tên, chữ kí giám khảo 2 ĐỀ BÀI I.PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Câu 1. (0.5 điểm). Câu rút gọn là gì ? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì ? Câu 2. (0.5 điểm). Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động ( theo hai cách). “Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”. Câu 3. (2 điểm). Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ: Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. BÀI LÀM