Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm giai đoạn 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Trường THCS Giao Tân

doc 41 trang thungat 2281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm giai đoạn 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Trường THCS Giao Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_cau_hoi_trac_nghiem_giai_doan_1_mon_giao_duc_cong_dan.doc

Nội dung text: Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm giai đoạn 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Trường THCS Giao Tân

  1. Họ và tên: Lớp: Trường THCS Giao Tân BỘ ĐỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIAI ĐOẠN 1- MÔN GDCD 9 Câu 1: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ? A. Luôn làm theo số đông. B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình. C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập. D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ ? A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi công việc. B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. Câu 3: Câu tục ngữ nào thể hiện chí công vô tư? A. Nhất bên trọng nhất bên khinh B. Cái khó ló cái khôn C. Quân pháp bất vị thân D. Uống nước nhớ nguồn Câu 4: Câu nói “ Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” thể hiện phẩm chất gì? A. Tự chủ B. Chí công vô tư C. Dân chủ D. Tình yêu hòa bình Câu 5: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có đức tính: A. Tự lập B. Tự tin C. Tự chủ D. Tự ti Câu 6: Việc làm nào thể hiện chí công vô tư? A. Làm việc vì lợi ích riêng B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình C. Giải quyết công việc công bằng D. Dùng tiền bạc của nhà nước cho việc gia đình Câu 7: Hành vi nào thể hiện không tự chủ? A. Luôn luôn ôn tồn mềm mỏng khi giải quyết vấn đề B. Kiềm chế bản thân C. Im lặng trước thái độ coi thường của người khác D. Phản đối ý kiến của người khác khi chưa được phép Câu 8: Câu tục ngữ “ Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói đến phẩm chất nào? A. Chí công vô tư . B. Dân chủ. C. Tự chủ . D. Kỉ luật. Câu 9: Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện tinh thần chí công vô tư? A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. C. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. D. Ăn cháo, đá bát. 1
  2. Câu 10: Câu ca dao: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Nhân nghĩa. B. Tự tin. C. Tự chủ D. Chí công vô tư. Câu 11: Khi đối diện với những lời đồn thổi không hay về mình, em sẽ làm gì để thể hiện sự tự chủ của bản thân? A. Bình tĩnh, lắng nghe, xem xét để xử lí đúng. B. Cố gắng truy tìm cho ra nguồn gốc và phải làm sáng tỏ mọi chuyện. C. Tỏ ra hốt hoảng. D. Vội tìm cách thanh minh với mọi người. Câu 12: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người không có tính tự chủ? A. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ B. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình C. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh D. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó Câu 13: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ có những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình C. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm D. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện phẩm chất chí công vô tư Câu 14: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Người tự chủ luôn hành động theo ý của mình B. Người tự chủ không nóng nảy, vội vàng trong hành động C. Người tự chủ biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau D. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác Câu 15: Theo em, biểu hiện nào sau đây là thiếu tự chủ? A. Không bị người khác rủ rê lôi kéo B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp Câu 16: Người có đức tính tự chủ là người: A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. D. Không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác. Câu 17: Người chí công vô tư là người: A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, sức lực, trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân 2
  3. D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung Câu 18: Thái độ nào sau đây thể hiện tính tự chủ ? A. Nghiêm túc B. Tự tin C. Vội vàng D. Nóng nảy Câu 19: Tự chủ là làm chủ ? A. Gia đình B. Tập thể C. Xã hội D. Bản thân Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ? A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình. B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc khác thì không quan tâm. C. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài kiểm tra. Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ? A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác B. Sống đơn độc, khép kín. C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ. Câu 22: Hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Là học sinh giỏi của lớp, nhưng Mai không quan tâm đến công việc của lớp vì sợ mất thời gian. B. Hải thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. C. Là lớp trưởng, Lan luôn phê bình những bạn vi phạm nội quy. D. Là cán bộ lãnh đạo, ông Lợi chỉ đề bạt những ai luôn ủng hộ ông trong mọi việc. Câu 23: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư. B. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. C. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. D. Chí công vô tư là phẩm chất rất cần thiết. Câu 24: Theo em, đâu là biểu hiện chưa tự chủ: A. Luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi việc. B. Thường nổi nóng trước ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình. Câu 25: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn? A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng. B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng. 3
  4. C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn. D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn. Câu 26: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Trong gia đình em phải luôn được phần nhiều hơn anh. B. Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau. C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp. D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải chí công vô tư. Câu 27: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận với mình. B. Dành tiêu chuẩn ưu tiên cho con, cháu. C. Phê bình, góp ý khi cấp dưới mắc khuyết điểm. D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình. Câu 28: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không chí công vô tư? A. Đề cử bạn học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng B. Làm trực nhật thay bạn vì bạn ốm phải nghỉ học C. Phê bình, kiểm điểm nhân viên khi mắc lỗi dù đó là em ruột. D. Đề bạt con trai lên chức trưởng phòng dù chưa có nhiều thành tích và đóng góp cho công ty. Câu 29: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A. Cân nhắc trước khi làm một việc nào đó B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng C. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn. Câu 30: Hành vi nào sau đây không thể hiện tính tự chủ? A. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người B. Thay đổi kế hoạch tùy theo công việc cụ thể C. Bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi nêu ý kiến D. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề Câu 31: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ. B. Tự chủ là quyết định nhanh trong mọi vấn đề không cần suy nghĩ. C. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác D. Không nên bày tỏ ý kiến trước đám đông Câu 32: Tự chủ có ý nghĩa? A. Giúp ta có chỗ đứng vững chắc trong xã hội B. Khiến ta được mọi người quý mến C. Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thách thức, cám dỗ. D. Giúp ta dễ dàng làm mọi công việc đạt kết quả cao. Câu 33: Đâu không phải là biện pháp để rèn luyện tính tự chủ? A. Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động 4
  5. B. Đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa chữa sai trái sau mỗi việc làm C. Cứ làm cho xong việc không cần để ý đến kết quả D. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, hành động, lời nói của mình là đúng hay sai. Câu 34: Em không đồng ý với ý kiến nào? A. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình. B. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động C. Cần từ tốn và ôn hòa trong giao tiếp D. Người tự chủ luôn biết kiềm chế những ham muốn của bản thân. Câu 35: Em đồng ý với thái độ, cách cư xử của bạn nào? A. Hằng đi siêu thị cùng mẹ, thấy bộ quần áo nào đẹp bạn cũng đòi mẹ mua. B. Nam dành tiền ăn sáng để mua tất cả tranh ảnh, quần áo có in hình thần tượng của mình. C. Tuấn đánh Hùng chỉ vì không may Hùng làm rách quyển truyện mà Tuấn rất thích. D. Đạt từ chối khi Long rủ bỏ học đi chơi điện tử. Câu 36: Thế nào là chí công vô tư? A. Là một phẩm chất đạo đức của con người B. Là đối xử công bằng trong mọi trường hợp C. Là giải quyết mọi việc dựa trên lập trường, suy nghĩ của bản thân D. Là phẩm chất đọa đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Câu 37: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được: A. Mọi người nghe và làm theo B. Mọi người tin cậy và kính trọng C. Mọi người yêu mến, không xa lánh D. Mọi người ủng hộ trong công việc Câu 38: Chí công vô tư không có ý nghĩa nào sau đây: A. Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng B. Làm cho đất nước thêm giàu mạnh C. Đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình D. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Câu 39: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Không đồng tình trước việc làm của người chí công vô tư B. Suy nghĩ và hành động vì lợi ích của bản thân C. Bao che cho bạn thân khi bạn mắc khuyết điểm D. Phê phán những hành động vụ lợi, cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc Câu 40: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh không được: A. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư 5
  6. B. Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân C. Bình bầu thi đua cho những bạn mình quý mến D. Lên án những hành động thiếu công bằng Câu 41: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Ông Đĩnh nhận hối lộ, bỏ qua những vi phạm của cấp dưới B. Bà Nga chấp thuận việc thu hồi đất của nhà nước để mở rộng đường C. Lan không tham gia các hoạt động tập thể vì sợ ảnh hưởng đến kết học D. Lớp trưởng Long chỉ báo cáo cô giáo khuyết điểm của các bạn mà mình không quý mến. Câu 42: Theo em biểu hiện nào sau đây là thiếu tự chủ? A. Không bị người khác rủ rê lôi kéo vào các tện nạn xã hội B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp Câu 43: Ai cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư? A. Những người làm lãnh đạo, làm quản lý. B. Cán bộ công nhân viên chức. C. Học sinh, sinh viên. D. Tất cả mọi công dân. Câu 44: Hành vi nào không thể hiện tính tự chủ? A. Kiềm chế những ham muốn quá đáng của bản thân B. Từ chối khi bạn rủ rê lôi kéo làm việc xấu. C. Luôn ôn tồn, mềm mỏng khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn D. Phát biểu phản đối ý kiến của bạn ngay mà không cần xin phép người điều khiển cuộc họp. Câu 45: Trong những hành vi sau đây, theo em hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Linh là lớp trưởng 9A, Linh thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. B. Là cán bộ lãnh đạo công ty, ông Tùng cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc. C. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm học, Hưng cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra. D. Để chấn chỉnh nề nếp kỷ luật trong nhà máy, theo ông Dũng cần phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới. Câu 46: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chí công vô tư? A.Chỉ làm những gì nếu thấy có lợi cho bản thân. B. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen. C. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể. D. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể. Câu 47: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự chí công vô tư? 6
  7. A. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân B. Vô tư, khách quan khi đánh giá người khác C. Hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vét của chung làm lợi cho mình. Câu 48: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A. Khi làm bài kiểm tra, thấy bài khó là Tâm lại cuống lên, không tập trung để làm bài được. B. Bị bạn trêu chọc, Lâm phản ứng lại ngay như văng tục hoặc đánh bạn. C. Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn bất ngờ D. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi là Yên đi ngay Câu 49: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự chủ? A. Thấy các bạn tuổi mình làm blog, Hà cũng lao vào làm, do đó mất nhiều thời gian, học hành bị sút kém. B. Mặc dù trời mưa và một số bạn xung quanh bỏ buổi lao động ở trường, nhưng Hải vẫn đi lao động. C. Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè, sau đó Lan thấy như vậy là dở nên cố gắng sửa chữa, bỏ được tính nóng nảy. D. Bị các bạn trêu trọc, khích bác nhưng Nam vẫn đi xe đạp cũ đi học vì bạn biết bố mẹ nghèo, không có tiền mua cho bạn xe mới Câu 50: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ? A. Giấy rách phải giữ lấy nề B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận. D. Ăn chắc mặc bền. Câu 51: Người chí công vô tư sẽ: A. Chủ động trong học tập và rèn luyện B. Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội C. Là người quản lí giỏi D. Giải quyết công việc bằng kinh nghiệm Câu 52: Chúng ta rèn luyện tính tự chủ để: A. Đáp ứng yêu cầu của xã hội B. Luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống C. Đứng vững trước những khó khăn, thử thách D. Sáng tạo trong lao động Câu 53: Chí công vô tư là: A. Một nét đẹp ngoại hình của con người B. Một phẩm chất đạo đức của con người C. Sống vô tư, lạc quan trước hoàn cảnh D. Làm chủ bản thân trong lao động, sinh hoạt 7
  8. Câu 54: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Hoa biết ông Ba làm việc sai trái nhưng không tố giác vì ông Ba là ân nhân của gia đình Hoa B. Nam thấy ý kiến của Hùng là đúng nhưng không dám bênh vực vì đa số các bạn trong lớp không bằng lòng với Hùng C. Các bạn trong lớp không bình chọn cho lớp trưởng Trang đi dự Hội nghị cháu ngoan Bác Hồ vì Trang hay phê bình khi các bạn mắc khuyết điểm D. Lan đồng ý bầu Tuấn làm lớp trưởng vì bạn học giỏi và có uy tín dù Lan không chơi thân với Tuấn. Câu 55: Đâu không phải là ý nghĩa của tính tự chủ? A. Tự chủ giúp ta đững vững trước khó khăn B. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn C. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. D. Tự chủ giúp ta tích lũy được kinh nghiệm trong cuộc sống Câu 56: Người có tính tự chủ sẽ: A. Luôn nhường nhịn người khác B. Không dưạ dẫm ỷ lại C. Luôn tự tìm ra cách xử lí công việc của mình D. Luôn làm chủ hành động và suy nghĩ của mình Câu 57: Thiếu tính tự chủ con người sẽ: A. Khó đứng vững trước khó khăn, thử thách và cám dỗ B. Tự tin trong mọi hoàn cảnh, công việc C. Biết cư xử đúng đắn, có văn hóa D. Lạc quan, ung dung trước mọi tình huống Câu 58: Người biết tự chủ là người được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. A. Điều khiển B. Làm chủ C. Kiềm chế D. Dung hòa Câu 59: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Để có tiền chơi game, Mạnh đã tham gia vào một nhóm trộm cắp. B. Lan rất muốn đi xem ca nhạc cùng bạn nhưng vì chưa làm xong bài tập nên đã ở nhà học bài. C. Dù bị các bạn nói xấu nhưng Hòa cố chấn tĩnh bỏ đi chờ khi có cơ hội sẽ nói rõ với các bạn. D. Cường không hút thuốc lá dù các bạn rủ rê, lôi kéo nhiều lần Câu 60: Em có tán thành với ý kiến: Người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vẫn đề gặp phải trong cuộc sống àm không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai? A. Có B. Không 8
  9. Câu 61. Trong số các ý kiến sau em tán thành với ý kiến nào? A. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể. B. Thực hiện dân chủ và kỷ luật sẽ làm cho chất lượng, hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội không được phát triển sáng tạo C. Thực hiện dân chủ kỷ luật sẽ khó xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp D. Thực hiện dân chủ kỷ luật sẽ gây nên nhiều ý kiến khó thống nhất trong tập thể. Câu 62: Thực hiện tốt dân chủ sẽ: A. Tạo cơ hội tốt cho mọi người phát triển B. Làm việc theo ý mỗi người C. Xây dựng được tình bạn đẹp D. Đem lại cuộc sống ấm no Câu 63: Kỉ luật tốt làm cho A. Áp lực học tập và công việc nặng nề B. Quyền lực người quản lí tăng lên C. Chất lượng và hiệu quả công việc tăng cao D. Con người tự tin trong cuộc sống Câu 64: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là: A. Tự chủ B. Dân chủ C. Quản lí D. Tự quản Câu 65: Ý kiến: “ Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nói về A. Vai trò của nhân dân B. Tự quản C. Sức mạnh của nhân dân D. Dân chủ Câu 66: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính A. Tự giác B. Kỉ luật C. Tự chủ D. Tự quản Câu 67 : Hành vi nào vi phạm dân chủ? A. Ba mẹ không cho con cái còn nhỏ tuổi đi chơi khuya. B. Giáo viên nhắc nhở học sinh đến lớp phải thuộc bài. C. Giám đốc không lắng nghe ý kiến của công nhân. D. Nhà trường để hòm thư góp ý để lắng nghe ý kiến của học sinh. Câu 68: Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là tuân thủ: A. Pháp luật. B. Kỷ luật. C. Dân chủ D. Quy ước. Câu 69: Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật đem lại cho chúng ta điều gì? A. Yêu thương con người. B. Nâng cao dân trí C. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc D. Làm chủ cảm xúc bản thân. 9
  10. Câu 70. Theo em việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính thiếu dân chủ? A. Cô chủ nhiệm giao cho Luân điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến. B. Hiền đến trường dự sinh hoạt Chi Đội theo lịch hoạt động. C. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy đầu năm học mới, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy. D. Ông Đình là trưởng xóm, quyết định mỗi gia đình nộp 50.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn. Câu 71. Việc làm nào thể hiện tính dân chủ A. Các cầu thủ xô xát ngay trên sân cỏ B. Bà Hà tự ý thu tiền của người dân trong khu phố C. Học sinh lớp 8A luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường D. Trong buổi họp Nam thường không phát biểu, đưa ý kiến Câu 72: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ? A. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội qui; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội qui. B. Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch. C. Thầy chủ nhiệm giao cho Nam điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến. D. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ không tuân theo quyết định của trọng tài. Câu 73: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự thiếu dân chủ? A. Quốc hội đưa ra dự thảo luật để nhân dân đóng góp ý kiến. B. Lớp trưởng đưa ra quyết định mà chưa thông qua ý kiến của tập thể. C. Lãnh đạo cho phép nhân viên giám sát công việc của mình. D. Cả lớp bàn bạc sôi nổi để chuẩn bị tham gia hội trại 26/03 Câu 74: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính dân chủ? A. Tự do vứt rác bừa bãi. B. Hăng hái xây dựng bài. C. Đi không đúng làn đường quy định. D. Nói chuyện trong giờ. Câu 75 : Trong các hành vi sau hành vi nào thể hiện chấp hành tốt kỷ luật của tập thể ? A. Tôn trọng thực hiện nội quy, quy định của trường lớp B. Làm việc riêng trong giờ học C. Đi học muôn thường xuyên D. Nói chuyện riêng trong giờ học Câu 76: Việc làm nào sau đây thực hiện đúng kỉ luật trong nhà trường? A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. 10
  11. C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. D. Một nhóm HS tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường Câu 77: Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ ? A. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo qui định của trọng tài. B. Học sinh tuân theo nội qui của trường đề ra. C. Trong buổi sinh hoạt lớp, tất cả học sinh đều sôi nổi thảo luận để tìm ra biện pháp học tập tốt. D. Mọi người cùng chấp hành thực hiện những công việc chung Câu 78. Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng? A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất cứ việc gì , ở đâu. B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ. C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người. Câu 79 : Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật? A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài. B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài. C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ. D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp, sinh hoạt Đội. C©u 80: ViÖc lµm nµo sau ®©y cã néi dung thÓ hiÖn tÝnh d©n chñ? A. Líp tr­ëng yªu cÇu mçi b¹n nép 5000 ®ång ®Ó g©y quü bãng ®¸ B. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo qui định của trọng tài. C. Học sinh tuân theo nội quy của trường đề ra. D. ThÇy CN giao cho Hïng ®iÒu khiÓn buæi sinh ho¹t líp cuèi tuÇn. Mäi ng­êi ®· tÝch cùc ph¸t biÓu ý kiÕn. Câu 81: Tác dụng của việc thực hiện tốt kỷ luật A. Xây dựng xã hội giàu đẹp B. Phát huy được sự đóng góp của mọi người cho tập thể C. Không có tác dụng gì vì mọi người rất tự giác làm việc D. Tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc. Câu 82: Quan điểm nào sau đây mà em cho là đúng? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ. B. Chỉ có trong nhà trường mới cần đến kỉ luật. C. Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định. D. Tính kỉ luật sẽ làm mất tự do cá nhân. Câu 83. Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật? A. Tiên học lễ, hậu học văn B. Uống nước nhớ nguồn C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 11
  12. D. Nước có vua, chùa có bụt Câu 84: Hành vi nào sau đây chưa thể hiện thực hiện quyền dân chủ A. Tham gia bầu chọn cán bộ lớp B. Đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp C. Lặng yên nghe ý kiến của các bạn mà không có ý kiến gì D. Tham gia ý kiến về nội dung Đại hội học tốt Câu 85: Em đồng ý với ý kiến nào trong số các ý kiến sau A. Dân chủ tức là được nói và làm theo ý mình B. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ C. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hiệu quả. D. Dân chủ làm mất tính kỉ luật Câu 86: Biểu hiện nào sau đây thể hiện thiếu dân chủ A. Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp B. Bố mẹ, thầy cô, người lớn chưa lắng nghe ý kiến của trẻ em C. Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân D. Cán bộ, nhân viên tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của cơ quan Câu 87: Biểu hiện nào sau đây thể hiện thiếu kỉ luật A. Học sinh đi học đúng giờ, nghỉ học có đơn xin phép B. Công nhân đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất C. Cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng D. Đội viên tham gia bỏ phiếu bầu Ban chỉ huy Liên đội theo đúng quy định Câu 88: Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì? A. Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật B. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp C. Không quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử D. Cả ba ý kiến trên Câu 89: Trong những câu sau, câu nào nói về dân chủ và kỉ luật? A. Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa B. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm D. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận Câu 90: Hành vi nào sau đây là đúng? A. Tự do phát biểu trong cuộc họp B. Chi đội trưởng tự quyết định hình thức khen thưởng và kỉ luật của chi đội C. Trước khi quyết định vấn đề gì quan trọng của tập thể bao giờ Mai cũng mang ra bàn bạc D. Không cho người khác bày tỏ quan điểm của mình 12
  13. Câu 91: Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình B. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh C. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của lãnh đạo các nước D. Chiến tranh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển Câu 92: Bảo vệ hòa bình giúp A. Tôn trọng cuộc sống của mỗi cá nhân B. Giải quyết mâu thuẫn bằng vũ trang C. Nâng cao giá trị của sức mạnh quân sự D. Không để xảy ra chiến tranh Câu 93: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu hòa bình A. Tham gia viết thư giao lưu với bạn bè quốc tế B. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên thế giới C. Luôn tìm cách để người khác phải phục tùng theo ý kiến của mình D. Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, đàm phán Câu 94: Hoạt động nào không phải là hoạt động thể hiện hoà bình. A. Đấu tranh chống khủng bố. B. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình. C. Mít tinh phản đối chiến tranh. D. Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới Câu 95: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hòa bình? A. Biết lắng nghe để hiểu và thông cảm với người khác. B. Không chấp nhận điểm khác với mình ở người khác. C. Phân biệt đối xử, kì thị với người khác. D. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. Câu 96: Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột D. Chống khủng bố Câu 97: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình ? A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình Câu 98: Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác B. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa D. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình 13
  14. Câu 99: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại? A. Tăng cường chế tạo vũ khí để hủy diệt hàng loạt. B. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia. C. Xâm lấn lãnh thổ của các quốc gia, dân tộc. D. Kích động để chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. Câu 100: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. Ổn định B. Hòa hoãn C. Hòa giải D. Hòa bình Câu 101: Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt động A. Bảo vệ hòa bình B. Giải quyết xung đột C. Đàm phán hòa bình D. Bảo vệ nhân dân Câu 102: Thành phố nào ở Việt Nam được công nhận là thành phố vì hòa bình? A. Thành phố Hồ Chí Minh B. Huế C. Hà Nội D. Đà Nẵng Câu 103: Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là: A. Đối đầu xung đột. B. Chiến tranh lạnh. C. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế. D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột. Câu 104: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? A. Những người có tiềm lực quân sự mạnh. B. Những nước giàu có. C. Toàn nhân loại. D. Những nước từng bị chiến tranh. Câu 105. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống A. Biết lắng nghe, quan tâm mọi người B. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân C. Bắt mọi người phải theo ý mình D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc, màu da Câu 106: Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình năm nào? A. 1999 B. 2000 C. 2001 D. 2002 Câu 107: Theo em những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác. B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người. C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh. D. Không thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác. 14
  15. Câu 108: Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau? A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó. B. Tham gia đánh cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hòa giải. D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn. C©u 109: Hµnh vi nµo sau ®©y không biÓu hiÖn lßng yªu hoµ b×nh trong cuéc sèng hµng ngµy A.Biết lắng nghe người khác B. Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác C. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân D.Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác C©u 110: Để thể hiện lòng yêu hòa bình học sinh phải làm gì? A. Tôn trọng và lắng nghe người khác. B. Gây gổ với bạn bè. C. Không khoan dung với lỗi của bạn. D. Dùng vũ lực giải quyết mâu thuẩn. Câu 111: Bảo vệ hòa bình là: A. Giữ gìn cuộc sống bình yên B. Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tông giáo và quốc gia C. Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang D. Tất cả các ý trên Câu 112: Biểu hiện nào sau đây thể hiện chiến tranh phi nghĩa A. Tiến hành đấu tranh chống xâm lược B. Bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc C. Phá hoại độc lập, chủ quyền của dân tộc khác D. Bảo vệ hòa bình Câu 113: Hòa bình là: A. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang B. Mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc C. Khát vọng của toàn nhân loại D. Tất cả các ý trên Câu 114: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình? A. Bồ câu B. Hải âu C. Bồ nông D. Đại bàng Câu 115: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây: A. Xây dựng trường học thân thiện cũng là cách để xây dựng ý thức bảo vệ hòa bình B. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại C. Sống thân thiện, chân thành, cởi mở sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, không có chiến tranh 15
  16. D. Phải dùng sức mạnh mới giải quyết được những mâu thuẫn cá nhân Câu 116: Hoạt động nào dưới đây không là hoạt động bảo vệ hòa bình A. Hợp tác chống chiến tranh khủng bố B. Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân C. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới D. Tham gia kí tên vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình Câu 117: Cần phải bảo vệ hòa bình vì: A. Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên B. Hòa bình giúp các quốc gia cùng phát triển C. Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới D. Tất cả các ý trên Câu 118: Ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của ai? A. Các nước có chiến tranh B. Các nước gây ra chiến tranh C. Các quốc gia, dân tộc có liên quan D. Toàn nhân loại Câu 119: Để thể hiện lòng yêu hòa bình, học sinh cần làm gì? A. Tham gia các diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức B. Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết C. Tuyên truyền về hòa bình D. Tất cả các hoạt động trên Câu 120: Ngày Quốc tế Hòa bình là ngày nào? A. Ngày 5/6 B. Ngày 21/9 C. Ngày 26/6 D. Ngày 31/5 Câu 121: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì? A. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác B. Quan hệ hợp tác giữa hai bên cùng có lợi C. Quan hệ để tránh căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh D. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Câu 122: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? A. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. B. Quan hệ cạnh tranh giữa nước này với nước khác. C. Quan hệ giao lưu giữa nước này vơi nước khác. D. Quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác. Câu 123: Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là: A. Quan hệ anh em với các nước gần gũi 16
  17. B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng C. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước D. Quan hệ bạn bè với các nước phát triển Câu 124: Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới A. Phụ thuộc lẫn nhau B. Cùng nhau hợp tác và phát triển C. Tập hợp đồng minh D. Tạo thành những phe phái đối đầu nhau Câu 125: Việc nào thể hiện tình hữu nghị A. Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác B. Không tham gia các hoạt động nhân đạo C. Quyên góp, ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn D. Cư xử thô lỗ với người nước ngoài Câu 126: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài? A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem. B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài. C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ. D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ. Câu 127: Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta là: A. Hòa bình B. Hữu nghị C. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác D. Đối đầu Câu 128: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách A. Đối ngoại hòa bình hữu nghị. B. Làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp C. Xây dựng môi trường hữu nghị D. Đối ngoại là ưu tiên hàng đầu Câu 129: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài. B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn. C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước thiên tai. D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước. Câu 130: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới? A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài B. Kì thị, phân biệt đỗi xử với người nước ngoài. C. Niềm nở khi tiếp xúc với người nước ngoài. D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác. Câu 131: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Tổ chức giao lưu với HS nước ngoài. 17
  18. B. Lịch sự với người nước ngoài. C. Tổ chức quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai. D. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc. Câu 132: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai C. Dùng vũ lực gây chiến tranh D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. Câu 133: Hành động nào sau đây là phá hoại tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới? A. Đeo bám, bắt chẹt, lừa đảo khách du lịch nước ngoài. B. Tìm hiểu văn hóa và con người các nước trên thế giới. C. Quyên góp ủng hộ nhân dân các nước bị thiên tai tàn phá. D. Tham gia giao lưu với các bạn thanh thiếu niên quốc tế. Câu 134: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về A. Quan hệ đồng minh chiến lược B. Quan hệ láng giềng, đồng chí C. Tình cảm thủy chung gắn bó D. Tình hữu nghị giữa các dân tộc Câu 135: Việc thiết lập và giữ gìn tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đem lại lợi ích gì? A. Biết được những điểm yếu và khó khăn của nhau B. Lợi dụng nhau để phân chia lợi ích C. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn dẫn đến nguy cơ chiến tranh. D. Dễ dàng tạo ra các liên minh quân sự và hiện đại hóa các vữ khí hủy diệt. Câu 136. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta? A. Hòa bình B. Hữu nghị C. Mở rộng giao lưu, hợp tác D. Cả ba ý trên Câu 137: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là: A. Quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác. B. Quan hệ giữa các nước láng giềng. C. Quan hệ thường xuyên ổn định giữa nước này với nước khác. D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Câu 138: Việc làm không thể hiện tình hữu nghị: A. Giúp đỡ khách nước ngoài. B. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt. C. Giao lưu học sinh quốc tế. D. Trêu chọc người nước ngoài. 18
  19. Câu 139: Hiện nay nhà nước ta chủ trương: A. Quan hệ các nước trong khu vực Đông Nam Á. B. Quan hệ với các nước cùng chế độ chính trị. C. Quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. D. Quan hệ với với nhiều nước và phân biệt chế độ chính trị. Câu 140. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài. B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn. C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai. D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước. Câu 141: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn ? A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng. B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng. C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn. D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn. Câu 142: Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài A. Tích cực mua sắm hàng hóa có xuất xứ nước ngoài B. Ca ngợi tôn sùng chế độ tư bản chủ nghĩa C. Viết thư kết bạn với học sinh nước ngoài D. Ngại giao tiếp với người nước ngoài Câu 143: Trong những hành vi sau, hành vi nào không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau C. Chỉ quan hệ với những nước có cùng chế độ chính trị D. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Câu 144: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị? A. Hải không muốn sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới B. Vân rất thích học ngoại ngữ C. Hùng thích được tìm hiểu về văn hóa phương Tây D. Lan cùng học sinh của trường phấn khởi vì được đón Chủ tịch nước Cu-ba Câu 145: Ý kiến nào dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là đúng? A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh. C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau. 19
  20. D. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Câu 146: Ý kiến nào dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là sai? A. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị. C. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh. C . Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trên thế giới. D. Học sinh còn nhỏ vẫn có thể xây dựng được tình hữu nghị Câu 147: Việc làm nào sau đây của em góp phần phát triển tinh thần hữu nghị? A. Chia sẻ nỗi đau với các bạn ở các nước bị thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, những nước đang xảy ra xung đột chiến tranh B. Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài C. Học tập ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hóa các dân tộc và thuận lợi trong việc giao lưu D. Tất cả các việc làm trên Câu 148: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới(WTO) vào năm nào? A. Năm 1995 B. Năm 2000 C. Năm 2007 D. Năm 2005 Câu 149: Khi nhà trường tổ chức giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, em sẽ làm gì để góp phần tăng cường tinh thần hữu nghị? A. Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình B. Giới thiệu cho các bạn về đất nước và con người Việt Nam C. Tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hóa của nước bạn D. Tất cả các việc làm trên Câu 150: Từ câu:"Bốn bể là anh em", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em” Câu trên thể hiện điều gì? A. Bảo vệ hòa bình. B. Hợp tác cùng phát triển. C. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. D. Năng động sáng tạo. Câu 151: Sáng tạo là gì? A. Nghiên cứu tìm tòi B. Tạo ra giá trị mới về vật chất C. Tìm tòi cách giải quyết mới D. Là say mê nghiên cứu tìm tòi để tọa ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm tòi ra cái mới cách giải quyết mới 20
  21. Câu 152: Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? A. Là người chỉ dựa vào cái đẫ có sẵn B. Là người luôn sợ hãi trước khó khăn C. Là người say mê tìm tòi, phát hiện linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, nhằm đạt được kết quả cao D. Là người chỉ làm việc theo sự chỉ bảo Câu 153: Năng động sáng tạo giúp con người: A. Làm nên những kỳ tích vẻ vang B. Không đêm lại lợi ích gi C. Chỉ hỗ trợ phần nhỏ với thành công của mọi người D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích Câu 154: Năng động, sáng tạo là kết quả của sự: A. Do siêng năng C. Do siêng năng, tích cực B. Do tích cực D. Do chủ động Câu 155: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước B. Học môn GDCD, thể dục không cần sáng tạo C. Người càng năng động sáng tạo càng có nghị lực để vượt qua khó khăn D. Năng động sáng tạo giúp con người làm nên thành công Câu 156: Trong những ý dưới đây, ý nào là khẳng định đúng về năng động sáng tạo? A. Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học, lao động và cuộc sống. B. Năng động sáng tạo được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác C. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. D. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả. Câu 157: Năng động, sáng tạo được thể hiện trong những hành vi nào dưới đây ? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. B. Dám làm mọi việc để đạt mục đích của mình. C. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong cuộc sống. D. Không làm những việc khó khăn mà người khác né tránh. Câu 158: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Ngồi trong lớp, Dũng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Dũng mạnh dạn hỏi ngay. B. Trong giờ học các môn khác, Trinh thường đem bài tập Toán hoặc tiếng Anh ra làm. 21
  22. C. Trong học tập, bao giờ Hải Anh cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói. D. Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Việt cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập. Câu 159: Năng động, sáng tạo được thể hiện trong những hành vi nào dưới đây ? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. B. Dám làm mọi việc để đạt mục đích của mình. C. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong cuộc sống. D. Ỷ lại cái đã có Câu 160: Biểu hiện nào không phải năng động, sáng tạo? A. Chủ động. B. Bị động. C. Dám nghĩ. D. Dám làm Câu 161: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện không năng động, sáng tạo ? A. Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân để học sinh ham thích học. B. Bác Mai cải tiến kĩ thuật nuôi trồng, vươn lên làm giàu thoát khỏi cảnh đói nghèo. C. Anh Tùng bị mù cả hai mắt mà vẫn hát hay, chơi đàn giỏi. D. Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài khó. Câu 162: Những hành vi nào dưới đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. B. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh. C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường Câu 163: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo B. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của thiên tài C. Chỉ những người kinh doanh mới cần đến sáng tạo D. Ai cũng có thể sáng tạo, năng động sáng tạo là phẩm chất của con người trong mọi thời đại Câu 164: Việc làm nào sau đây thể hiện năng động sáng tạo A. Dám làm mọi việc B. Tìm cách né tránh việc khó khăn C. Dám bỏ học để làm việc khác 22
  23. D. Biết suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết khác nhau trong công việc Câu 165: Ai là người có thể sáng tạo? A. Học sinh C. Ai cũng có thể sáng tạo B. Các nhà khoa học D. Thiên tài Câu 166: Phẩm chất năng động sáng tạo của con người do: A. Di truyền mà có B. Do bắt chước mà có C. Do sở thích của họ quyết định D. Do tích cực rèn luyện mà có Câu 167: Việc làm nào thể hiện năng động sáng tạo? A. Trong giờ văn mang bài tập toán ra làm B. Chú ý nghe giảng, mạnh dạn hỏi thầy cô khi không hiểu bài C. Làm theo một cách máy móc D. Làm nhiều bài nhưng không có chất lượng Câu 168: Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra: A. Giá trị vật chất B. Giá trị tinh thần C. Như cái đã có D. Giái trị vật chất, giá tri tinh thần, cái mới Câu 169: Ai là người phát minh ra đèn điện? A. Ê- Đi Xơn B. Đac- Uyn C. Pi- Ta- Go D. Niu-Tơn Câu 170: Để trở thành người năng động sáng tạo học sinh cần làm gì? A. Chăm chỉ làm bài B. Học tốt lý thuyết C. Tìm ra cách học tập tốt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống D. Tích rèn luyện đạo đức Câu 171: Sáng tạo khoa học là kết của của sự: A. Kết quả của sự nghiên cứu tìm tòi B. Kết quả của sự say mê trong công việc C. Là cách giải quyết mới D. Là kết quả của sự say mê nghiên cứu tìm tòi và phát hiện Câu 172: Năng động, sáng tạo Có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay? A. Năng động sáng tạo có ý nghĩa quan trong trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội mới B. Chỉ cần thiết trong một hoàn cảnh nhất định C. Năng động sáng tạo không thực sự cần thiết D. Chỉ cần trong sáng tạo khoa học 23
  24. Câu 173: Mặc dù trình độ không cao song ông An vẫn luôn tìm tòi học hỏi để tìm ra cách riêng của mình và đạt kết quả tốt trong công việc. Theo em ông an là người như thế nào? A. Tự chủ C. Tự tin B. Là người năng động, sáng tạo D. Là người chí công vô tư Câu 174: Trong học tập học sinh cần thể hiện năng động sáng tạo như thế nào? A. Dựa dẫm chép bài của bạn B. Không chuẩn bị bài trước khi tới lớp C. Quyết tâm tìm ra cách giải một bài toán theo cách mới D. không cần suy nghĩ khi làm bài Câu 175: Câu thành ngữ nào sau đây thể hiện năng động sáng tạo ? A. Cái khó ló cái khôn C. Nước đến chân mới nhảy B. Vạn sự khởi đầu nan D. Tiến thoái lưỡng nan Câu 176: Khi xây dựng cho mình kế hoạch học tập, Dương thường linh hoạt thay đổi để sao cho phù hợp với thời gian và việc học của mình để đạt kết quả tốt. Theo em Dương là người như thế nào? A. Là người làm việc theo cảm tính B. Chủ động, sáng tạo C. Là người không có tính nhất quán D. Là người chưa biết giải quyết công việc Câu 177: Động lực của sáng tạo là? A. Niềm đam mê C. Theo cảm hứng B. Sự nhiệt tình D. do ép buộc Câu 178: Trong tình huống khó khăn người năng động, sáng tạo là: A. Bình tĩnh C. Tự tin B. Ôn hòa D. Linh hoạt xử lý tình huống Câu 179: Việc làm nào thể hiện tính năng động sáng tạo? A. Không mạnh dạn phát biểu ý kiến B. Lười suy nghĩ C. Không tham gia thảo luận nhóm D. Trước mọi việc luôn tự hỏi: Để làm gì? Làm như thế nào? Có khó khăn khắc phục như thế nào? Câu 180: Chương trình nào trên truyền hình nhằm tôn vinh những con người năng động, sáng tạo? A. Sinh ra từ làng C. Cặp lá yêu thương B. Khoa học sáng tạo D. Vì ngày mai lập nghiệp Câu 181: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là: A. Làm việc trong một thời gian nhất định B. Tạo ra nhiều sản phẩm 24
  25. C. Là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định D. Là tạo ra ít sản phẩm Câu 182: Làm việc có năng suất, chất, lượng, hiệu quả có vai trò: A. Chỉ cho mỗi cá nhân B. Cho gia đình C. Cho xã hội D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân gia đình và xã hội Câu 183: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm việc có năng suất, chất, lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội B. Chỉ có ý nghĩa nhất thời C. Chỉ có lợi cho cá nhân D. Chỉ để rèn luyện tay nghề Câu 184: Để Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gi? A. Siêng năng C. Rèn luyện sức khỏe B. Tích cực nâng cao tay nghề D. Nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động tự giác Câu 185: Hành vi nào đươi đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? A. Vân thường làm nhiều việc trong một lúc nhưng việc nào cũng dở dang B. Liên chỉ quan tâm đến số lượng bài mà không quan tâm chất lượng bài làm C. Chưa đọc kỹ đề tuấn đã vội làm bài D. Lan nắm chắc lý thuyết nên bài kiểm tra Lan cũng được điểm cao Câu 186: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong một thời gian nhất định là: A. Tạo ra nhiều sản phẩm B. Tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao C. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá tri cao D. Tạo ra sản phẩm có giá trị Câu 187 : Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả. A. Lâm thường làm nhiều việc trong một lúc nên việc gì cũng dở dang B. Trong giờ kiểm tra môn văn, Tâm chưa đọc kỹ đề đã làm bài ngay nên lạc đề C. Loan có kế hoạch học tập hợp lý, thường xuyên nắm vững bài nên cuối năm đạt thành tích học sinh giỏi D.Khi làm bài tập Liên chỉ quan tâm để làm được nhiều bài, không cần biết là làm đúng hay sai. Câu 188: Em tán thành ý kiến nào dưới đây? 25
  26. A. Chỉ những người có khả năng đặc biệt mới có thể việc vừa có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả. B. Trong sản xuất hàng hóa thì chỉ cần năng suất còn chất lượng thì không quan trọng C. Chỉ cần tăng năng suất lao động thì sẽ có hiệu quả trong sản xuất D. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả phải có lòng say mê và sự hiểu biết Câu 189: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Là làm ra được một sản phẩm có giá trị trong thời gian không xác định. C. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất. D. Là làm ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn Câu 190: Để làm việc có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả càn tránh điều nào sau đây? A. Lao động tự giác, sáng tạo B. Làm việc năng động sáng tạo C. Coi thường kỷ luật lao động D. Rèn luyện nâng cao tay nghề Câu 191: Nhà báo người Hung-ga-ri phát minh ra chiếc bút bi vào năm nào A.1938 B.1939 C. 1940 D.1948 Câu 192: Biểu hiện nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Chỉ cần số lượng là đủ B. Tăng số lượng nhưng đảm bảo chất lượng C. Chỉ cần làm cho xong việc D. Quan tâm đến số lượng nhất thời Câu 193: Để nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất cần phải: A. Có nhiều thời gian B. Không cần nhiều thời gian C. Tốn ít thời gian như hiệu quả công việc vẫn cao D. Cần tăng nhanh số lượng sản phẩm Câu 194: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Trong mọi việc phải tự giác, tích cực, sáng tạo B. Không cần phải tích cực quá vì đã có nhiều người khác C. Thiếu trách nhiệm với việc chung D. Chỉ làm cho xong chuyện Câu 195: Trong công việc chúng ta cần quan tâm tới điều gì? A. Chú ý đến năng suất B. Chú ý đến chất lượng việc C. Chú ý đến cả năng suất và chất lượng 26
  27. D. không cần chú ý đến mặt nào của công việc Câu 196: Buổi lao động của lớp diễn ra, một số bạn cho rằng: “ Hãy làm cho song công việc không quan tâm đến chất lượng như thế nào”. Em sẽ làm gì trước thái độ của các bạn? A. Đồng tình với ý kiến của các bạn B. Khuyên các bạn cần cố gắng để hoàn thành công việc đúng thời gian, có chất lượng C. không quan tâm tới ý kiến của các bạn D. Làm theo các bạn Câu 197: Theo em trong các yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá thành yếu tố nào quan trọng nhất? A. Năng suất C. Hiệu quả B. Chất lượng D. Giá thành Câu 198: Chị Thủy luôn sắp xếp thới gian, có kế hoạch làm việc hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.Theo em chị Thủy là người như thế nào? A. Chị Thủy làm cho xong việc B. Chị Thủy tận dụng thời gian làm việc khác C. Chị Thủy năng động tạo ra chất lượng trong công việc D. Chị Thủy chưa nhiệt tình trong công việc Câu 199: Theo em trong các yếu tố sau, yếu tố nào quan trong nhất để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Lao động tự giác kỷ luật B. Luôn luôn năng động sáng tạo C. Tích cực nâng cao tay nghề, sáng tạo trong công việc D. Rèn luyện sức khỏe Câu 200: Giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Lê Thế Trung là người đã tìm ra loại thuốc chữa bệnh gi? A. Thuốc chữa khớp C. Thuốc chữa đột quỵ B. Thuốc chữa bỏng D. Thuốc chữa tim mạch Câu 201: Thế nào là hợp tác cùng phát triển? A. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. C. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác D. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình Câu 202: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở A. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. B. Cùng chung chí hướng C. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau 27
  28. D. Cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống Câu 203: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây A. Chỉ nên hợp tác với các nước có cùng chế độ chính trị B. Đấu tranh chống khủng bố không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào C. Không nhất thiết phải hợp tác với nhiều nước D. Chỉ cần hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh tế Câu 204: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia B. Vì học giỏi nên Lan không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai C. Hoa phải mất rất nhiều thời gian khi một mình tự giải quyết các BT khó D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm Câu 205: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở A. Một bên phải được lợi B. Bình đẳng, cùng có lợi C. Phần đóng góp phải bằng nhau. D.Tự nguyện và chấp nhận thua thiệt Câu 206: Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện A. Làm việc vì lợi ích cá nhân B. Việc ai người ấy làm C. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung D. Làm việc vì lợi ích tập thể Câu 207: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc A. Hợp tác với các nước trong khu vực B. Làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp C. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới D. Hợp tác với các tổ chức quốc tế Câu 208: Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau C. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp Câu 209: Ý kiến sai về vấn đề hợp tác? A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu C. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo Câu 210: Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia A. Bình đẳng B. Đôi bên cùng có lợi C. Không phương hại đến lợi ích của người khác 28
  29. D. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Câu 211: Việt nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm nào? A. 1977 B.1995 C.1996 D. 2007 Câu 212: Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay A. Vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển B. Vì ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách dịa lý C.Vì các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết D.Vì thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau Câu 213: Khi có những vấn đề không giải quyết được, em và bạn bè thường chọn cách làm việc nào A. Làm việc theo nhóm B. Làm việc riêng lẻ từng cá nhân C. Thuê người khác làm hộ D. Bỏ công việc đó lại vì rất tốn thời gian Câu 214. Công trình nào có sự hợp tác giữa việt Nam và Ô-xtray-li-a? A. Cầu Mỹ Thuận. B. Cầu Cần thơ. C. Cầu Rạch Miễu. D. Cầu Hàm Luông Câu 215: Vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu hiện nay cần hợp tác giải quyết là: A. Kinh tế. B. Văn hóa, giáo dục. C. Dân số, tình trạng đói nghèo, môi trường, bệnh hiểm nghèo. D. Khoa học kĩ thuật Câu 216: Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường: A. Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng. B. Việt Nam rất chú trọng công tác bảo vệ rừng. C. Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế. D. Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài Câu 217: Hợp tác với nước ngoài để: A. Giải quyết những vấn đề mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết B. Hợp tác là xu thế chung. C. Hợp tác để tìm hiểu nhau. D. Hợp tác để phát triển du lịch. Câu 218: Việt Nam là quốc gia . A. Thuộc hiệp hội Đông Nam Á B. Tham gia chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc 29
  30. C. Tham gia các tổ chức xã hội như: WHO, FAO D. Cả A,B,C đều đúng Câu 219: Chính sách hợp tác của Nhà nước ta là: A. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới. B. Hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển mạnh. C. Chỉ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa. D. Hợp tác với các nước láng giềng và trong khu vực. Câu 220: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ? A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác. B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp. C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài. D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình. Câu 221: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ? A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia . B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai. C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó. D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch. Câu 222: Sù hîp t¸c chØ bÒn v÷ng vµ mang l¹i hiÖu qu¶ khi dùa trªn c¬ së: A. Mét bªn cã lîi B. B×nh ®¼ng, cïng cã lîi, không làm phương hại đến lợi ích của nhau C. Hai bªn ph¶i b»ng nhau D. Tù nguyÖn chÊp nhËn thua thiÖt Câu 223: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển ? A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẩu thuật cho bệnh nhân C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp. Câu 224: Trong cuộc sống hàng ngày hợp tác thể hiện A. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung. C. Làm việc vì lợi ích cá nhân. B. Việc ai người ấy làm. D. Làm việc vì lợi ích tập thể. Câu 225: Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. B. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 30
  31. D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp. Câu 226: Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là: A.Đối đầu xung đột. B. Chiến tranh lạnh. C. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế. D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột. Câu 227: Sự hợp tác giữa các nước sẽ mang lại những lợi ích gì? A. Cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc có tính toàn cầu B. Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển C. Để đạt mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng Câu 228: Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác? A. Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội B. Không quan tâm gì đến tình hình trong nước và thế giới C. Không tham gia buổi giao lưu gặp gỡ với học sinh nước ngoài do nhà trường tổ chức D. Không tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm Câu 229: Việc làm nào sau đây không thể hiện tinh thần hợp tác của học sinh A. Tích cực tham gia thảo luận nhóm B. Xây dựng kế hoạch hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh C. Cùng nhau thực hiện hoạt động Tuyên truyền về Hòa bình D. Không giúp đỡ, hỗ trợ các bạn học sinh khác trường Câu 230: Trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào thể hiện tư tưởng thiếu tinh thần hợp tác A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao B. Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ C. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn D. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết Câu 231: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? A. Là những giá trị tinh thần B. Là lịch sử lâu dài của dân tộc C. Là những giá trị vật chất D. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc Câu 232: Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào B. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc 31
  32. C. Là những giá trị bình thường D. Là những giá trị vô cùng quý giá Câu 233: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân B. Là vô cùng quý giá đối với mỗi con người C. Là động lực cho sự phát triển của xã hội D. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân Câu 234: Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc A. Đoàn kết, nhân nghìa, tôn sư trọng đạo B. Ích kỷ, lười biếng, bất hiếu C. Hiếu học, cần cù, dũng cảm, D. Hiếu thảo, hiếu học, yêu thương đùm bọc Câu 235: Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chúng ta cần tự hào B. Chúng ta cần giũ gìn phát huy C. Chúng ta cần tiếp nối D. Chúng ta cần tự hào giũ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Câu 236: Việc làm nào sau đây thể hiện kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Có thái độ chê bai, coi thường B. Xấu hổ khi nói về làng nghề truyền thống C. Tìm hiểu truyền thống trên quê hương mình D. Có hành vi làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục Câu 237: Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần làm gì? A. Lên án ngăn chặn B. Không quan tâm C. Bỏ qua trước việc làm đó D. Cùng tham gia Câu 238: Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Bảo tồn các làn điệu dân ca B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên C. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình D. Duy trì làng nghề Câu 239: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Không được để truyền thống bị mai một lãng quyên B. Không có truyền thống đất nước vẫn phát triển C. Truyền thông không còn quan trọng trong thời đại mở cửa và hội nhập 32
  33. D. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống Câu 240: Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tham quan khu di tích lịch sử B. Tham gia lễ hôi truyền thống C. Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ D. Lười biếng trong lao động Câu 241: Em đồng ý với việc làm nào sau đây? A. Không tôn trọng người lao động chân tay B. Chê bai người khác ăn mặc quê mùa C. Giới thiệu với mọi người về truyền thống quê hương D. Sống chỉ biết mình không quan tâm đến người khác Câu 242: Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương giúp: A. Ngăn chặn ở nông thôn ra thành thị B. Xây dựng làng nghề truyền thống C. Đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào cuộc sống D. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Câu 243: Việc làm nào sau đây không tiếp nối truyền thống hiếu học? A. Siêng năng học tập B. Phấn đấu đạt điểm cao trong học tập C. Mải chơi, lười học D. Biết kết hợp học đi đôi với hành Câu 244: Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Uống nước nhớ nguồn B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Gần mực thì đên gần đền thì rạng D. Ở hiền gặp lành Câu 245: Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái thể hiện trong việc làm nào sau đây? A. Yêu thương sẻ chia giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn B. Không quan tâm tới người khác C. Không ủng hộ giúp đỡ người nghèo D. Bỏ đi khi người khác gặp nạn Câu 246: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc? A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài B. Học đòi phong cách lạ C. Ra sức học tập rèn luyện đạodức D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc Câu 247: Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì? 33
  34. A. Em đồng tình với ý kiến của bạn B. Em phản đối ý kiến của bạn C. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào D. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn Câu 248 : Hoc sinh cần làm gì để tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc A. Nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập B. Không học bài, làm bài ở nhà C. không cố gắng vươn lên trong học tập D. Không nghe lời thầy cô có thái độ coi thường Câu 249: Những câu nói sau đây là của ai: “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”? A. Nhà cách mạng Phan Bội Châu C. Chủ tịch Hồ Chí Minh B. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp Câu 250: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc? A. Lá lành đùm lá rách B. Thương người như thể thương thân C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no D. Phận ai người ấy lo Câu 251: Trong gia đình anh em của Minh đều là người học giỏi còn Minh thì lười học, học kém. Theo em Minh đã: A. Không phát huy truyền thống hiếu học của gia đình B. Minh làm vậy là vì đây là tự do của mỗi người C. Minh không tự chủ được bản thân D. Minh có thói quen sống ích kỷ Câu 252: Những thái độ và hành vi nào dưới đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc. B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. C. Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo. D. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. Câu 253: Em tán thành ý kiến nào dưới đây ? A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển. C. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình. D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. 34
  35. Câu 254: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là những thắng lợi của các cuộc cách mạng. Vậy theo em con đừng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam là: A. Cách mạng tư sản C. Cách mạng dân chủ tư sản B. Cách mạng vô sản D. Cách mạng tư bản chủ nghĩa Câu 255: Giá trị tốt đẹp của dân tộc được hình thành như thế nào? A. Hình thành trong một thời gian ngắn B. Hình thành trog quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác C. Hình thành trong cuộc sống lao động D. Hình thành trong sinh hoạt văn hóa Câu 256: Thái độ và hành vi nào sau đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Tìm đọc tài liệu về các truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc. B. Trân trọng, đánh giá cao các nghệ nhân của những nghề truyền thống. C. Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Câu 257: Việc làm nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài. B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam. D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác Câu 258: Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đep nào của dân tộc Việt Nam? A. Truyền thống tương thân tương ái B. Truyền thống Tôn sư trọng đạo C. Truyền thống yêu nước D. Truyền thống hiếu thảo Câu 259: Quê hương của các làn điệu dân ca quan họ là? A. Vĩnh phúc C. Phú Thọ B. Bắc Ninh D. Thái Nguyên Câu 260: HS thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô, đó là thể hiện truyền thống: A. Yêu nước nồng nàn B. Tương thân tương ái C. Tôn sư trọng đạo D. Hiếu thảo với người đã dạy mình Câu 261: Việc làm nào sau đây của thanh niên là sai? A. Luôn tự hỏi mình đã làm được gì cho mọi người, cho đất nước B. Có lối sống tự do, hưởng thụ cá nhân 35
  36. C. Luôn tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tay nghề D. Vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao Câu 262: Lý tưởng sống là gì? A. Là quan điểm C. Là lẽ sống B. Là chủ chương D. Là cách làm việc Câu 263: Lý tưởng sống: A. Là mục đích cần đạt được B. Là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn làm được C. Là khát vọng của cuộc sống D. Là nhu cầu tất yếu của cuộc sống Câu 264: Người có lý tưởng sống là người như thế nào? A. Người suy nghĩ thấu đáo B. Người làm việc hết mình C. Người luôn hoàn thiện bản thân D. Người suy nghĩ và hành động không mệt mỏi thực hiện lí tưởng sống của dân tộc Câu 265: Người sống có lí tưởng luôn được mọi người: A. Coi thường C. Tôn trọng B. Chế giễu D. Khinh bỉ Câu 266: Có lí tưởng sống cao đẹp là người: A. Người không hoàn thành nhiệm vụ B. Người luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chung C. Người làm việc thiếu trách nhiệm D. Người không biết nghĩ cho người khác Câu 267: Người có lí tưởng sống cao đẹp là: A. Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội B. Vì lợi ích của bản thân C. Vì trách nhiệm phải làm D. Vì lợi ích gia đình Câu 268: Câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” là câu nói của người anh hùng nào? A. Anh hùng Nguyễn văn Trỗi B. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân C. Anh hùng Lý Tự Trọng D. Anh hùng Võ Thị Sáu Câu 269: Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là: A. Chơi hết mình B. Học hết mình C. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt nam độc lập dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh 36
  37. D. Không cần phải phấn đấu gì Câu 270: Thanh niên học sinh phải làm gì? A. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất năng lực nhằm thực hiện lí tưởng đó B. Không cần phải học tập rèn luyện bản thân C. Không cần phải năng động sáng tạo D. Không cần thực hiện lí tưởng Câu 271: Việc làm nào nào sau đây không thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên A. Vượt khó trong học tập đẻ tiến bộ không ngừng B. Bị cám dỗ bưởi những nhu cầu tầm thường C. Vân dụng những điều đã học vào thực tiễn D. Luôn khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống Câu 272: Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp? A. Dễ làm, khó bỏ C.Thắng không kiêu, bại không nản B. Phận ai người ấy lo D. Nước đến chân mới nhảy Câu 273: Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên cần có thái độ gì? A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường B. Bị dao động trước những lời rủ rê C. Làm theo sự điều khiển D. Học đòi, bắt chước Câu 274: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của người có lí tưởng sống cao đẹp? A. Luôn thu vén cho bản thân và cho gia đình B. Tránh tham gia những việc chung C. Tích cực tham gia những hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khó khăn D. Chọn những việc dễ nhàn hạ tránh những việc khó Câu 275: Em tán thành quan điểm nào sau đây về lí tưởng sống của thanh niên? A. Chỉ có nghề nghiệp đem lại thu nhập cao là đủ B. Tìm được việc nhàn hạ đem lại thu nhập cho gia đình C. Phải biết tranh thủ không phí hoài tuổi thanh xuân D.Thanh niên phải luôn vươn tới hoàn thiện bản thân để cống hiến cho sự nghiệp chung Câu 276: Điều kiện để thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình? A. Chỉ cần có bằng cấp là đủ B. Phải là người có chức vụ C. Phải có tinh thần vượt khó vươn lên không ngừng D. Gia đình khá giả tham gia hoạt động xã hội Câu 277: Thanh niên phải có lí tưởng sống cao đẹp vì? 37
  38. A. Thanh niên là lược lượng khỏe hăng hái B. Thanh niên là lực lượng nòng cốt C. Thanh niên là lực lượng đông đảo D. Thanh niên là lực lượng giầu tri thức Câu 278: Lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện đại là gì? A. Dũng cảm, gan dạ trước mọi thế lực và âm mưu của kẻ thù B. Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc C. Đem tài năng tri thức sức lực để góp phần xây dựng đất nước đi lên D. Phấn đấu để làm giầu Câu 279: Câu nào thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên học sinh? A. Phải biết chơi hết mình, làm hết mình B. Phải biết hưởng thụ C. Phải biết làm giầu phấn đấu để có dịa vị D. Phải nỗ lực học tập, rèn luyên chuẩn bị hành trangcho mình, góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc Câu 280: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Được đến đâu hay đến dó B. Nước đến chân mới nhảy C. Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau D. Thân mình, mình lo Câu 281: Mỗi học sinh phải xác định lí tưởng sống đúng đắn cho mình bằng cách nào? A. Xây dựng kế hoạch học tập B. Rèn luyện đạo đức, sức khỏe C. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp 9 D. Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh lớp 9 Câu 282: Vì sao thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp lại rất vẻ vang? A. Vì là lực lượng nòng cốt, xung kích xây dựng đất nước B. Vì là người cống hiến hết mình C. Vì là người suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội Câu 283: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thanh niên luôn được xác định là lực lượng: A. Quyết định C.Quan trọng B. Lãnh đạo D. Nòng cốt Câu 284: Việc làm nào sau đây biểu hiện rõ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH? A. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị và xã hội B. Sống, học tập làm việc vì gia đình 38
  39. C. Học tập rèn luyện toàn diện D. Dồn hết sức vào việc học tập Câu 285: Việc làm nào dưới đây biểu hiện sống tầm thường chưa đúng của thanh niên? A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn B.Không sợ khó, không sợ khổ C. Học tập là quyền của bản thân được đến đâu hay đến đó D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội Câu 286 : Người anh hùng Lý Tự Trọng hi sinh năm bao nhiêu tuổi? A. 17 C. 20 B. 18 D. 19 Câu 287: Hiện nay một số bạn học sinh ăn chơi đua đòi, thích thể hiện học đòi phong cách. Em có thái độ như thế nào trước những hành vi ấy? A. Đồng tình ủng hộ B. Học theo các bạn ấy C. Không quan tâm để ý D. Phê phán những hành động không đúng đắn, không phù hợp Câu 288: Là thanh niên cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với đất nước? A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định B. Không chấp hành thực hiện lệnh nhập ngũ C. Thờ ơ trước những việc chung D. Thoái thác trách nhiệm khi dược giao nhiêm vụ Câu 289: Để thực hiên CNH-HĐH đất nước cần có một lực lựơng lao động như thế nào? A. Có trình độ học vấn nhất định B. Có năng lực ở nhiều lĩnh vực C. Có học vấn, hiểu biết kỹ thuật, tự giác trong lao động ở mọi lĩnh vực D. Có năng lực kinh doanh Câu 290: Việc làm nào dưới đây, biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên? A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường. B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. C. Dễ thì làm, khó thì bỏ. D.Thất bại là mẹ của thành công, thành công phải được tôn vinh xứng đáng. .Câu 291: Việc làm nào là đúng đắn của thanh niên? A. Bị cám dỗ bởi nhu cầu tầm thường B. Không có kế koạch phấn đấu. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Học tập vì ngày mai lập nghiệp. 39
  40. Câu 292: Biểu hiện của thanh niên trong sự nghiệp CNH.HĐH đất nước? A . Không có ý thức trong việc bảo vệ an ninh xã hội B . Tích cực tham gia các hoạt động xã hội C . Không cần áp dụng những lí thuyết vào thực tiễn D . Sống vì lợi ích của bản thân Câu 293: Để hưởng ứng phong trào “ mùa hè xanh” do Đoàn Thanh niên phát động, nhiều thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giúp đỡ nhân dân. Những việc làm ấy có ý nghĩa như thế nào? A. Làm việc theo sự phân công B. Làm việc tình nguyện theo mục đích lí tưởng của tuổi trẻ C. Là việc theo phong trào là chính D. Làm việc vì thích được đến nhiều nơi Câu 294: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện chuẩn bị hành trang cho mình để làm gì? A. Lập nghiệp B. Lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc C. Lập thân D. Bảo vệ Tổ quốc Câu 295: Hiện nay có một số thanh niên học sinh có quan điểm là: “Được đến đâu hay đến đó, nước đến chân mới nhảy”. Quan điểm ấy chứng tỏ họ là người như thế nào? A.Thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội B. Là người luôn bình tĩnh tự tin C. Là người làm theo sở thích D. Là người biết xử lí tình huống Câu 296: Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Những suy nghĩ đó chứng tỏ họ là người như thế nào? A. Biết lo cho gia đình B. Có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội C. Không cố gắng để học tập D. Không có định hướng cho tương lai Câu 297: Em hiểu gì về câu nói: “ Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”? A. Cống hiến là việc làm đầu tiên B. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ C. Biết nhìn về tương lai D. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến 40
  41. Câu 298: Hiện nay một số thanh niên có biểu hiện: Đua xe máy, lười học, đua đòi ăn chơi. Trước những biểu hiện đó em không đồng ý với việc làm nào sau đây? A. Không bắt chước, không làm theo, có thái độ phê phán B. Thử tham gia làm, theo cách của họ C. Coi thường những việc làm thiếu ý thức D. Kiên quyết không làm theo khi bị rủ rê lôi kéo Câu 299: Những câu hát : “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào? A. Bài hát “Đội ca” B. Bài hát “Quốc ca” C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng” Câu 300: Là thanh niên trong thời đại mới chúng ta cần phải? A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện B. Không cần tham gia nhiều phong trào C. Làm việc vì bản thân là chính D. Không cần phải phấn đấu, rèn luyện 41