Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11

pdf 22 trang thungat 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_11.pdf

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11

  1. MỤC LỤC 15 câu hỏi trắc nghiệm - Từ trường 1 20 câu hỏi trắc nghiệm - Lực từ. Cảm ứng từ 3 24 câu trắc nghiệm - Lực từ tác dụng lên dòng điện 5 15 câu trắc nghiệm - Tương tác giữa hai dòng điện song song 8 23 câu trắc nghiệm - Lực Lo-ren-xơ 10 25 câu hỏi trắc nghiệm - Từ thông và Cảm ứng điện từ 12 25 câu hỏi trắc nghiệm - Suất điện động cảm ứng 15 15 câu hỏi trắc nghiệm - Hiện tượng Tự cảm 19 10 câu hỏi trắc nghiệm - Một số lưu ý về hiện tượng cảm ứng điện từ 20 15 câu hỏi trắc nghiệm - Từ trường Câu 1: Chọn câu sai ? Từ trường tồn tại ở gần A. một nam châm B. một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát C. dây dẫn có dòng điện D. chùm tia điện tử Câu 2: Chọn câu sai ? A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ. B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau. C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín. D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường Câu 3: Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ? A. Đó là hai thanh nam châm. B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt. C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt. D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt. Câu 4: Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi A. các đường sức từ dày đặc hơn. B. các đường sức từ nằm cách xa nhau. C. các đường sức từ gần như song song nhau. D. các đường sức từ nằm phân kì nhiều. Câu 5: Chọn câu sai ? Đường sức của từ trường A. là những đường cong kín. B. là những đường cong không kín C. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. D. không cắt nhau. 1
  2. Câu 6: Kim nam châm có A. đầu trên là cực Bắc, đầu dưới là cực Nam. B. đầu dưới là cực Bắc, đầu trên là cực Nam. C. cực Bắc ở gần thanh nam châm hơn. D. không xác định được các cực. Câu 7: Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện. B. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, và đi vào cực Nam của cuộn dây đó. C. dòng điện tròn là những đường tròn. D. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Câu 8: Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. một ống dây có dòng điện chạy qua. C. một nam châm hình móng ngựa. D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua. Câu 9: Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng: A. các đường thẳng song song với dòng điện. B. các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp. C. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua. D. những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện. Câu 10: Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. Câu 11: Từ phổ là A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường. B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau. C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm. D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn. D. Các đường sức từ là những đường cong kín. Câu 13: Điều nào dưới đây không phải là tính chất của đường sức từ trường ? 2
  3. A. Tại mỗi điểm trong từ trường vẽ được vô số đường sức từ đi qua nó. B. Các đường sức từ là những đường cong kín. C. Các đường sức từ không cắt nhau. D. Ở ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. Câu 14: Từ cực Bắc của Trái Đất A. trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất. B. trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất. C. gần với cực Nam địa lí của Trái Đất. D. gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất. Câu 15: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là A. những đường thẳng song song cách đều nhau. B. những đường cong, cách đều nhau. C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc. D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc. 20 câu hỏi trắc nghiệm - Lực từ. Cảm ứng từ Câu 1: Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây. B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây là lại gần dây. C. M dịch chuyển theo đường thẳng song song với dây. D. M dịch chuyển theo một đường sức từ. Câu 2: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua uốn thành vòng tròn. Tại tâm vòng tròn, cảm ứng từ sẽ giảm khi A. cường độ dòng điện tăng lên. B. cường độ dòng điện giảm đi. C. số vòng dây cuốn sít nhau, đồng tâm tăng lên. D. đường kính vòng dây giảm đi. Câu 3: Cảm ứng từ bên trong một ống dây điện hình trụ, có độ lớn tăng lên khi A. chiều dài hình trụ tăng lên. B. đường kính hình trụ giảm đi. C. số vòng dây quấn trên một đơn vị chiều dài tăng lên. D. cường độ dòng điện giảm đi. Câu 4: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân khồng cách nhau một khoảng a = 10 cm. Qũy tích những điểm mà tại đó véc -tơ cảm ứng từ bằng 0 là A. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm. B. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm. C. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 30 cm, cách I2 20 cm. D. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 30 cm, cách I2 30 cm. Câu 5: Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện vào trong từ trường có vectơ cảm ứng từ, lực từ tác dụng lên dây dẫn sẽ A. nằm dọc theo trục của dây dẫn. B. vuông góc với dây dẫn. C. vừa vuông góc với dây dẫn, vừa vuông góc với vectơ cảm ứng từ. D. vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Câu 6: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. 3
  4. A. B. C. D. B và C. Câu 7: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần. Kết luận nào sau đây đúng? A. rM = 4rN B. rM = rN/4 C. rM = 2rN D. rM = rN/2 Câu 8: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều A. từ trái sang phải. B. từ trong ra ngoài. C. từ trên xuống dưới. D. từ ngoài vào trong. Câu 9: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, cách nhau a = 10 cm trong không khí, trong đó lần lượt có hai dòng điện I1 = I2 = 5 A chạy ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn bằng a = 10 cm là A. 10-4 T. B. 10-5 T. C. 2.10-5 T. D. 2.10-4 T. Câu 10: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm M cách I1 6 cm và cách I2 4 cm có độ lớn bằng A. 5.10-5 T. B. 6.10-5 T. C. 6,5.10-5 T. D. 8.10-5 T. Câu 11: Hai dòng điện cường độ I1 =6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều dài ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm N cách I1, I2 tương ứng là 6 cm và 8 cm có độ lớn bằng A. 0,25.10-5 T. B. 4,25.10-5 T. C. 4.10-5 T. D. 3.10-5 T. Câu 12: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 1,5 cm, tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 3 A. Cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn là A. 16,6.10-5 T. B. 6,5.10-5 T. C. 7.10-5 T D. 18.10-5 T. Câu 13: Một khung dây tròn bán kính R = 4 cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 0,3 A. Cảm ứng từ tại tâm của khung là A. 3,34.10-5 T. B. 4,7.10-5 T. C. 6,5.10-5 T. D. 3,5.10-5 T. Câu 14: Từ cảm B của dòng điện thẳng tại điểm M cách dòng điện 3 cm bằng 2,4.10-5 (T). Tính cường độ dòng điện của dây dẫn. A. 0,36 B. 0,72 C. 3,6 D. 7,2 Câu 15: Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần A. không đổi B. giảm 2 lần C. giảm 4 lần D. tăng 2 lần 4
  5. Câu 16: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5T bên trong một ống dây, mà dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 2A thì số vòng quấn trên ống phải là bao nhiêu, biết ống dây dài 50cm. A. 7490 vòng B. 4790 vòng C. 479 vòng D. 497 vòng Câu 17: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện trên mô tả như hình vẽ. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại M trong trường hợp ba dòng điện hướng như trên hình vẽ. Biết I1 = I2 = I3 = 10A. A. 2. 1 0 4 T. B. 3 . 1 0 4 T. C. 5. 1 0 4 T. D. 6.1 0 4 T. Câu 18: Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20A, tâm vòng dây có cảm ứng từ 0,4πµT. Nếu dòng điện qua vòng dây giảm 5A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là A. 0,3πµT. B. 0,5πµT. C. 0,2πµT. D. 0,6πµT. Câu 19: Một dòng điện cường độ 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào, biết M và N đều cách dòng điện 4cm, đều nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây dẫn. A. BM = BN; hai véc tơ BM và BN song song cùng chiều. B. BM = BN; hai véc tơ BM và BN song song ngược chiều. C. BM > BN; hai véc tơ BM và BN song song cùng chiều. D. BM = BN; hai véc tơ BM và BN vuông góc với nhau. Câu 20: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều như hình vẽ. ABCD là hình vuông cạnh 10cm, I1 = I2 = I3 = 5A, xác định véc tơ cảm ứng từ tại đỉnh thứ tư D của hình vuông. A. 1,23.10 5 T. B. 23.10 5 T. C. 1,52.10 5 T. D. 2,42.10 5 T. 24 câu trắc nghiệm - Lực từ tác dụng lên dòng điện Câu 1: Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì A. F khác 0. B. F = 0. C. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện. D. F còn tùy thuộc độ lớn cường độ dòng điện. Câu 2: Phát biểu nào sai ? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi A. dòng điện đổi chiều. B. từ trường đổi chiều. C. cường độ dòng điện thay đổi. D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều. Câu 3: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt cùng phương với đường sức từ A. luôn cùng hướng với đường sức từ. B. luôn ngược hướng với đường sức từ. C. luôn vuông góc với đường sức từ. D. luôn bằng 0. 5
  6. Câu 4: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua có hướng hợp với hướng của dòng điện góc α A. có độ lớn cực đại khi α = 0. B. có độ lớn cực đại khi α = π/2. C. có độ lớn không phụ thuộc góc α. D. có độ lớn dương khi α nhọn và âm khi α tù. Câu 5: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ? A. 0,08 T. B. 0,06 T. C. 0,05 T. D. 0,1 T. Câu 6: Cho một khung dây dẫn hình chữ nhật, kích thước 30 cm.20 cm, trong có dòng điện I = 5 A; khung được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng chứa khung và có độ lớn B = 0,1 T. Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung là A. F1 = F3 = 0,15 N, F2 = F4 = 0,1 N. B. F1 = F3 = 0,2 N, F2 = F4 = 0,1 N. C. F1 = F3 = 0,15 N, F2 = F4 = 0,3 N. D. F1 = F3 = 0,2 N, F2 = F4 = 0,3 N. Câu 7: Treo một thanh đồng có chiều dài l = 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có B = 0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng một góc α = 60o. Lấy g = 9,8 m/s2, lực căng của dây bằng A. 1,96 N. B. 2,06 N. C. 1,69 N. D. 2,6 N. Câu 8: Hai thanh ray Xx và Yy nằm ngang, song song và cách nhau l = 20 cm đặt trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ thẳng đứng hướng xuống dưới với B = 0,2 T. Một thanh kim loại đặt trên ray vuông góc với ray. Nối ray với nguồn điện để trong thanh có dòng điện chạy qua. Biết khối lượng của thanh kim loại là 200g. Biết thanh MN trượt sang trái với gia tốc a = 2 m/s2. Độ lớn của cường độ dòng điện trong thanh MN là A. 5 A. B. 7,5 A. C. 10 A. D. 12,5 A. Câu 9: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I chạy qua dây. Để lực căng của dây treo bằng 0 thì chiều và độ lớn của I là A. I chạy từ M tới N và I = 9,8 A. B. I chạy từ N tới M và I = 10 A. C. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A. D. I chạy từ N tới M và I = 7,5 A. Câu 10: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I = 16 A có chiều từ M tới N chạy qua dây và g = 10 m/s2. Lực căng của mỗi dây là A. 0,1 N. B. 0,13 N. C. 0,15 N. D. 0,2 N. Câu 11: Hai thanh ray nằm ngang, song song và cách nhau l = 20 cm đặt trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ thẳng đứng hướng lên với B = 0,2 T. Một thanh kim loại MN đặt trên ray vuông góc với hai thanh ray AB và CD với hệ số ma sát bằng 0,1. Nối ray với nguồn điện ξ = 12 V, r = 0,2 Ω. Biết điện trở của thanh kim loại là R = 1 Ω và khối lượng của thanh ray là m = 100 g. Bỏ qua điện trở của ray và dây nối. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc chuyển động của thanh MN là A. 0,8 m/s2. B. 1,6 m/s2. C. 3 m/s2. D. 1,4 m/s2. 6
  7. Câu 12: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó là 3.10-2 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là A. 0,4 T. B. 0,6 T. C. 0,8 T. D. 1,2 T. Câu 13: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 cm có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5 .10-2 N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là A. 30o. B. 45o. C. 60o. D. 90o. Câu 14: Một đoạn dây dẫn thẳng, dài 10 cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,08 T. Biết đoạn dây dẫn vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là A. 0,02 N. B. 0,04 N. C. 0,06 N. D. 0,08 N. Câu 15: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-3 T. Dây dẫn đặt vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ và chịu lực từ bằng 10-3 N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là A. 4 cm. B. 3 cm. C. 2 cm. D. 1 cm. Câu 16: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véc tơ cảm ứng từ một góc 30o. Biết dòng điện chạy qua dây là 10 A, cảm ứng từ B = 2.10-4 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là A. 10-4 N. B. 2.10-4 N. C. 2,5.10-4 N. D. 3.10-4 N. Câu 17: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,8 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 60o. Biết dòng điện I = 20 A và dây dẫn chịu một lực là F = 2.10-2 N. Độ lớn của cảm ứng từ là A. 0,8.10-3 T. B. 10-3 T. C. 1,4.10-3 T D. 1,6.10-3 T. Câu 18: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,5 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 45o. Biết cảm ứng từ B = 2.10-3 T và dây dẫn chịu lực từ F = 4.10-2 N. Cường độ dòng điện trong dây dẫn là A. 20 A. B. 2 0 2 A. C. 4 0 2 A. D. 40 A. Câu 19: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều. Nếu chiều dài dây dẫn và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi. Câu 20: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5 cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5 T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2 A. Nếu lấy g = 10 m/s2 thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là A. 30o. B. 45o. C. 60o. D. 75o. Câu 21: Một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều B. Để lực điện từ tác dụng lên dây cực tiểu thì góc giữa dây dẫn và véc - tơ cảm ứng từ phải bằng A. 0o. B. 30o. C. 60o. D. 90o. 7
  8. Câu 22: Thanh dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 20 cm, khốí lượng m = 10 g, được treo trên hai sợi dây mảnh sao cho MN nằm ngang. Cả hệ thống được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,25 T và vectơ B hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu cho dòng điện I = 23 A chạy qua, người ta thấy thanh MN được nâng lên vị trí cân bằng mới và hai sợi dây treo bây giờ lệch một góc α so với phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2, góc lệch α là A. 30o B. 45o C. 60o D. 50,5o Câu 23: Thanh l có chiều dài 10cm nặng 40 g, điện trở 1,9 Ω, tựa trên hai thanh MN và PQ có điện trở không đáng kể. Suất điện động của nguồn 4 V, điện trở trong 0,1 Ω. Mạch điện đặt trong từ trường đều B = 0,1 T, vuông góc với mặt phẳng khung. Thanh l chuyển động với gia tốc A. 0,05 m/s2 B. 0,5 m/s2 C. 0,1 m/s2 D. 1,0 m/s2 Câu 24: Đoạn dây CD dài 20 cm, khối lượng 10 g treo bằng 2 dây mềm cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang. Dây ở trong từ trường đều có B = 0,2 T và các đường sức từ là các đường thẳng đứng hướng lên. Dây treo chịu được lực kéo lớn nhất FK =0,06 N. Hỏi có thể cho dòng điện qua dây đồng CD có cường độ lớn nhất bao nhiêu để dây treo không đứt. Coi khối lượng dây treo rất nhỏ; g = 10m/s2 A. 1,55 A. B. 1,65 A. C. 1,85 A. D. 2,25 A. 15 câu trắc nghiệm - Tương tác giữa hai dòng điện song song Câu 1: Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song là -7 -7 -7 -7 A. F = 2.10 I1I2l/r. B. F = 2.10 .rl/(I1I2). C. F = 2.10 .I1I2r/l. D. F = 2π.10 .I1I2r/l. Câu 2: Hai dây dẫn thẳng, song song, dây 1 được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây 1 khi A. có hai dòng điện ngược chiều chạy qua. B. chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây 1. C. có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. D. dòng điện chạy qua dây 2 lớn hơn dòng điện chạy qua dây 1. Câu 3: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 A và I2 = 5A. Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là A. lực hút có độ lớn 4.10-6 N. B. lực đẩy có độ lớn 4.10-6 N. C. lực hút có độ lớn 2.10-6 N. D. lực đẩy có độ lớn 2.10-6 N. Câu 4: Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài có độ lớn là 10-6 N. Khoảng cách giữa hai dây là A. 10 cm. B. 20 cm. C. 15 cm. D. 25 cm. Câu 5: Dây dẫn thẳng dài có dòng điện I1 = 15 A đặt trong không khí. Lực từ tác dụng lên 1 m dây của dòng điện I2 = 10 A đặt song song, cách I1 15 cm và I2 ngược chiều I1 là A. 0,5.10-4 N. B. 1.10-4 N. C. 1,5.10-4 N. D. 2.10-4 N. 8
  9. Câu 6: Ba dòng điện thẳng dài đặt song song với nhau, cách đều nhau đi qua ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 4 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Cho các dòng điện chạy qua có cùng một chiều có cùng một chiều với các cường độ dòng điện I1 = 10 A, I2 = I3 = 20 A. Lực tổng hợp F tác dụng lên mỗi mét dây dẫn có dòng điện I1 là A. 10-3 N. B. 1,73.10-3 N. C. 2.10-3 N. D. 2,5.10-3 N. Câu 7: Ba dòng điện thẳng dài đặt song song với nhau đi qua ba đỉnh của một tam giác theo phương vuông góc với mặt phẳng như hình vẽ. Cho các dòng điện chạy qua có chiều như hình vẽ với các cường độ dòng điện I1 = 10 A, I2 = 20 A, I3 = 30 A. Biết I1 cách I2 và I3 lần lượt là 8 cm và 6 cm . Lực tổng hợp tác dụng lên mối mét dây dẫn có dòng điện I1 là A. 1,12.10-3 N. B. 1,2.10-3 N. C. 1,5.10-3 N. D. 2.10-3 N. Câu 8: Ba dòng điện thẳng dài đặt song song với nhau, cách đều nhau đi qua ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 4 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Cho các dòng điện chạy qua có cùng một chiều có cùng một chiều với các cường độ dòng điện I1= 10 A, I2 = I3 = 20 A. Lực tổng hợp F tác dụng lên mỗi mét dây dẫn có dòng điện I1 là A. 10-3 N. B. 2.10-3 N. C. 2,5.10-3 N. D. 4.10-3 N. Câu 9: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt trong không khí. Cường độ dòng điện qua hai dây bằng nhau và bằng 6 A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10-4N. Khoảng cách giữa hai dây là A. 3,6 m. B. 36 m. C. 36 cm. D. 3,6 cm. Câu 10: Có 3 dòng điện thẳng song song I1, I2 và I3 ở trong cùng một mặt phẳng, cho I1 = 20 A, I2 = 15 A, I3 = 25 A. Khoảng cách giữa I1, I2 là a = 5 cm, giữa I2 và I3 là b = 3 cm. Lực tác dụng lên 1 m chiều dài của I3 là A. 250.10-5 N. B. 125.10-5 N. C. 500.10-5 N. D. 150.10-5 N. Câu 11: Hai dây dẫn thẳng, dài, song song đặt trong không khí và cách nhau 40 cm. Dòng điện qua dây thứ nhất có cường độ I1 = 8 A. Trên mỗi mét chiều dài của dây thứ hai chịu tác dụng một lực F = 2.10-5 N. Cường độ dòng điện qua dây thứ hai là A. 5 A. B. 0,5 A. C. 25 A. D. 5 A. Câu 12: Hai dây dẫn thẳng, song song, cách nhau 10 cm có dòng điện 2 A và 5 A chạy qua. Biết hai dây trên có chiều dài bằng nhau và bằng 20 cm. Lực từ tác dụng lên mỗi dây là A. F = 4.10-4 N. B. F = 4.10-7 N. C. F = 4.10-5 N. D. F = 4.10-6 N. Câu 13: Có ba dòng điện thẳng song song I1, I2 và I3 ở trong cùng một mặt phẳng, cho I1 = 20 A, I2 = 15 A, I3 = 25 A. Khoảng cách giữa I1 và I2 là a = 5 cm, giữa I2 và I3 là b = 3 cm. Lực tác dụng lên 1 m chiều dài của I2 là A. 37.10-4 N. B. 3,7.10-5 N. C. 25.10-4 N. D. 12.10-4 N. Câu 14: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt cách nhau 5 cm trong không khí. Cho dòng điện chạy qua hai dây dẫn bằng nhau thì lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây là 10-4 N. Cường độ dòng điện qua mỗi dây là 9
  10. A. 5 A. B. 25 A. C. 5 A. D. 0,5 A. Câu 15: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây tăng lên A. 3 lần. B. 12 lần. C. 6 lần. D. 9 lần. 23 câu trắc nghiệm - Lực Lo-ren-xơ 1: Phương của lực Lorenxo A. trùng với phương của véc - tơ cảm ứng từ. B. vuông góc với cả đường sức từ và véc - tơ vận tốc của hạt. C. vuông góc với đường sức từ, nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt. D. trùng với phương véc - tơ vận tốc của hạt. Câu 2: Chọn câu sai A. Từ trường không tác dụng lực lên một điện tích chuyển động song song với các đường sức từ. B. Lực từ sẽ đạt giá trị cực đại khi điện tích chuyển động vuông góc với từ trường. C. Qũy đạo của electron chuyển động trong từ trường là một đường tròn. D. Độ lớn của lực Lorenxo tỉ lệ với q và v. Câu 3: Chọn câu sai A. Hạt proton bay vào trong từ trường theo phương vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton là quỹ đạo tròn có v tăng dần. B. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương vuông góc với véc - tơ cường độ điện trường thì quỹ đạo của proton là một parabol, độ lớn v tăng dần. C. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton không thay đổi. D. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cường độ điện trường thì proton sẽ chuyển động thẳng nhanh dần. Câu 4: Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường A. chỉ hướng vào tâm khi q > 0 . B. luôn hướng về tâm của quỹ đạo. C. chưa kết luận được vì còn phụ thuộc vào hướng của véc - tơ cảm ứng từ. D. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo. Câu 5: Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B với vận tốc v. Khi góc hợp bởi v và B bằng θ, quỹ đạo chuyển động của electron có dạng A. đường thẳng. B. đường parabol. C. đường xoắn ốc. D. hình tròn. 5 Câu 6: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.10 m/s vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxo tác dụng vào electron là 10
  11. A. 6,4.10-15 N. B. 3,2.10-15 N. C. 4,8.10-15 N. D. 5,4.10-5 N. -4 Câu 7: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10 T với vận tốc ban đầu vo = 3,2.106 m/s vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ, khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Bán kính quỹ đạo của electron là A. 16 cm. B. 18,2 cm. C. 15 cm. D. 17,5 cm. Câu 8: Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 T theo hướng hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 30o. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10-19 C. Lực Lorenxo tác dụng lên proton là A. 2,4.10-15 N. B. 3.10-15 N. C. 3,2.10-15 N. D. 2.6.10-15 N. Câu 9: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức 6 -6 từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.10 m/s thì lực Lorenxo tác dụng lên hạt có giá trị F1 = 2.10 N, nếu 7 hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.10 m/s thì lực Lorenxo tác dụng lên hạt có giá trị là A. 2.10-5 N. B. 3.10-5 N. C. 4.10-5 N. D. 5.10-5 N. -27 Câu 10: Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc. Hạt thứ nhất có khối lượng m1 = 1,66.10 kg, điện -19 -27 -19 tích q1 = -1,6.10 C. Hạt thứ hai có khối lượng m2 = 6,65.10 kg, điện tích q2 = 3,2.10 C. Bán kính quỹ đạo của hạt thứ nhất là R1 = 7,5 cm thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ hai là A. 15 cm. B. 12 cm. C. 9 cm. D. 14 cm. Câu 11: Một hạt electron với vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc qua một hiệu điện thế 400 V. Tiếp đó, nó được dẫn vào một miền từ trường với véc - tơ cảm ứng từ vuông góc với véc - tơ vận tốc của electron. Qũy đạo của elctron là một đường tròn bán kính R = 7 cm. Độ lớn cảm ứng từ là A. 0,93.10-3 T. B. 0,96.10-3 T. C. 1,02.10-3 T. D. 1,12.10-3 T. Câu 12: Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong một từ trường đều B = 10-2 T. Cho khối lượng của proton là 1,72.10-27 kg. Vận tốc của proton là A. 3,45.104 m/s. B. 3,245.104 m/s. C. 4,65.104 m/s. D. 4,985.104 m/s. Câu 13: Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong từ trường đều B = 10-2 T. Biết khối lượng của proton bằng 1,72.10-27 kg. Chu kì chuyển động của proton là A. 5,65.10-6 s. B. 5,66.10-6 s. C. 6,65.10-6 s. D. 6,75.10-6 s. Câu 14: Một electron bay vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn 5.10-2 T thì chịu một lực Lorenxo có độ lớn 1,6.10-14 N. Vận tốc của eletron khi bay vào là A. 106 m/s. B. 2.106 m/s. C. 2,5.106 m/s. D. 3.106 m/s. Câu 15: Một chùm hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 106 V. Sau khi tăng tốc, chùm hạt bay vào từ trường đều có cảm ứng từ B = 1,8 T. Phương bay của chùm hạt vuông góc với đường cảm ứng từ. Cho biết m = 6,67.10-27 kg, q = 3,2.10-19 C. Vận tốc của hạt α khi nó bắt đầu bay vào từ trường là A. 0,98.107 m/s. B. 0,89.107 m/s. C. 0,78.107 m/s. D. 0,87.107 m/s. Câu 16: Một electron bay vào trong từ trường đều B = 1,2 T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của electron là 107 m/s và véc - tơ vận tốc hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc α = 30o. Điện tích của electron là -1,6.10-19 C. Bán kính quỹ đạo (hình lò xo) của electron là A. 2,37.10-5 m. B. 5,9.10-5 m. C. 8,5.10-5 m. D. 8,9.10-5 m. 11
  12. Câu 17: Một electron (m = 9,1.10-31kg, q = -1,6.10-19C) bay với vận tốc v = 2.106m/s vào từ trường đều. electron bay vuông góc với từ trường. Bán kính quỹ đạo của chuyển động của electron là 62,5cm. Độ lớn cảm ứng từ là A. B = 2,6.10-5T. B. B = 4.10-5T. C. B = 1,82.10-5T D. Giá trị khác. Câu 18: Hai hạt có điện tích lần lượt là q1= -4q2 , bay vào từ trường với cùng tốc độ theo phương vuông góc với đường sức từ, thì thấy rằng bán kính quỹ đạo của hai hạt tương ứng là R1= 2R2 . So sánh khối lượng m1, m2 tương ứng của hai hạt? A. m1 = 8m2. B. m1 = 2m2. C. m1 = 6m2. D. m1 = 4m2. Câu 19: Hai điện tích có điện tích và khối lượng giống nhau bay vuông với các đường sức từ vào một từ trường đều. Bỏ qua độ lớn của trọng lực. Điện tích 1 bay với vận tốc 1000 m/s thì có bán kính quỹ đạo 20 cm. Điện tích 2 bay với vận tốc 1200 m/s thì có bán kính quỹ đạo là 200 A. 20 cm. B. 22 cm. C. 24 cm. D. cm. 11 Câu 20: Một hạt có điện tích 3,2.10-19 C khối lượng 6,67.10-27 kg được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 1000V. Sau khi tăng tốc hạt này bay vào trong từ trường điều có B = 2T theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorentz tác dụng lên hạt đó. A. F = 1,98.10-13 N. B. F = 1,75.10-13 N. C. F = 2,25.10-13 N. D. F = 2,55.10-13 N. Câu 21: Máy gia tốc cyclotron bán kính 50 cm hoạt động ở tần số 15 MHz; Umax = 1,2 kV. Dùng máy gia tốc hat proton (mp = 1,67.10-27 kg). Số vòng quay trong máy của hạt có động năng cực đại là A. 4288 vòng. B. 4822 vòng. C. 4828 vòng. D. 4882 vòng. Câu 22: Một e bay với vận tốc v = 2,4.106 m/s vào trong từ trường đều B = 1 T theo hướng hợp với B một góc 60o. Bán kính quỹ đạo chuyển động là A. 0,625 μm B. 6,25 μm C. 11,82 μm D. 1,182 μm Câu 23: Một e bay với vận tốc v = 1,8.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,25 T theo hướng hợp với B một góc 60o. Giá trị của bước δ là A. 1,29 mm. B. 0,129 mm. C. 0,052 mm. D. 0,52 mm. 25 câu hỏi trắc nghiệm - Từ thông và Cảm ứng điện từ Câu 1: Hình tròn biểu diễn miền trong đó có từ trường đều, có cảm ứng từ B. Khung dây hình vuông cạnh a ngoại tiếp đường tròn. Công thức nào sau đây biểu diễn chính xác từ thông qua khung ? A. πBa2 Wb. B. πBa2/4 Wb. C. πa2/(2B) Wb. D. Ba2 Wb. Câu 2: Một khung dây kín đang ở trong một từ trường đều. Khi đưa nó ra ngoài phạm vi của vùng có từ trường thì A. xuất hiện lực lạ có xu hướng kéo khung dây lại. B. không có từ thông qua khung dây nên không có dòng điện cảm ứng. C. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường tổng cộng tại vị trí khung dây có xu hướng giảm đi. D. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường qua khung dây giảm đi Câu 3: Gía trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B A. tỉ lệ với số đường sức qua một đơn vị diện tích S. B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S. 12
  13. C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S. D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S. Câu 4: Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ? A. Điện trở suất dây dẫn làm khung. B. Đường kính dây dẫn làm khung. C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn. D. Điện trở của dây dẫn. Câu 5: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi A. nó bị làm cho biến dạng. B. nó được quay xung quanh pháp tuyến của nó. C. nó được dịch chuyển tịnh tiến. D. nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ. Câu 6: Trong một vùng không gian rộng có một từ trường đều. Tịnh tiến một khung dây phẳng, kín theo những cách sau đây: I. Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng II. Mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng III. Mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng một góc θ. Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ? A. Trường hợp I. B. Trường hợp II. C. Trường hợp III. D. Không có trường hợp nào. Câu 7: Chọn câu đúng. A. Số đường sức và từ thông là hai khái niệm khác nhau, vì vậy không thể có mối quan hệ gì với nhau. B. Từ thông qua một diện tích bằng với số đường sức qua diện tích đó. C. Từ thông qua diện tích S chính là giá trị của cảm ứng từ tại đó. D. Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ qua một diện tích nào đó. Câu 8: Định luật Len - xơ về chiều của dòng điện cảm ứng là hệ quả của định luật bảo toàn nào ? A. Năng lượng. B. Điện tích. C. Động lượng. D. Khối lượng. Câu 9: Khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, rộng. Trong trường hợp nào sau đây, từ thông qua khung dây không thay đổi ? A. Khung dây chuyển động tịnh tiến với tốc độ tăng dần. B. Khung dây quay quanh một đường kính của nó. C. Khung dây đứng yên nhưng bị bóp méo. D. Khung dây vừa chuyển động tịnh tiến, vừa bị bóp méo. Câu 10: Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào A. đường kính của dây dẫn làm mạch điện. B. điện trở suất của dây dẫn. C. khối lượng riêng của dây dẫn. D. hình dạng và kích thước của mạch điện. Câu 11: Định luật Len - xơ được dùng để xác định 13
  14. A. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín. B. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. C. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. D. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng. Câu 12: Mặt bán cầu đường kính 2R đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B song song với trục đối xứng của mặt bán cầu. Từ thông qua mạch bán cầu là A. 4πR2B B. πRB C. 2πRB D. πR2B Câu 13: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây tịnh tiến với vận tốc v trong từ trường đều A. B B. C C. D D. A Câu 14: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là A. theo chiều kim đồng hồ B. ngược chiều kim đồng hồ C. không có dòng điện cảm ứng D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây Câu 15: Đơn vị của từ thông là A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V). Câu 16: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hay ra xa vòng dây kín? A. C B. D C. A D. B Câu 17: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hay ra xa nam châm ? 14
  15. A. D B. A C. B D. C Câu 18: Một khung dây phẳng hình vuông đặt trong từ trường đều cảm ứng từ có giá trị: B = 5.10-2 T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30o. Độ lớn từ thông qua khung là 4.10-5 Wb. Độ dài cạnh khung dây là A. 8cm B. 4cm C. 2cm D. 6cm Câu 19: Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 20: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60o quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng A. -60.10-6 Wb. B. -45.10-6 Wb. C. 54.10-6 Wb. D. -56.10-6 Wb. Câu 21: Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm được đặt trong từ trường đều, B = 0,01 T. Đường sức từ vuông góc với mặt khung. Quay khung cho mặt phẳng khung song song với các đừng sức từ. Độ biến thiên từ thông bằng A. -20.10-6 Wb. B. -15.10-6 Wb. C. -25.10-6 Wb. D. -30.10-6 Wb. Câu 22: Một khung dây có diện tích 5 cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị A. 0,2 T. B. 0,02 T. C. 2,5 T. D. Một giá trị khác. Câu 23: Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông đó là A. 30o. B. 45o. C. 60o. D. 0o. Câu 24: Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30o. Độ lớn từ thông qua khung là 3.10-5 Wb. Cảm ứng từ có giá trị A. B = 3.10-2 T B. B = 4.10-2 T C. B = 5.10-2 T D. B = 6.10-2 T Câu 25: Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10–7 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó A. 0° B. 30° C. 45o D. 60° 25 câu hỏi trắc nghiệm - Suất điện động cảm ứng Câu 1: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu A. Nó được chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ. B. Nó được quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ. 15
  16. C. Nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ D. Nó được chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường. Câu 2: Trong các yếu tố sau : I. Chiều dài của ống dây kín II. Số vòng của ống dây kín III. Tốc độ biến thiên qua mỗi vòng dây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây kín phụ thuộc vào các yếu tố nào? A. I và II . B. II và III . C. III và I . D. Chỉ phụ thuộc II. Câu 3: Chọn câu sai. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường, và cắt các đường cảm ứng phụ thuộc : A. Hướng của từ trường. B. Độ dài của đoạn dây dẫn. C. Tiết diện thẳng của dây dẫn. D. Vận tốc chuyển động của đoạn dây dẫn. Câu 4: Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn, cạnh AC song song với dòng điện. Tịnh tiến khung dây theo các cách sau I. Đi lên , khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng diện thẳng không đổi . II . Đi xuống , khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng diện thẳng không đổi . III Đi ra xa dòng điện . IV. Đi về gần dòng điện . Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ABCD A. I, IV B. III, IV C. II, III D. I, II Câu 5: Vòng dây kim loại diện tích S hợp với véc tơ cảm ứng từ một góc 30o, cho biết cường độ của cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị, suất điện động cảm ứng sinh ra có giá trị S 3 A. 0 V. B. C. S/2 V. D. S V. 2 Câu 6: Môt khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2 dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1s. Độ lớn suất điện động trong toàn khung dây là A. 0,6 V. B. 6 V. C. 60 V. D. 12 V. Câu 7: Một cuộn dây phẳng, có 100 vòng, bán kính 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Nếu cho cảm ứng từ tăng đều đặn từ 0,2 T lên gấp đôi trong thời gian 0,1s. Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây sẽ có độ lớn ? A. 0,628 V. B. 6,29 V. C. 1,256 V. D. Một giá trị khác Câu 8: Một khung dây tròn, phẳng gồm 1200 vòng, đường kính mỗi vòng là d = 10 cm, quay trong từ trường đều quanh trục đi qua tâm và nằm trong mặt phẳng khung dây. Ở vị trí ban đầu, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ, ở vị trí cuối, mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Thời gian quay là 0,1 s. Cảm ứng từ trường là B = 0,005 T. Tính suất điện động suất hiện trong cuộn dây ? A. 0,471 V. B. 0,375 V. C. 0,525 V. D. 0,425 V. 16
  17. Câu 9: Một thanh dẫn dài 25 cm, chuyển động trong từ trường đều.Cảm ứng từ B = 8.10-3 T. Véc - tơ vận tốc vuông góc với thanh và cũng vuông góc với vectơ cảm ứng từ , cho v = 3 m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là : A. 6.10-3 V B. 3.10-3 V C. 6.10-4 V D. Một giá trị khác Câu 10: Một thanh dẫn điện, dài 50cm, chuyển động trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,4 T, vectơ vận tốc vuông góc với thanh và có độ lớn v = 20 m/s.Vectơ cảm ứng từ vuông góc với thanh và tạo với vectơ vận tốc một góc α = 30o. Hiệu điện thế giữa hai đầu C, D của thanh là bao nhiêu ? Điện thế đầu nào cao hơn ? A. U = 0,2V, Điện thế ở C cao hơn ở D. B. U = 2V. Điện thế ở D cao hơn ở C. C. U = 0,2V. Điện thế ở D cao hơn ở C. D. U = 0,4 V. Điện thế ở C cao hơn ở D. Câu 11: Một khung dây phẳng diện tích 20 cm2, gồm 50 vòng đặt trong từ trường đều.Véc - tơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc α = π/6 và có độ lớn bằng 2.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi là A. 10-3 V. B. 2.10-3 V. C. 2,5.10-3 V. D. 0,5.10-3 V. Câu 12: Một đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 0,5 m chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,04 T với vận tốc v = 0,5 m/s theo phương hợp với đường sức từ một góc θ = 30o. Suất điện động xuất hiện trong đoạn dây là A. 0,0025 V. B. 0,005 V. C. 0,0065 V. D. 0,055 V. Câu 13: Một thanh dẫn điện dài 1 m, chuyển động trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ vuông góc với thanh và B = 0,4 T với vận tốc 2 m/s, vuông góc với thanh, tạo với véc - tơ cảm ứng từ một góc θ = 45o. Nối hai đầu thanh với một điện trở R = 0,2 Ω thành mạch kín thì cường độ dòng điện qua điện trở bằng A. 2,06 A. B. 1,54 A. C. 2,76 A. D. 2,83 A. Câu 14: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có ξ = 1,5 V, điện trở trong r = 0,1 Ω. Thanh MN dài 1 m có điện trở R = 2,9 Ω. Từ trường có véc - tơ cảm ứng từ thẳng góc với MN và hướng xuống dưới. Cảm ứng từ là 0,1 T. Ampe kế có điện trở không đáng kể. Khi thanh MN di chuyển về phía phải với vận tốc v = 3 m/s sao cho hai đầu MN luôn tiếp xúc với hai thanh đỡ bằng kim loại thì ampe kế chỉ bao nhiêu ? A. 0,3 A. B. 0,4 A. C. 0,5 A. D. 0,6 A. Câu 15: Thanh dẫn MN trượt trong từ trường đều như hình vẽ. Biết B = 0,3 T, thanh MN dài 40 cm, vận tốc 2 m/s, điện kế có điện trở R = 3 Ω. Cường độ dòng điện và chiều của dòng điện trong thanh M'N' là A. 0,08 A; chiều dòng điện từ M' tới N'. B. 0,08 A; chiều dòng điện từ N' tới M'. C. 0,04 A; chiều dòng điện từ M' tới N'. D. 0,04 A; chiều dòng điện từ N' tới M'. Câu 16: Một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 T. Véc - tơ vận tốc của thanh hợp với đường sức từ một góc 30o. Thanh dài 40 cm. Một vôn kế nối với hai đầu thanh chỉ 0,2 V. Có véc - tơ vận tốc v vuông góc với thanh dẫn. Vận tốc của thanh là A. 2 m/s. B. 1,5 m/s. C. 2,5 m/s. D. 1 m/s. 17
  18. Câu 17: Một khung dây dẫn tròn có 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng bằng 50 cm2, đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T. Mặt phẳng khung hợp với đường sức của từ trường một góc 45o . Từ ví trí nói trên, người ta quay cho mặt phẳng khung song song với đường sức trong thời gian 0,02 s. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn A. 0,53 V. B. 0,35 V. C. 3,55 V. D. 3,5 V. Câu 18: Một dây dẫn có chiều dài l = 20 cm chuyển động với vận tốc v = 30 cm/s trong từ trường có cảm ứng từ B = 0,1T, luôn luôn vuông góc với đường cảm ứng từ. Khi đó suất điện động xuất hiện ở hai đầu mút của dây là A. 0,06 V. B. 0,6 V. C. 0,006 V. D. 6 V. Câu 19: Chọn đáp án đúng. Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng A. 1 mV. B. 8 V. C. 0,5 mV. D. 0,04 V. Câu 20: Thanh đồng chất CD = 20 cm trượt với vận tốc đều v = 5 m/s trên hai thanh kim loại nằm ngang (hình vẽ). Hệ thống được đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T hướng lên thẳng đứng, R = 2 Ω. Cường độ của đòng điện cảm ứng qua thanh bằng A. 0,2 A. B. 0,3 A. C. 0,1 A. D. 0,05 A. Câu 21: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 30o và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là A. 3,46.10-4 (V). B. 0,2 (mV). C. 4.10-4 (V). D. 4 (mV). Câu 22: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên như hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s A. 10-4 V. B. 1,2.10-4 V C. 1,3.10-4 V D. 1,5.10-4 V Câu 23: Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A A. 0,5 T/s B. 1 T/s C. 2 T/s D. 4 T/s Câu 24: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm; đặt trong từ trường đều B = 4.10-3 T, đường sức từ trường vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện hình vuông kéo về hai phía để được hình chữ nhật có cạnh này dài gấp đôi cạnh kia. Biết điện trở khung R = 0,01Ω, tính điện lượng di chuyển trong khung A. 12.10-5 C B. 14.10-5 C C. 16.10-5 C D. 18.10-5 C 18
  19. Câu 25: Từ thông qua một khung dây biến thiên theo thời gian biểu diễn như hình vẽ. Suất điện động cảm ứng trong khung trong các thời điểm tương ứng sẽ là A. trong khoảng thời gian 0 đến 0,1s: ξ = 3V B. trong khoảng thời gian 0,1 đến 0,2s:ξ = 6V C. trong khoảng thời gian 0,2 đến 0,3s:ξ = 9V D. trong khoảng thời gian 0 đến 0,3s:ξ = 4V 15 câu hỏi trắc nghiệm - Hiện tượng Tự cảm Câu 1: Một ống dây dài 50 cm, có 2000 vòng dây. Diện tích mặt cắt của ống dây là 25 cm2. Gỉa thuyết từ trường trong ống dây là từ trường đều. Độ tự cảm của ống dây đó là A. 0,025 H. B. 0,015 H. C. 0,01 T. D. 0,02 T. Câu 2: Tính độ tự cảm của cuộn dây biết sau thời gian ∆t = 0,01 s, dòng điện trong mạch tăng đều từ 2 đến 2,5 A và suất điện động tự cảm là 0,10 V? A. 10-3 H. B. 2.10-3 H. C. 2,5.10-3 H. D. 3.10-3 H. Câu 3: Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo công thức i = 0,4(5-t), i tính bằng A, t tính bằng s. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005 H. Suất điện động tự cảm trong ống dây là A. 0,001 V. B. 0,002 V. C. 0,0015 V. D. 0,0025 V Câu 4: Một ống dây dài 40 cm, bán kính 2 cm, có 2000 vòng dây. Năng lượng của từ trường bên trong ống dây khi có dòng điện cường độ 5 A qua là A. 0,4 J. B. 0,15 J. C. 0,25 J. D. 0,2 J. Câu 5: Một ống dây dài 40cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây có dòng điện 1 A chạy qua. Sau khi ngắt ống dây ra khỏi nguồn điện, biết từ thông qua ống dây giảm đều từ gía trị ban đầu đến 0 trong khoảng thời gian 0,01. Suất điện động tự cảm trong ống dây là A. 0,054 V. B. 0,063 V. C. 0,039 V. D. 0,051 V. Câu 6: Cuộn tự cảm có L = 2 mH khi có dòng điện cường độ 10A đi qua.Năng lượng từ trường tích luỹ trong cuộn tự cảm có giá trị : A. 0,05 J. B. 0,1 J. C. 1 J. D. 4 J. Câu 7: Một ống dây có độ tự cảm 0,4H, trong khoảng thời gian 0,04s, suất điện động tự cảm xuất hiện ở ống dây là 50V. Độ biến thiên cường độ dòng điện trong khoảng thời gian đó là A. 4,5 A. B. 2,5 A. C. 5 A. D. 7,5 A. Câu 8: Một ống dây có độ tự cảm L = 0,5 H. Muốn tích lũy năng lượng từ trường 100 J trong ống dây thì phải cho dòng điện có cường độ bao nhiêu đi qua ống dây đó ? A. 2 A. B. 20 A. C. 1 A. D. 10 A. Câu 9: Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho như hình vẽ. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0 s đến 1 s là e1, từ 1 s đến 3 s là e2. Điều nào sau đây là đúng ? 19
  20. A. e1 = e2. B. e1 = 2e2. C. e1 = 3e2. D. e1 = e2/2 Câu 10: Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500 cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị bên. Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05 s là A. 0,2 V. B. 0,25 V. C. 2,5 V. D. 2 V. Câu 11: Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây: A. 0,1H; 0,2J. B. 0,2H; 0,3J. C. 0,3H; 0,4J. D. 0,2H; 0,5J Câu 12: Một ống dây dài 40cm có tất cả 800 vòng dây. Diện tích tiết diện ống dây là 10cm2. Cường độ dòng điện qua ống tăng từ 0 đến 4A. Hỏi nguồn điện đã cung cấp cho ống dây một năng lượng bằng bao nhiêu ? A. 1,6.10-2J. B. 1,8.10-2J. C. 2.10-2J. D. 2,2.10-2J. Câu 13: Cho hình vẽ bên. Khi K đóng, dòng điện tự cảm do ống dây gây ra và dòng điện qua R lần lượt có chiều A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M. B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q. C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M. D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q. Câu 14: Cho hình vẽ bên. Khi K ngắt dòng điện tự cảm do ống dây gây ra và dòng điện qua R lần lượt có chiều A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M. B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q. C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M. D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q. Câu 15: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,1H, trong đó có dòng điện biến thiên đều 200 A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị: A. 10 V. B. 20 V. C. 0,1 kV. D. 2 kV. 10 câu hỏi trắc nghiệm - Một số lưu ý về hiện tượng cảm ứng điện từ Câu 1: Thanh MN có khối lượng m, trượt không ma sát trên một hệ giá đỡ đặt thẳng đứng như hình. Trong quá trình trượt xuống MN luôn giữ phương nằm ngang và vuông góc với đường cảm ứng từ. Độ lớn cảm ứng từ là B. Điện trở của toàn bộ mạch điện là R. Chiều dài thanh MN là l. Gia tốc trọng trường là g. Vận tốc lớn nhất của thanh MN được tính bằng công thức nào sau đây ? mg Bl BlR mgR A. B. C. D. BlR mgR mg Bl22 Câu 2: Cho hệ thống như hình vẽ. Các thanh ray hợp với mặt ngang góc α, thanh dẫn AB = l khối lượng m trượt thẳng đứng trên hai ray, véc tơ cảm ứng từ nằm ngang. Do trọng lực và lực điện từ, AB trượt đều với vận tốc v. Vận tốc trượt của thanh AB bằng bao nhiêu? mgR mg mgB mgB A. B. C. D. Bl22sin RB22 l sin Rl22sin Rl sin 20
  21. Câu 3: Thanh đồng MN khối lượng m = 2 g trượt đều không ma sát với vận tốc v = 5 m/s trên hai thanh đồng thẳng đứng song song cách nhau khoảng l = 50 cm, từ trường nằm ngang như hình vẽ, B = 0,2 T. Bỏ qua điện trở các thanh và điện trở tiếp xúc. Cho g = 10 m/s. Độ lớn dòng điện cảm ứng trong thanh là A. 0,1 A. B. 0,15 A. C. 0,2 A. D. 0,3 A. Câu 4: Thanh kim loại AB = l = 20 cm được kéo trượt đều trên hai thanh ray kim loại nằm ngang như hình. Các ray nối với nhau bằng điện trở R = 1,5 Ω. Vận tốc AB là v = 6m/s. Hệ thống đặt trong một từ trường đều B thẳng đứng (B = 0,4 T). Bỏ qua điện trở ray và thanh AB. Tìm cường độ dòng điện cảm ứng qua R. A. 0,15. B. 0,24. C. 0,32. D. 0,4. Câu 5: Hai thanh kim loại đặt song song thẳng đứng, điện trở không đáng kể, hai đầu trên được khép kín bằng một nguồn điện có suất điện động  = 1 V và điện trở trong r = 0,2 Ω . Một đoạn dây dẫn AB có khối lượng m = 10 g, dài l = 20 cm, điện trở R = 2 Ω, trượt xuống không ma sát theo hai thanh kim loại đó (AB luôn luôn vuông góc với từ trường đều, có B = 1 T. Tính vận tốc của thanh AB khi đã đạt tới giá trị không đổi. A. 0,5 m/s. B. 1 m/s. C. 1,5 m/s. D. 2 m/s. Câu 6: Hai thanh kim loại đặt song song thẳng đứng, điện trở không đáng kể, hai đầu trên được khép kín bằng một nguồn điện có suất điện động  và điện trở trong r = 0,2 Ω . Một đoạn dây dẫn AB có khối lượng m = 10 g, dài l = 20 cm, điện trở R = 2 Ω, trượt không ma sát theo hai thanh kim loại đó (AB luôn luôn vuông góc với từ trường đều, có B = 1 T). Nguồn điện phải có suất điện động bằng bao nhiêu để AB đi xuống với vận tốc 1 m/s ? A. 1,2 V. B. 1,8 V. C. 0,9 V. D. 3,6 V. Câu 7: Trong miền không gian có từ trường đều với cảm ứng từ B = 0,5 T, người ta đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật làm bằng kim loại, trên đó có các điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω. Thanh kim loại AB có chiều dài l = 20 cm trượt không ma sát trên hai cạnh của khung dây về phía R2 với vận tốc v = 20 m/s. Khi thanh BC chuyển động, tính cường độ dòng điện chạy qua thanh BC. A. 2,5 A. B. 3 A. C. 2 A. D. 1,5 A. Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ.  1,2 V, r = 1 Ω, MN = l = 40 cm; RMN = 3 Ω; véc tơ cảm ứng từ vuông góc với khung dây, B = 0,4 T. Bỏ qua điện trở các phần còn lại của khung dây. Thanh MN có thể trượt không ma sát trên hai thanh ray. Thanh MN chuyển động đều sang phải với vận tốc v = 2 m/s. Dòng điện chạy qua mạch bằng bao nhiêu ? A. 0,38 A. B. 0,32 A. C. 0,16 A. D. 0,24 A. 21
  22. Câu 9: Thanh AB trượt thẳng đều trên mặt phẳng ngang theo chiều như hình vẽ, vận tốc của thanh AB có độ lớn 2 m/s, vận tốc của AB vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cho AB = 40 cm, B = 0,2 T,  2 V, r = 0 Ω, RAB = 0,8 Ω, bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế. Số chỉ của ampe kế bằng ? A. 1,8 A. B. 2,5 A. C. 2,7 A. D. 3,0 A. Câu 10: Một đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 0,5 m chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,04 T với vận tốc v = 0,5 m/s theo phương hợp với đường sức từ một góc 30o. Tính suất điện động xuất hiện trong đoạn dây ? A. 0,01 V. B. 0,005 V. C. 0,075 V. D. 0,002 V. 22