Các đề luyện môn Toán Lớp 4 - Học kỳ I

doc 22 trang thungat 13651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các đề luyện môn Toán Lớp 4 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_de_luyen_mon_toan_lop_4_hoc_ky_i.doc

Nội dung text: Các đề luyện môn Toán Lớp 4 - Học kỳ I

  1. ĐỀ LUYỆN TOÁN HỌC KÌ I LỚP 4 ĐỀ 1(40 phút) I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1( 0,5 điểm): Các số dưới đây số nào chia hết cho cả 2 và 5 ? A. 659 450 B. 904 115 C. 709 63 D. 559 681 Câu 2( 0,5 điểm): Giá trị của chữ số 6 trong số 235 467 là: A. 6 B. 60 C. 600 D. 6000 Câu 3( 0,5 điểm): 5 tấn 73kg = kg. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 5037 B. 573 C. 5730 D. 5073 Câu 4( 0,5 điểm): Trung bình cộng của: 12cm, 13cm, 16cm, 27cm là: A. 17 B.17cm C.68cm D. 68 Câu 5( 0,5 điểm): Tính giá trị của biểu thức sau : a - b. Với a là số lớn nhất có năm chữ số và b là số bé nhất có năm chữ số? A. 99 998 B. 99 989 C. 8 9999 D. 80000 Câu 6( 0,5 điểm): Cho hình vẽ bên, biết ABCD và BMNC là các hình vuông cạnh 8 cm. Viết tiếp vào chỗ chấm - Đoạn thẳng AD song song với các đoạn thẳng : A B M - Viết phép tính, tính diện tích hình chữ nhật AMND ? 8cm 8cm II, TỰ LUẬN D C N Câu 7( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: 386259 + 260837 867 569 - 98 432 417 23 2145 : 33 Câu 8: (2 điểm) Tìm x. a/ x + 2581 = 462 x 203 b/ x - 935 = 5353: 101 Câu 9( 2 điểm): Mẹ và con hái được tất cả là 180 quả cam, biết rằng số quả cam của mẹ hái nhiều hơn số quả cam của con hái là 42 quả. Hỏi mỗi người hái được bao nhiêu quả cam?: Câu 10: (1 điểm) : Không tính kết quả, hãy so sánh A và B: A = 2019 x 2019 B= 2018 x 2020 1
  2. ĐỀ 2 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1( 0,5 điểm): Số 85 201 890 được đọc là: A. Tám trăm năm mươi hai triệu không trăm mười tám nghìn chín mươi B. Tám mươi lăm triệu hai trăm linh một nghìn tám trăm chín mươi C. Tám triệu năm trăm hai không một nghìn tám trăm chín mươi D. Tám nghìn năm trăm hai mươi triệu một nghìn tám trăm chín mươi Câu 2( 0,5 điểm): Trong các số sau, số nào lớn nhất: A. 85316 B.81536 C.83651 D. 86315 Câu 3( 0,5 điểm): 4 ngày 7 giờ = giờ. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 47 B. 11 C. 103 D. 247 Câu 4( 0,5 điểm): Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 3 chữ số chia hết cho 2,3,5,9. A. 450 B. 900 C. 180 D.980 Câu 5( 0,5 điểm): Trung bình cộng của 540; 660 và 222 là: A. 1392 B. 2784 C. 696 D. 474 Câu 6( 0,5 điểm): Cho tứ giác MNPQ như hình vẽ, góc vuông thuộc đỉnh nào sau đây? A. góc đỉnh M B.góc đỉnh P C. gócđỉnh Q D. góc đỉnh N II, TỰ LUẬN Câu 7( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: a.726 485 – 345 32; b. 86425 + 308 563; c. 1275x 25 4695 : 45 Câu 8: (2điểm) Tính nhẩm : 32 100 = 657 1000 = 8400 : 200 = 204000 : 3000 = Câu 9: (2điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 320m, chiều rộng kém chiều dài 52 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó? Câu 10: (1 điểm) : tính thuận tiện: a , 2019 x 7 + 2019 x2 + 2019 b, 1935 : (5 x 9) 2
  3. ĐỀ 3 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1( 0,5 điểm): Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn, năm mươi đơn vị được viết là: A. 505 050 B. 5 050 050 C. 5 005 050 D. 50 050 050 Câu 2( 0,5 điểm): Trong số 9 352 471: chữ số 3 thuộc hàng nào? Lớp nào? A. Hàng trăm, lớp đơn vị B. Hàng nghìn, lớp nghìn C. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn D. Hàng trăm nghìn, lớp trăm nghìn Câu 3( 0,5 điểm): Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 3 m2125 dm2= dm2 A. 4125 B, 405 C, 425 D, 30125 Câu 4: (0,5điểm) Trung bình cộng của 36; 42 và 57 là: A. 135 B, 405 C, 45 D, 27 Câu 5: (0,5 điểm) Viết 1 chữ số thích hợp vào chỗ chấm sao cho: 83 chia hết cho 5 2 4 chia hết cho 3 8 5 chia hết cho 9 47 chia hết cho 2 Câu 6: (0,5 điểm) Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống: Trong hình chữ nhật ABDC có: AB vuông góc với CD A B AB vuông góc với DB AB song song với AC C D AC song song với BD II, TỰ LUẬN Câu 7( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: a. 3218 + 967 b. 3792 - 948 c. 475 x 205 d. 81350 : 187 Câu 8( 1 điểm): Tính giá trị của biểu thức: 2010 + 131 x m với m = 25 là: Câu 9: (3 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có tổng hai cạnh liên tiếp là 140 m, chiều rộng kém chiều dài 20m. Cứ 100m2 người ta thu hoạch được 75 kg lúa. Tính số lúa thu hoạch từ mảnh đất đó. Câu 10: (1 điểm) : tính thuận tiện: a , 307 x 17 – 25 – 307 x 7 b, (49 x 23) : 7 3
  4. ĐỀ 4 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Số 42 570 300 được đọc là: A. Bốn trăm hai mươi lăm triệu bảy mươi nghìn ba trăm. B. Bốn triệu hai trăm năm mươi bảy nghìn hai trăm. C. Bốn hai triệu năm bảy nghìn ba trăm. D. Bốn mươi hai triệu năm trăm bảy mươi nghìn ba trăm. Câu 2( 0,5 điểm): Số năm mươi hai nghìn tám trăm linh bảy viết là: A. 52087 B. 52078 C. 52807 D. 52708 Câu 3( 0,5 điểm): 3m2 70dm2 = dm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 3070 B. 370 C. 3007 D. 307 Câu 4( 0,5 điểm): KÕt qu¶ cña phÐp tÝnh 54 1000 lµ: A. 5400 B. 54000 . C. 540000 Câu 5 (0,5 điểm) Cho 3 chữ số 2; 3; 5. Từ ba chữ số đã cho, hãy viết tất cả các số có 3 chữ số khác nhau: a) Chia hết cho 2: b) Chia hết cho 5: Câu 6: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ chấm : I a. Đường thẳng IK vuông góc với đường thẳng A B và đường thẳng O b. Đường thẳng AB song song với đường thẳng C D P II, TỰ LUẬN K Câu 7( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: a. 726 485 – 52 936; b . 12288 -45 351 c. 213 x 48 d. 12847 : 23 Câu 9( 2 điểm): a, Tìm số trung bình cộng của 237 kg và 49 kg b, Tính giá trị của biểu thức 1257 - m x n , với m = 49 , n = 11 C©u 9: (2®iÓm) Mét tr­êng TiÓu häc cã 360 häc sinh, sè häc sinh nam nhiÒu h¬n sè häc sinh n÷ lµ 18 em. Hái tr­êng TiÓu häc ®ã cã bao nhiªu häc sinh nam, bao nhiªu häc sinh n÷? Câu 10: (1 điểm). Tính bằng cách thuận tiện nhất. a. 490 x 365 - 390 × 365 b. 25 x 125 x 4 x 8 4
  5. ĐỀ 5 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Giá trị của số 3 trong số 543 679 là: A. 30 000 B. 3 000 C. 300 D. 30 Câu 2( 0,5 điểm): 5m2 30dm2 = dm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 503 B. 5003 C. 530 D. 5030 Câu 3( 0,5 điểm): Trong các số 897, 1205, 3600, 4246 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 897 B. 1205 C. 3600 D. 4246 Câu 4( 0,5 điểm): Số tự nhiên x lớn nhất để: 238 x x < 1193 là: A. X = 4 B. X = 5 C. X = 6 D. X = 6 Câu 5( 0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. a. Góc bẹt bé hơn góc tù b. Năm 2000 thuộc thế kỉ XX Câu 6( 0,5 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Ở hình bên: a, Có góc vuông b, Có góc nhọn c, Có góc tù d, Có đường thẳng song song II, TỰ LUẬN Câu 7( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: a, 35789 - 9799 b, 5787 : 54 c, 207 x 116 C©u 8. ( 2điểm) a.Trung bình cộng của 5 số là 70. Tìm tổng của các số đó. b. Cho m = 237 , n = 102 , hãy tính giá trị của biểu thức m x (n – 97) Câu 9: ( 2 điểm): Hai phân xưởng làm được 1500 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm nhiều hơn phân xưởng thứ hai 378 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm? Câu 10: (2 điểm). Tính bằng cách thuận tiện nhất. a. 9 x 365 + 2 × 365 - 365 b. 108 : 9 – 18 : 9 c,43 x 95 + 4 x 43 + 43 = 5
  6. ĐỀ 6 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ nào? A. XX B. XIX C. XVIII D. XXI Câu 2( 0,5 điểm): KÕt qu¶ cña phÐp tÝnh 876000 : 100 lµ: A. 8 760 B. 87 600 C. 876 000 Câu 3: ( 0,5 điểm) Nối vào hai biểu thức có giá trị bằng nhau: 4 x 2145 (3+ 2) x 10287 3968 x 6 (2100 + 45) x 4 10287 x 5 (4+ 2) x (3000 + 968) Câu 4( 0,5 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 5 tấn 8 kg = kg 7 dm2 45 cm2 = cm2 Câu 5: (0,5 điểm) Tìm chữ số thích hợp để điền vào ô trống, sao cho: 56 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 Câu 6: (0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. A B C D Góc đỉnh A là góc vuông. Góc đỉnh D là góc bẹt. Góc đỉnh B là góc nhọn Góc đỉnh C là góc tù. Góc đỉnh B là góc tù. II, TỰ LUẬN Câu 7( 1 điểm):Ghi lại cách đọc số sau 17 503 467 Câu 8( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: 72356 + 9345 37821 - 19456 4358 108 2580 : 15 Câu 9: (2,5 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 160m, chiều rộng kém chiều dài 52 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó? Câu 10: (1,5điểm) Tìm y. y x 7 + y x 3 = 70 18 : y + 12 : y = 3 6
  7. ĐỀ 7 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Số gồm 3 triệu, 5 trăm nghìn, 2 chục viÕt lµ: A. 3500200 B. 3 500 020 C. 350 020 D. 352 Câu 2(0,5 điểm): 1 tấn 5 kg = kg. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 1000 B. 1500 C. 1050 D. 1005 Câu 3: (0,5điểmSố trung bình cộng của 42 và 62 là: A. 104 B.208 C. 55 D. 52 Câu 4(0,5 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) Lớp đơn vị của số 378 609 344 gồm các chữ số: ; ; . b) Lớp triệu của số 475 321 616 gồm các chữ số: ; ; . Câu 5( 0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a) Số 45 567 không chia hết cho 2 và 3. b) Số 19 095 chia hết cho 2 và 5. Câu 6( 0,5 điểm): Chän c¸c côm tõ cho trong ngoặc đơn ®iÒn vµo chç chÊm trong các câu sau cho thÝch hîp (lín h¬n, bÐ h¬n, b»ng hai) - Gãc nhän gãc vu«ng. - Gãc tï gãc vu«ng. - Gãc bÑt gãc vu«ng - Gãc tï gãc bÑt II, TỰ LUẬN Câu 7( 2 điểm):Đặt tính rồi tính. a.6427 + 7694 b. 864729 – 69653 c.2456×24 d.86475:25 C©u 8: (2 ®iÓm) a,Tính nhẩm: 32 100 = 657 1000 = 9000 : 10 = 203000 : 1000 = b. Tính giá trị của biểu thức : 3546 – 924 : n , với n = 4 Câu 9: (2 ®iÓm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 106m, chiều rộng kém chiều dài 13m. Tính chiều dài và chiều rộng mảnh đất đó. C©u 10. (1 điểm) Hiện nay, tổng số tuổi của hai chị em là 24 tuổi. Hai năm trước, chị hơn em 4 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay. 7
  8. ĐỀ 8 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Số nào trong các số dưới đây chữ số 7 có giá trị là 7000? A.74625 B. 37859 C. 12756 D. 90472 Câu 2( 0,5 điểm): 5m2 30dm2 = dm2 A. 503 B. 5003 C. 530 D. 5030 C©u 3. (0,5 điểm) Tổng và hiệu của hai số đều bằng 2016. Vậy số lớn là: A. 1008 B. 4032 C. 0 D. 2016 Câu 4: (0,5 ®iÓm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào 3 sau: Cho các số : 160, 164, 135, 234. 1 a, Những số chia hết cho 2 và 5 là: 160; 1164. 3 1 1 b, Những số chia hết cho 3 và 9 là : 135;1 234. 31 Câu 5 : (0,5®iÓm) 11 Xếp các số sau: 352 274; 371780; 36 2 375; 99997 Theo11 thứ tự từ bé đến lớn: Câu 6 (0,5 điểm): Cho tứ giác ABCD 1 C A 1 B D a. AB song song với b. AB vuông góc với II, TỰ LUẬN : Câu 7( 2 điểm):Đặt tính rồi tính. 156283 + 1589 192368 - 53912 67200 : 80 4165 x 305 C©u 8: (2 ®iÓm) a, Với a = 5; Tính giá trị của biểu thức 145 + a x 3 b. Trung bình cộng của 3 số là 15. Tính tổng của 3 số đó. Câu 9 (2 điểm) Khối lớp 4 có 548 học sinh, trong đó số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là 136 em. Hỏi khối lớp 4 có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ? Câu 10: (1điểm): a.Tính nhanh: ( 145 99 + 145) – ( 143 101 – 143) b.Viết tiếp hai số vào dãy số sau sao cho phù hợp: 1; 4; 9; 16; ; 8
  9. ĐỀ 9 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Số lớn nhất trong các số 176 452; 167 452; 167 452; 176 542 là: A. 176 452 B. 167 452 C. 167 452 D. 176 542 Câu 2( 0,5 điểm): Lớp nghìn của số 235 769 163 gồm các chữ số: A2; 3; 5. A. 7; 6; 9. A. 1; 6 ; 3. A. 6; 9; 1. Câu 3: (0,5điểm) Số trung bình cộng của các số 2271; 1450 và 2330 là: A. 2015 B. 2016 C. 2017 D. 2018 Câu 4: (0,5điểm) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của ¼ giờ = phút A. 15 B. 12 C. 10 D. 20 C©u 5 (0,5điểm) Giá trị của biểu thức (9 15) : 3 bằng giá trị của biểu thức nào sau đây? A. (9 : 3) 15 B. (9 : 3) (15 : 3) C. (15 3) : 9 D. 9 : 3 + 15 : 3 Câu 6: (0,5đ) Cho hình vẽ bên. Biết ABCD và BMNC là các 8cm 8cm A B M hình vuông cạnh 8 cm. Viết tiếp vào chỗ chấm: a)Đoạn thẳng AM vuông góc với các đoạn thẳng b)Đoạn thẳng BC song song với đoạn thẳng A c, Diện tích hình chữ nhật AMND là N D C II, TỰ LUẬN : Câu 7: (2.0điểm) Đặt tính rồi tính: a) 45603 + 7891 b. 59235 - 29788 c) 245 x 70 d) 13920 : 62 Câu 8: (2điểm): a. x : 24 = 8544 : 4 b, Với b = 9; Giá trị của biểu thức 945 : b – 57 Câu 9: (2điểm) Một hội trường hình chữ nhật có tổng hai cạnh liên tiếp là 26 m, chiều dài hơn chiều rộng 4m. Tính diện tích hội trường đó. Câu 10: (1điểm) Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 5 mà số đó vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5 9
  10. ĐỀ 10 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm): Số bốn trăm triệu, không trăm ba mươi sáu nghìn, một trăm linh năm được viết là : A. 40 036 105 B. 40 003 615 C. 400 036 105 D. 40036 105 Câu 2(0,5 điểm): Chữ số 6 trong số 6 780 523 thuộc : A. Hàng triệu, lớp triệu B. Hàng triệu, lớp nghìn C.Hàng trăm nghìn, lớp nghìn D, Hàng nghìn, lớp nghìn Câu 3(0,5 điểm): 2 tấn 20 kg = ? kg. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là A.2020 2200 C. 2002 20 002 Câu 4( 0,5 điểm): Giá trị của biểu thức : 642 : n , với n = 6 là: M2 A.17 B. 107 C. 18 D. 108 Câu 5 (05 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào 3 sau: a, Những số chia hết cho 2 thì có tận cùng1 là 4 3 1 1 b, Những số có chứ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2 3 1 1 3 1 b, Những số chia hết cho 3 thì sẽ chia1 hết cho 9 1 1 1 1 c, Những số chia hết cho 9 thì sẽ chia hết cho 3 13 1 1 Câu 6:(1điểm) Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: 1 1 1 1 1 II, TỰ LUẬN : Câu 7: (2.0điểm) Đặt tính rồi tính: a. 186 954 + 247 436 b. 839 084 – 246 937 c. 428 × 39 d. 4935 : 44 Câu 8(2 điểm): a)Tìm x: x + 7489 = 7565 b) Tính giá trị của biểu thức: 4 567 25 – 23 527 Câu 9(2 điểm): Trong hai ngày một cửa hàng vật liệu xây dựng đã bán được 8 350kg xi măng. Biết ngày thứ nhất bán được ít hơn ngày thứ hai là 250kg xi măng. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam xi măng? Câu 10 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất: 154 × 35 + 154 × 64 + 154 10
  11. ĐỀ 11 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm):Số lớn nhất trong các số là: A. 715 698; B. 715 968; C. 716 895; D. 716 859 Câu 2(0,5 điểm): Số năm triệu không trăm bảy mươi nghìn sáu trăm được viết là: A. 5 070 060 B. 5 070 600 C . 5 700 600 D. 5 007 600 Câu 3(0,5 điểm): Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 10 dm2 2cm2 = cm2 là: A. 1002 B. 120 C. 12 D. 102 Câu 4(0,5 điểm): Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho: a) 37 chia hết cho 9 b) 3413 chia hết cho 5 Câu 5(0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. a) 50 : (2 5 ) b) (28 56) : 4 = 50 : 2 : 5 = (28 : 4) (56 : 4) = 25 : 5 = 7 14 = 5 = 98 Câu 6: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ chấm : I a,Đường thẳng IK vuông góc với đường thẳng A B và đường thẳng O b. Đường thẳng AB song song với đường thẳng C D P K II, TỰ LUẬN : Câu 7: (2 điểm)Đặt tính rồi tính: 62573 + 43619 3792 - 948 147 x 23 2145 : 33 Câu 8: (2 điểm): a, Trung bình cộng của 2 số là 15. Số thứ nhất là 20. Tìm số thứ hai. b)Tính giá trị của biểu thức: m + 5520 : n, với m = 1000 , n = 5 Câu 9: (2 điểm)Một trường tiểu học có 672 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 92 em. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam? Câu 10: (1 điểm) Không tính kết quả, hãy cho biết tích sau đúng hay sai: 1 x 2 x3 x4 x5 x6 x7 x 8 x 9 x 10 = 2356400 11
  12. ĐỀ 12 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1( 0,5 điểm):Giá trị của số 3 trong số 543 679 là: A. 30 000 B. 3 000 C. 300 D. 30 Câu 2( 0,5 điểm):Trung bình cộng của 540; 660 và 222 là: A. 1392 B. 2784 C. 696 D. 464 Câu 3( 0,5 điểm): 5 300dm2 = cm2. A. 530 B. 530000 C. 53 D. 5030 Câu 4( 0,5 điểm): Trong các số 897, 1205, 3600, 4246 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 897 B. 1205 C. 3600 D. 4246 Câu 5( 0,5 điểm): Số tự nhiên y lớn nhất để: 238 x y < 1193 là: A. y = 3 B. y = 4 C. y = 5 D. y = 6 Câu 6: ( 0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. a. Góc bẹt bé hơn góc tù b. Năm 2000 thuộc thế kỉ XX II, TỰ LUẬN : Câu 7: ( 2 điểm): Đặt tính rồi tính: a, 35789 - 9799 b, 4165 - 735 c, 5787 : 54 d, 207 x 116 Câu 8: (2 điểm): a, Tìm y , biết : y : 204 = 2375 - 375 b)Tính giá trị của biểu thức: (m + n) x 5, với m = 202 , n = 4 Câu 9: ( 2 điểm): Hai thửa ruộng thu được 1500 kg thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu được nhiều hơn thửa ruộng thứ hai 378 kg. Hỏi mỗi thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô -gam thóc? Câu 10(1 điểm): Viết tên các cặp cạnh song song ở hình dưới A B C D M N K H K P K 12
  13. ĐỀ 13 I TRẮC NGHIỆM :Hãy chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1: Trong các số: 25 785; 26 874; 26 784 ; 26 487, số lớn nhất là: A. 25 785 B. 26 874 C. 27 784 D. 27 487 Câu 2 : Trung bình cộng của 36dm; 42dm là: A. 78 B. 39 C. 39dm D. 40dm. Câu 3: Số tự nhiên nào sau đây chia hết cho 3 và cho 5: A. 110 B. 115 C.1 25 D.135 Câu 4: Chữ số hàng chục nghìn của số 905 432 là: M1 A. 9 B. 0 C.5 D. 4 Câu 5: Tìm số tròn chục x biết: 27 < x < 55 A. 30, 40, 50 B. 50, 60, 70 C. 20, 30, 40 D. 40, 50, 60 Câu 6: Hình bên có mấy góc vuông? Mấy góc tù? Mấy góc nhọn ? M1 A. 2 góc vuông, 2 góc tù, 1 góc nhọn. B. 2 góc vuông, 1 góc tù , 2 góc nhọn. C. 1 góc vuông, 2 góc tù, 2 góc nhọn. D. 1 góc vuông, 1 góc tù, 1 góc nhọn. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 7: Đặt tính rồi tính a) 182 954 + 245 416 b) 6 247 - 7 694 c) 2 454 24 d) 8790 : 72 Câu 8: a, Tìm x : b, Tính giá trị của biểu thức (m - n) : 5 x : 25 = 348 : 4 với m = 100235 , n = 4315 Câu 9: Một cái sân hình chữ nhật có nửa chu vi 65m, chiều dài hơn chiều rộng 35m. a,Tính diện tích cái sân đó? b, Người ta dự kiến lát gạch trên sân. Tính số gạch cần để lát sân, biết loại gạch để lát có hình vuông cạnh 5 dm? Câu 10 : Tìm các số abc biết a + b + c = 10 và a < b < c 13
  14. BÀI ĐỌC HIỂU ĐỀ 1: Hãy đọc thầm bài đọc sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: BÀI HỌC CỦA GÀ CON Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - Cứu tôi với, tôi không biết bơi! Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. Theo Những câu chuyện về tình bạn 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? (0,5Đ) A. Gà con sợ quá khóc ầm lên. B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con. D. Cả A và B 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (0,5Đ) A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. D. Vịt con bay lên cành cây để trốn 3. Khi Cáo bỏ đi, gà con đã gặp chuyện gì?(0,5Đ) A. Ngã tùm xuống hồ B. Chạy chơi với Vịt C. Bay lên cành cây D. Chạy đuổi theo Cáo 4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (1Đ) A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con. B. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. C. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. D. Vì Vịt con không tốt bụng, đã không cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. 5.Điền từ thích hợp trong ngoặc( thông minh, dũng cảm, không bỏ rơi bạn) vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (1đ) -Vịt con khi bạn gặp khó khăn. 6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1đ) 7.Trong câu : “Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền nhảy xuống.” có các động từ là: (0.5) 14
  15. A. Gà con, đậu , thấy , bỏ đi, nhảy xuống. B. đậu , thấy , bỏ đi, nhảy xuống. C. đậu , Cảo, bỏ đi, nhảy xuống. D. cao , bỏ đi, nhảy xuống 8.Trong câu : “Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên.” có bộ phận vị ngữ là: (0.5) A. Nhìn thấy Cáo. B. Vịt con. C. sợ quá. D. sợ quá khóc ầm lên. 9. Trong bài có mấy dấu hai chấm? Các dấu hai chấm đó có tác dụng gi, được kết hợp với dấu gi?(0,5 điểm) 10. Hãy đóng vai Vịt, em nói với Gà một câu để tha lỗi cho bạn ấy. (1 điểm) ĐỀ 2: Hãy đọc thầm bài đọc sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Tiền là ở hai bàn tay Bác rủ người bạn thân sang Pháp với mình để tìm đường cứu nước, người bạn lo ngại: - Nếu đi Pháp, chúng ta sẽ chết đói mất, vì không có tiền để ăn. Bác đưa cả hai bàn tay và nói: - Tiền là ở đây! Chúng ta sẽ làm việc để sống. Người bạn vẫn từ chối, không đi. Bác đành chia tay bạn. Ông Mai đưa Bác xuống tàu, thấy Bác thuyền trưởng nói: - Ở đây chỉ toàn việc nặng thôi, anh gầy yếu thì làm sao nổi? Bác trả lời: - Tuy gầy yếu nhưng tôi còn trẻ, lại có nghị lực, tôi có thể làm được tất cả! Thấy Bác nhanh nhẹn, lại giỏi tiếng Pháp nên thuyền trưởng cho Bác làm phụ bếp. Bác đã làm việc ở đấy và lấy tên là Văn Ba. (Theo Một số mẫu chuyện về Bác Hồ) 1. Bác Hồ rủ người bạn sang nước Pháp để làm gì? (1 điểm) A. Để đi tìm đường cứu nước. B. Để làm nghề phụ bếp. C. Để gặp viên thuyền trưởng người Pháp. D. Để làm nghề phụ bếp, gặp viên thuyền trưởng người Pháp. 2. Người bạn lo ngại không có tiền để ăn. Bác đã giải thích với người bạn như thế nào? (1 điểm) A. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người. B. Mình có lòng yêu nước mà. C. Có người dẫn đường. D. Chúng ta sẽ làm việc để sống. 3. Bác đã trả lời vị thuyền trưởng như thế nào khi bị chê gầy yếu? (1 điểm) A. Tôi sẽ cố gắng. B. Tôi sẽ rèn luyện sức khoẻ. C. Tuy gầy yếu nhưng tôi còn trẻ, lại có nghị lực, tôi có thể làm được tất cả! D. Chả có việc gì khó cả, tôi sẽ làm được tất. 4. Câu chuyện trên có ý nghĩa giống câu thành ngữ nào? (1 điểm) 15
  16. A. Có chí thì nên. B. Tuổi trẻ tài cao. C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Gan vàng dạ sắt. 5. Câu chuyện trên cho em biết thêm điều gì về Bác Hồ? (0,5điểm) 6. Kể tên hai nhân vật trong các bài tập đọc em đã học cũng có ý chí, nghị lực vượt khó như Bác Hồ.(0,5 điểm) 7. Từ láy có trong bài là từ nào?(0,5 điểm) A. gầy yếu B. nhanh nhẹn. C. thuyền trưởng. D. phụ bếp. 8. Câu “Ở đây chỉ toàn việc nặng thôi, anh gầy yếu thì làm sao nổi?” dùng với mục đích gì ?(0,5 điểm) A. Để hỏi Bác Hồ có gầy yếu không. B. Để chê Bác Hồ gầy yếu. C. Để tả Bác Hồ gầy yếu D. Để nêu công việc nặng. 9. Hãy viết các danh từ riêng có trong bài.(0,5điểm) 10. Viết một câu để nói về quyết tâm của em khi gặp bài toán khó.(0,5 điểm) ĐỀ 3: Hãy đọc thầm bài đọc sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bổng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như nhưng chuỗi vàng lọc nắng bay đến bên Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. 16
  17. (Trích Nguyễn Quỳnh) Câu 1: Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì? (1đ) A. Đầy ánh sáng B. Đầy màu sắc C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc Câu 2: Chim vàng anh trống có đặc điểm gì? (1đ) A. Bé hơn B. to hơn. C. to hơn, óng ánh sắc lông hơn. Câu 3: Tiếng hót của chim vàng anh trống mang theo điều gì? (1đ) A. hương thơm lá bạch đàn chanh B. hương lúa. C. hương chanh. Câu 4: Từ “búp vàng” trong câu : “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì? (0,5đ) A. Chim vàng anh B. Ngọn bạch đàn C. Ánh nắng trời Câu 5: Chọn 1 cụm từ thích hợp trong ngoặc (âm vang mãi trong tâm trí, lẩn quất trong đầu, vang dội trong đầu) điền vào chỗ trống để được câu trả lời cho câu hỏi sau: Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ”? (0,5đ) -Nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” là vì tiếng hót đó đã của bé Hà. Câu 6: Qua đoạn văn , em có cảm nhận gì về cảnh vật thiên nhiên của đất nước mình?(0,5đ) Câu 7: Câu hỏi “Sao chú chim vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì? (0,5đ) A. Thái độ khen ngợi B. Sự khẳng định C. Yêu cầu, mong muốn Câu 8: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có các tính từ? (0,5đ) A. Óng ánh, bầu trời,rực rỡ B. hót, bay, thơm C. rực rỡ, cao, óng ánh Câu 9: Trong câu “Ở đây, Hà thấy bao nhiêu điều lạ.” bộ phận nào là vị ngữ? (1đ) A. Hà thấy bao nhiêu điều lạ B. Thấy bao nhiều điều lạ C. Bao nhiêu điều lạ Câu 10: Hãy viết một câu văn tả tiếng hót của một loài chim em yêu thích.(0,5đ) ĐỀ 4: Hãy đọc thầm bài đọc “Cánh diều tuổi thơ’’ và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? a/ Tác giả tả cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. b/ Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan như mắt nhìn, tai nghe . c/ Cả hai ý trên. Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? a/ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. b/ Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. c/ Cả hai câu trên đều sai. Câu 3: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? 17
  18. a/ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. b/ Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi! c/ Cả hai câu trên đều đúng. Câu 4: Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? a/ Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. b/ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. c/ Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. Câu 5: Nêu nội dung của bài: Câu 6: Trong những trò chơi sau, theo em trò chơi nào là rèn luyện sức mạnh? a/ Chơi điện tử. b/ Cờ tướng. c/ Kéo co. Câu 7: Trong những thành ngữ sau, thành ngữ nào có nghĩa là liều lĩnh ắt có ngày gặp tai họa? a/ Chơi với lửa. b/ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. c/ Chơi dao có ngày đứt tay. Câu 8: Trong câu “Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng như gọi thấp xuống những vì sao sớm” có các từ láy là: a/ mềm mại, vi vu. b/ Cánh diều , cánh bướm. c/ mềm mại, vi vu,sao sớm. Câu 9: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chủ ngữ là: Vị ngữ là: Câu 10: Viết một câu nói về ước mơ của em ĐỀ 5: Hãy đọc thầm bài đọc “Văn hay chữ tốt” (trang 129) và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Câu 1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém a. Vì ông viết văn rất dở b.Vì chữ ông viết xấu dù bài văn ông rất hay c.Cả hai ý trên đều đúng Câu 2. Thái độ của Cao Bá Quát thế nào khi nhận lời giúp bà lão viết đơn? a. Ông vui vẻ nhân lời b. Ông chần chừ không muấn nhận lời c. Ông từ chối với bà lão Câu 3. Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận? a. Bà lão bị thua vì đơn không rõ ràng. b. Bà lão không sử dụng đơn kiện của Cao Bá Quát viết giúp c.Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. Câu 4. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? a. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp 18
  19. b. Mỗi buổi tối, ông viết song mười trang vở mới chịu đi ngủ c. Ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu, luyện viết liên tục mấy năm trời d. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 5. Câu chuyện đã khuyên các em điều gì? a. Kiền trì luyện viết, nhất định chữ sẽ đẹp b.Kiên Trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công c.Cả hai ý trên đều đúng Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện đúng chủ đề của bài văn? a. Có chí thì nên b.Lá lành đùm lá rách c.Tuổi trẻ tài cao Câu 7. Tìm các từ: a.Tìm một từ nói lên ý chí nghị lực của con người Đặt câu với từ vừa tìm . b.Tìm một từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của co người. Đặt câu với từ vừa tìm ĐỀ 6: Hãy đọc thầm bài đọc đoạn văn sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc C. Con giống 2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự? A. Tinh tế B. Chăm chỉ C. Kiên nhẫn D. Gắng công 3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? A. Pho tượng cực kì mỹ lệ B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo 19
  20. C. Pho tượng như toát lên sự ung dung D. Pho tượng sống động đến lạ lùng 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? A Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình B Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ C Gặp được thầy giỏi truyền nghề D Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần 5. Nêu nội dung của bài 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. 7. Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ ? A Một tính từ. Đó là từ: B Hai tính từ. Đó là các từ: C Ba tính từ. Đó là các từ: . D Bốn tính từ. Đó là các từ: 8. Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ? A Để hỏi B Nói lên sự khẳng định, phủ định C Tỏ thái độ khen, chê D Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn 9. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau: Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. 10. Đặt một câu có từ “say mê” ĐỀ 7: Hãy đọc thầm bài đọc đoạn văn sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau: Lộc non Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. 20
  21. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa. Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn. (Trần Hoài Dương) Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? (0,5 điểm) a.Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. b. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm. c. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà. Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? (0,5 điểm) a. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá. b. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc. c. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa. Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy cô bé cũng yêu thích vòm đa? (0,5 điểm) a. Cô ngước nhìn vòm cây mỉm cười, ngửa cổ nheo mắt nhìn vòm xanh. b. Cô cười thích thú khi thấy những vỏ búp hồng nhát của cây đa rơi lả tả. c. Cô cố tóm bắt những chiếc vỏ xinh xinh, vừa đạp xe vừa ngoái đầu lại nhìn bịn rịn. d. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 4: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”? (0,5 điểm) a. Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh. b. Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh. c. Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn. Câu 5: Nội dung của bài Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy? (0,5 điểm) a. Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang b. Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ. c. Thích thú, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn. 21
  22. Câu 6: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ? (0,5 điểm) a. Những vòm lộc non. b. Những vòm lộc non đang đung đưa. c. Những vòm lộc non đang đung đưa kia. Câu 7: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ? a. Một tính từ. Đó là: non tơ. b. Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi. c. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi. Câu 8: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?” a. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. b. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn. c. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng. Câu 9: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau: a. Để khen ngợi Để yêu cầu, đề nghị: 22