Đề cương lý thuyết môn Vật lý Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương lý thuyết môn Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_ly_thuyet_mon_vat_ly_lop_6.doc
Nội dung text: Đề cương lý thuyết môn Vật lý Lớp 6
- I. Lý thuyết môn Lý lớp 6 1. Nêu tác dụng biến đổi lực của ròng rọc cố định? Của ròng rọc động? 2. Nêu các kết luận sự nỏ vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của đồng, nhôm, sắt? 3. Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Nêu sự nở đặc biệt của nước ở thể lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của rượu, dầu, nước? 4. Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí? 5. So sánh mức độ nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí? 6. Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản thì sẽ gây ra tác dụng như thế nào? 7. Băng kép sẽ như thế nào khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh? Vì sao? a. Trong mỗi nhiệt giai nhiệt độ nước đá đang tan, nhiệt độ nước đang sôi là bao nhiêu? 9. Có những loại nhiệt kế nào? Phạm vi đo và công dụng của mỗi loại nhiệt kế? 10. Các bước thực hiện đo nhiệt độ của chất lỏng? Các bước đo nhiệt độ cơ thể người? 11. a. Sự nóng chảy là gì? Cho ví dụ? vd: b. Sự đông đặc là gì? Cho ví dụ? 12. a. Nêu các kết luận về sự nóng chảy, sự đông đặc? b. Đồ thị nhiệt độ của chất theo thời gian có dạng như thế nào trong hiện tượng nóng chảy? Đồ thị nhiệt độ của chất theo thời gian có dạng như thế nào trong hiện tượng đông đặc? c. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân, nước, băng phiến, chì, vonfram? 13. a. Sự bay hơi là gì? Cho ví dụ? Sự bay hơi xảy ra ở đâu? Xảy ra ở nhiệt độ nào? b. Sự ngưng tụ là gì? Cho ví dụ? Sự ngưng tụ xảy ra khi nào? 14. a. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? b. Nêu sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi chất lỏng vào mỗi yếu tố đó? 15. a. Sự sôi là gì? b. Trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào? c. Cho biết nhiệt độ sôi của nước, rượu, thủy ngân? II. Bài tập môn Lý lớp 6 1. a. Tìm 1 ví dụ thực tế sử dụng ròng rọc cố định b. Tìm 1 ví dụ thực tế sử dụng ròng rọc động. c. Tìm 1 ví dụ thực tế sử dụng palăng. 2. Câu nào đúng, câu nào sai? a. Ròng rọc động vừa làm giảm độ lớn vừa làm đổi hướng của lực kéo. b. Ròng rọc cố định vừa đổi hướng vừa làm giảm độ lớn của lực kéo. c. Pa lăng có thể làm đổi hướng đồng thời làm giảm độ lớn của lực kéo.
- d. Ròng rọc cố định và ròng rọc động chỉ làm đổi hướng hoặc biến đổi độ lớn của lực kéo. e. Pa lăng càng có nhiều ròng rọc động thì lực kéo ta phải tác dụng vào dây càng lớn. g. Với 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định có thể tạo pa lăng làm giảm độ lớn lực kéo 3 lần. 3. Phải sử dụng ròng rọc nào hay pa lăng như thế nào trong mỗi trường hợp sau đây? Vẽ hình a. Đứng trên cao kéo xô vữa lên với lực kéo xấp xỉ 1/2 trọng lượng xô vữa? b. Đứng dưới đất kéo xô vữa lên cao với lực kéo xấp xỉ trọng lượng xô vữa? c. Đứng dưới đất kéo xô vữa lên cao với lực xấp xỉ 1/2 trọng lượng xô vữa? d. Đứng trên cao kéo xô vữa lên cao với lực xấp xỉ 1/4 trọng lượng xô vữa? 4. Tìm ví dụ chứng tỏ: a. Chất rắn nóng lên thì nở ra. b. Chất lỏng lạnh đi thì co lại c. Chất khí nóng lên thì nở ra. d. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. e. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 5. Câu nào đúng, câu nào sai? a. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. c. Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất d. Thứ tự mức độ nở vì nhiệt từ nhiều đến ít là lỏng, rắn, khí e. Thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều là đồng, nhôm, sắt. g. Thứ tự nở vì nhiệt từ nhiều đến ít là nước, rượu, dầu 6. Giải thích các trường hợp sau: a. Đặt đường ray người ta phải chừa khe hở giữa các thanh ray? b. Đổ nhanh nhiều nước đang sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc bị nứt? c. Thả quả bóng bàn bị móp vào nồi nước nóng thì quả bóng bàn tròn trở lại? d. Băng kép đang thẳng sẽ cong khi bị nung nóng? e. Nấu nước không nên đổ nước đầy ấm? f. Để xe đạp ngoài nắng nóng dễ bị nổ lốp? g. Không khí phía trên bếp lửa chạy lên cao? h. Đặt một bình cầu đựng đầy nước lạnh có ống thuỷ tinh nhỏ xuyên qua nút cao su đậy kín miệng bình vào một chậu nước nóng thì thấy thoạt tiên mực nước tụt xuống, sau đó lại dâng lên trong ống. i. Tại sao đặt một bình thủy tinh chứa khí đậy nút kín có ống thủy tinh xuyên qua vào chậu nước đá thì thấy giọt nước trong ống thủy tinh chạy ra một tí rồi chạy vào? 7. Nêu cách làm trong các trường hợp sau và giải thích:
- a. Tra khâu dao vào cán dao. b. Mở nút chai thuỷ tinh bị kẹt c. Làm tròn quả bóng bàn bị móp. d. Làm cho khinh khí cầu bay lên. 8. a. Khối lượng riêng các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng? Giải thích? b. Tại sao nước trong nồi bị đun nóng lại chạy từ dưới đáy nồi lên bề mặt? c. Tại sao không khí bị làm lạnh qua máy điều hòa nhiệt độ lại đi xuống? d. Nước ở thể lỏng có khối lượng riêng lớn nhất ở nhiệt độ nào? Vì sao? 9. a. Tại sao phải chọn thuỷ tinh và kim loại làm bóng đèn có hệ số nở vì nhiệt xấp xỉ nhau. b. Tại sao khi trời lạnh đi thì mực thuỷ ngân trong nhiệt kế tụt xuống. c. Tại sao khi ta vừa rót nước sôi ra khỏi phích mà đậy nút ngay thì nút sẽ bị bật. 10. Dự đoán điều gì sẽ xảy ra và giải thích tại sao lại có thể xảy ra như vậy? a. Cầu bằng sắt dài, không con lăn mà kê trực tiếp hai đầu cầu lên mố bê tông. b. Đổ nước nóng ra khỏi cốc thuỷ tinh rồi úp ngay cốc xuống một khay có nước lạnh. c. Đốt nóng một băng kép đang nằm ngang có mặt nhôm trên, mặt đồng dưới. 11. a. Thanh nhôm dài 100cm ở 0oC thì lên 50oC sẽ dài thêm 1,15cm. Thanh nhôm dài 4m ở 0oC thì sẽ dài thêm bao nhiêu ở nhiệt độ 75oC? b. Biết độ tăng thể tích của 1000cm 3 của rượu từ 0 oC lên 50oC là 58cm3. Tính thể tích tăng thêm của 5 lít rượu khi tăng từ 0oC lên 75oC? 12. Đổi đơn vị nhiệt độ: a. 28oC sang oF b. 318oF sang oC 13. Nhiệt kế nào đo được nhiệt độ nước đá, nước sôi, đầu sôi, lò luyện kim, cơ thể người, không khí ban đêm vùng Bắc cực, không khí ban ngày vùng sa mạc châu Phi? 14. Kể tên hai ứng dụng của sự nóng chảy, sự đông đặc trong đời sống và sản xuất? 15. a. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ không? b. Tại sao khi nung nóng hỗn hợp đồng và chì ta có thể tách chì ra khỏi đồng? 16. a. Có dùng nước màu để làm nhiệt kế đo nhiệt độ của nước đá được không? b. Tại sao dùng rượu màu trong nhiệt kế đo nhiệt độ không khí mà không dùng nước màu? 17. Kể tên hai ứng dụng của sự bay hơi, sự ngưng tụ trong đời sống và trong sản xuất? 18. a. Tại sao muốn thóc mau khô thì phải rải ra sân phơi có nắng và thoáng? b. Tại sao khi dùng quạt sấy thổi thì tóc mau khô? c. Sương mù là gì? Khi nào thì có sương mù? d. Tại sao vào mùa lạnh hà hơi vào gương thì mặt gương bị mờ đi, một lúc sau gương lại sáng? 19. Phân biệt sự khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi về vị trí xảy ra, nhiệt độ xảy ra, mức độ?
- 20. Câu nào đúng? Câu nào sai? a. Sự sôi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. b. Sự sôi xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. c. Sự sôi của mỗi chất lỏng chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định. d. Khi áp suất trên bề mặt tăng thì nhiệt độ sôi của chất lỏng giảm xuống. e. Bong bóng xuất hiện trong bình nước khi đun là không khí. f. Nhiệt độ chất lỏng càng tăng thì bong bóng từ đáy bình chạy lên càng cao và có tiếng reo. g. Khi chất lỏng sôi thì nhiệt độ không tăng thêm nữa, bong bóng lên tận mặt thoáng vỡ ra. 21. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ nước đang sôi làm hai mốc đo nhiệt độ trong nhiệt kế? 22. Tại sao không thể dùng nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế đo nhiệt độ rượu đang sôi mà phải dùng nhiệt kế thủy ngân? 23. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi hãy cho biết rượu, nước, thủy ngân, đồng ở thể nào khi ở nhiệt độ: a. – 20oC. b. 0oC c. 80oC d. 130oC e. 1800oC 24. Hãy cho biết sự chuyển thể trong mỗi hiện tượng, ứng dụng sau đây: a. Làm muối b. Nước đọng ngoài cốc đựng nước đá c. Làm nước đá d. Sấy tóc e. Sương mù f. Đúc tượng đồng g. Cất rượu h. Tuyết rơi