Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

pdf 2 trang thungat 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2018_2019_phon.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi này gồm 01 trang I. TNKQ (2,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nƣớc Việt Nam là gì? A. Kilôgam. B. Mét. C. Lít D. Mét khối. Câu 2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của quả cầu đồng thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích bình chứa. C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình. Câu 3. Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tƣợng gì xảy ra đối với quả bóng? A. Quả bóng bị biến dạng. B. Quả bóng bị biến đổi chuyển động. C. Quả bóng bị biến dạng đồng thời bị biến đổi chuyển động. D. Không có biến đổi nào. Câu 4. Số liệu nào sau đây là phù hợp với một học sinh THCS? A. Trọng lượng 400N. B. Chiều cao 400mm. C. Khối lượng 400g. D. Vòng ngực 400cm. Câu 5. Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản? A. Cái búa nhổ đinh. B. Cái bấm móng tay C. Cái kéo. D. Cái thước mét. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 6. (2,0 điểm) a) Trọng lực là gì? Chỉ rõ phương và chiều của trọng lực. b) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. Câu 7. (2,0 điểm) Hãy kể tên các loại thước đo độ dài mà em biết? Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước đo độ dài khác nhau như vậy? Câu 8. (2,0 điểm) Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống dưới đây: a) 1,5m = dm ; 1,5m = cm; b) 1,5cm = mm; 1,5km = m c) 1m3 = dm3= lít = cm3 = ml = cc d) 5 tấn = tạ = kg; e) 7kg = lạng = g Câu 9. (2,0 điểm) Thả một vật hình cầu có khối lượng 390g làm bằng kim loại, vào bình đo 3 thể tích có vạch chia độ. Quan sát thấy nó chìm và nước trong bình từ mức V1 = 120cm 3 dâng lên đến mức V2 = 170cm . a) Tính trọng lượng của quả cầu? b) Tính khối lượng riêng của kim loại cấu tạo nên vật. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: Phòng
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG HƢỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: Vật lý 6 (HDC này gồm 01 trang) I. TNKQ (2 điểm) Tổng 2 điểm. Mỗi câu đúng được 0.4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 ĐA B C C A D II. Tự luận (8 điểm) Câu 6: ( 2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Trọng lực là lực hút của Trái Đất, phương thẳng đứng, chiều hướng về 1 phía Trái đất (hướng xuống dưới) b - Viết được công thức d = P/V 0,5 - Nêu được tên, đơn vị các đại lượng 0,5 Câu 7: ( 2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Các loại thước đo độ dài: thước kẻ, thước mét, thước cuộn, thước dây 1 b Người ta phải sản xuất ra nhiều loại thước đo độ dài khác nhau như vậy 1 là do phải sử dụng nhiều loại thước để đo chiều dài của các vật có hình dạng, kích thước khác nhau. Câu 8: ( 2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a 1,5m = 15 dm ; 1,5m = 150cm 0,4 b 1,5cm = 15mm ; 1,5km =1500 m 0,4 c 1m3 = 1000 dm3 = 1000lít = 1000 000 cm3 = 1000 000 ml = 1 000 000 cc 0,4 d 5 tấn = 50 tạ = 5000 kg 0,4 e 7kg = 70 lạng = 7000 g 0,4 Câu 9: ( 2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a - Đổi 390g =0,39kg 0,5 - Áp dụng công thức P = 10. m = 0,39.10=3,9N 0,5 3 3 b Thể tích của vật: V = V2-V1= 170 – 120 = 50cm =0,00005m 0,5 Áp dụng công thức: D= m/V 0,5 Thay số: D= 0,39/0,00005 = 7800 kg/m3 Vậy khối lượng riêng của kim loại cấu tạo nên vật đó bằng 7800 kg/m3 Các lưu ý đối với giám khảo: - Ngoài đáp án trên, nếu học sinh làm theo cách khác mà vẫn đúng bản chất vật lý và đáp số thì vẫn cho điểm tối đa. - Nếu học sinh làm đúng từ trên xuống nhưng chưa ra kết quả thì đúng đến bước nào cho điểm đến bước đó. - Nếu học sinh làm sai trên đúng dưới hoặc xuất phát từ những quan niệm vật lý sai thì dù có ra kết quả đúng vẫn không cho điểm. - Nếu học sinh không làm mà chỉ ghi kết quả thì không tính điểm.