Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2019_2020_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: VẬT LÍ 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Ròng rọc động có tác dụng: A. Đổi hướng lực kéo B. Đổi độ lớn của lực kéo C. Đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo Câu 2. Để kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao người ta dùng: A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. Ròng rọc động. D. Ròng rọc cố định Câu 3. Chất nở vì nhiệt nhiều nhất là? A. Không khí. B. Nước. C. Sắt. D. Nhôm. Câu 4. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là: A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Câu 5. Đại lượng nào sau đây sẽ tăng khi nung nóng một vật rắn? A. Chiều dài của vật B. Thể tích của vật C. Khối lượng của vật D. Trọng lượng của vật Câu 6. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. D. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. Câu 7. Người ta dùng cách nào sau đây để quả bóng bàn bị bẹp phòng trở lại như cũ? A. Nhúng vào nước lạnh. B. Bơm quả bóng C. Hơ trên lửa. D. Nhúng vào nước nóng. Câu 8. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nóng. B. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng ít. D. Nước trong cốc càng lạnh. Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước D. Sự tạo thành mây. Câu 10. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để: A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. Đỡ tốn diện tích đất trồng. D. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn Câu 11. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 370C. B. 350C. C. 1000C. D. 420C. Câu 12. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc chuông đồng? A. Nóng chảy và bay hơi. B. Bay hơi và đông đặc. C. Nóng chảy và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí? Câu 14 (3,0 điểm). Hãy nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế? Câu 15 (2,0 điểm). Tính ra 0C và 0F trong các nhiệt độ sau: a) 350C. b) 370C. c) 860F d) 1000F. Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: VẬT LÍ 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là: A. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 2. Chất nở vì nhiệt nhiều nhất là? A. Nhôm. B. Không khí. C. Nước. D. Sắt. Câu 3. Ròng rọc động có tác dụng: A. Đổi độ lớn của lực kéo B. Đổi hướng lực kéo C. Đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo Câu 4. Để kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao người ta dùng: A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. Ròng rọc động. D. Ròng rọc cố định Câu 5. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng lạnh. B. Nước trong cốc càng nóng. C. Nước trong cốc càng nhiều. D. Nước trong cốc càng ít. Câu 6. Đại lượng nào sau đây sẽ tăng khi nung nóng một vật rắn? A. Thể tích của vật. B.Chiều dài của vật C. Khối lượng của vật. D. Trọng lượng của vật Câu 7. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. Câu 8. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc chuông đồng ? A. Nóng chảy và bay hơi. B. Bay hơi và đông đặc. C. Nóng chảy và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ. Câu 9. Người ta dùng cách nào sau đây để quả bóng bàn bị bẹp phòng trở lại như cũ? A. Nhúng vào nước nóng. B. Nhúng vào nước lạnh. C. Bơm quả bóng D. Hơ trên lửa. Câu 10. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước D. Sự tạo thành mây. Câu 11. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để: A. Đỡ tốn diện tích đất trồng. B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây D. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. Câu 12. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 420C. B. 370C. C. 350C. D. 1000C. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí? Câu 14 (3,0 điểm). Em hãy nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế? Câu 15 (2,0 điểm). Tính ra 0C và 0F trong các nhiệt độ sau: a) 300C. b) 370C. c) 680F d) 1000F. Hết