Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ky_i_nam_hoc_2017_2018_phon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2017-2018 PHÒNG GD & ĐT BÌNH XUYÊN MÔN:VẬT LÍ 6 Thời gian: 45 phút không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất của mỗi câu hỏi sau đây? Câu 1: Để đo chiều dài của cái bàn học dài khoảng 1,2m. Dùng thước nào sau đây là phù hợp nhất? A. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 2mm. C. Thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN 2mm. D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. Câu 2: Một bình chia độ có GHĐ 100cm3, ban đầu có chứa 55cm3 nước. Sau khi thả một hòn đá vào bình, mực nước dâng lên đến 90cm3. Hỏi thể tích của hòn đá bằng bao nhiêu? A. 100cm3 B. 900cm3 C.55cm3 D.35cm3 Câu 3: Trên vỏ một gói bánh có ghi 250gam. Số đó cho biết: A. Khối lượng của bánh trong túi. C. Trọng lượng của túi bánh. B. Thể tích của túi bánh. D. Khối lượng của túi bánh. Câu 4: Một bạn học sinh đá vào quả bóng cao su, có thể xảy ra hiện tượng gì với quả bóng? A. Quả bóng biến đổi chuyển động. B. Quả bóng biến dạng một chút. C. Quả bóng vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động. D. Không có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng. Câu 5: Trong các lực sau đây lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi. B. Lực lò xo tác dụng lên vật năng đang treo vào nó. C. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. D. Lực tác dụng lên quả bưởi ở trên cây. Câu 6: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực tác dụng lên quả bưởi đang rơi. C. Lực mà chân ghế tì lên mặt đất. B. Lực hút của nam châm lên cái lò xo. D.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 7: Một vật có khối lượng 27kg, có thể tích 0,01m3. a. Hãy tính trọng lượng của vật đó? b. Hãy tính khối lượng riêng của vật đó? c. Hãy tính trọng lượng riêng của vật đó? Câu 8: Một vật nặng có trọng lương 300N. Có hai người muốn buộc dây vào, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Hỏi ít nhất mỗi người phải dùng lực tối thiểu bằng bao nhiêu? Câu 9: Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn? Câu 10: Khi nào sử dụng đòn bẩy có thể nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật? Hết Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
  2. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GD & ĐT BÌNH XUYÊN NĂM HỌC 2017-2018 MÔN:VẬT LÍ 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm ( chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D A C B D II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 7 a. Trọng lượng của vật đó là: P = 10.m = 10.27= 270(N) 1đ b. Khối lượng riêng của vật đó là: m 27 3 D = 2700(kg / m ) V 0,01 1đ c.Trọng lượng riêng của vật là: d = 10.D= 10.2700= 27000(N/m3) 1đ 8 - Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo ít nhất bằng 1đ trọng lượng của vật. Tức là lực kéo ít nhất là: F= 300N - Để hai người kéo được vật lên theo phương thẳng đứng thì lực F 300 kéo ít nhất của mỗi người là: : F1 = 150(N) 2 2 1đ 9 - Dốc càng thoai thoải, tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người đi càng nhỏ, càng đỡ mệt. 1đ 10 - Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng 1đ lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. Lưu ý:- Nếu học sinh viết thiếu(hoặc sai) đơn vị từ hai lần trở lên thì trừ 0,25 điểm trong toàn câu. - Nếu học sinh làm cách khác, đúng kết quả và bản chất vật lí thì vẫn cho điểm tối đa. - Nếu học sing làm đúng kết quả nhưng sai bản chất vật lí thì không cho điểm.