Đề cương ôn kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 10

doc 2 trang thungat 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_10.doc

Nội dung text: Đề cương ôn kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 10

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HỌC KÌ I VÂT LÝ 10 *Bài kiểm tra gồm 2 phần: Trắc nghiệm: 15 câu (5đ) Tự luận : 3 câu (5đ) I/ TRẮC NGHIỆM 1. Chuyển động thẳng đều - Phương trình chuyển động - Đồ thị tọa độ thời gian, vận tốc thời gian 2. Chuyểnđộng thẳng biến đổi đều -Các công thức gia tốc, vận tốc, quảngđường, phương trình chuyển động , công thức liên hệ. 3.Sự rơi tự do -Định nghĩa, ví dụ -Đặc điểm -Công thức vận tốc, quảng đường trong rơi tự do 4. Chuyển động tròn đều -Đặc điểm của vecsto vận tốc , gia tốc. -Các công thức 5. Tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc -Tính tương đối vận tốc, ví dụ -Công thức cộng vận tốc 6. Tổng hợp và phân tích lực -Định nghĩa tổng hợp lực, phân tích lực -Quy tắc hình bình hành 7. Ba định luật Niu-tơn -Nội dung của đl I,II,III Niu-tơn -Quán tính, lưc- phản lực. Nêu ví dụ 8.Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn, hệ thức -Công thức gia tốc rơi tự do 9. Lực đàn hồi, lực ma sát -đặc điểm về phương chiều, độ lớn -Công thức tính lực 10. Lực hướng tâm -Định nghĩa, ví dụ -Công thức II/TỰ LUẬN A.BAN CƠ BẢN Dạng 1: Chuyển động thẳng biến đổi đều Ví dụ 1: Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36km/h bỗng tăng ga sau khi chạy được quãng đường 625m thì ô tô đạt vận tốc 54km/h. Tính gia tốc của chuyển động Ví dụ 2: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi khởi hành được 10s thì đạt vận tốc 54km/h. a. Tìm gia tốc của xe? b. Tìm vận tốc và quãng đường xe đi được sau khi khởi hành được 6s? Ví dụ 3: Một xe đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều đi được 100m thì dừng hẳn. a. Tìm gia tốc của xe? b. Quãng đường xe đi được và vận tốc của xe sau khi hãm phanh 10s? Dạng 2: Rơi tự do Ví dụ 1: Một vật được thả rơi từ độ cao 20m so với mặt đất. Lấy g 10m / s2 .
  2. a. Tìm thời gian để vật rơi đến đất? b. Tìm vận tốc của vật khi vừa chạm đất? c. Sau khi rơi được 1s thì vật còn cách mặt đất bao nhiêu? Ví dụ 2: Một vật được thả rơi tự do, khi vật chạm đất thì vận tốc của vật là 20m/s. Lấy g 10m / s2 . a. Tìm độ cao lúc thả vật? b. Tìm thời gian rơi đến đất? c. Tính quảng đường vật rơi trong 1s cuối cùng? Dạng 3: Động lực học chất điểm Ví dụ 1: Một lò xo có khối lượng không đáng kể và chiều dài tự nhiên 20(cm), treo vào đầu dưới của lò xo một vật nặng m = 100(g) thì lò xo có chiều dài 25(cm) . Tính độ cứng của lò xo ? Ví dụ 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15cm và độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0N để nén lò xo. Khi đó chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Ví dụ 3: Một vật có khối lượng m = 800g được dặt đứng yên trên một mặt sàn nằm ngang; sau đó người ta tác dụng vào vật một lực kéo F = 2,8N theo hướng song song với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là t = 0,2. Lấy g = 10m/s2. a.Tính gia tốc của vật. b. Sau khi đi được quảng đường S = 3m thì lực kéo ngừng tác dụng. Tính quảng đường đi thêm của vật cho đến khi dừng lại. Dạng 4: Cân bằng của vật rắn Ví dụ 1: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm.Xác định mômen của lực tác dụng lên vật Ví dụ 2: Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10kg, thúng gạo nặng 15kg. Đòn gánh dài 1m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Xác định vị trí đòn gánh đặt trên vai để hai thúng cân bằng Ví dụ 3: Hai người cầm hai đầu một chiếc gậy để khênh một vật nặng. Gậy có trọng lượng không đáng kể, dài 1,4 m. Vật có trọng lượng 700 N được treo vào điểm C cách tay người ở đầu A của thanh 0,6 m. Hỏi tay người ở đầu B chịu một lực bằng bao nhiêu ? B. BAN NÂNG CAO Dạng 1: Rơi tự do Ví dụ 1: Một vật được thả rơi từ độ cao 20m so với mặt đất. Lấy g 10m / s2 . a. Tìm thời gian để vật rơi đến đất? b. Tìm vận tốc của vật khi vừa chạm đất? c. Sau khi rơi được 1s thì vật còn cách mặt đất bao nhiêu? Ví dụ 2: Từ độ cao 51,2m thả một vật rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g 10m / s2 . a/ Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất ? b/ Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng ? Ví dụ 3: Một vật rơi tự do, trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất đi được quãng đường 160m. Tính thời gian rơi và độ cao ban đầu nơi thả rơi vật ? Ví dụ 4: Một vật rơi tự do, trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất đi được quãng đường 180m. Tính thời gian rơi và độ cao của nơi buông vật ? Dạng 2: Chuyển động của vật trong hệ quy chiếu phi quán tính ( bài tập tham khảo được phát khi đã đc học kt trên lớp) Dạng 3: Chuyển động của hệ vật( bài tập tham khảo được phát khi đã đc học kt trên lớp)