Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lý Lớp 11

docx 2 trang thungat 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_om_tap_chuong_1_mon_vat_ly_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lý Lớp 11

  1. ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1. Theo thuyết electron thì A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có điện tích dương. B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có điện tích âm. C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít Câu 2. Đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện A lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện thì chúng hút nhau. Giải thích nào sau đây đúng. A. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần gần B của A nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút. B. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần gần B của A nhiễm điện trái dấu với B làm A bị hút. C. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần gần B của A nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút. D. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần gần B của A nhiễm điện trái dấu với B, phần kia nhiễm điện cùng dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút. Câu 3. Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích +2,3μC, –264.10–7C, –5,9 μC, +3,6.10–5 C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Tìm điện tích mỗi quả cầu. A. +1,5 μC B. +2,5 μC C. –1,5 μC D. –2,5 μC Câu 4. Hai điện tích điểm q1 = +3 µC và q2 = –3 µC,đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). Câu 5. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10–7 C và 4.10–7 C, tương tác với nhau một lực F = 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là A. 0,6 cm.B. 0,6 m.C. 6,0 m.D. 6,0 cm. Câu 6. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Các điện tích đó là A. ± 2μCB. ± 3μCC. ± 4μCD. ± 5μC Câu 7. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3μC và q2 = 1μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau đó. A. 12,5NB. 14,4NC. 16,2ND. 18,3N Câu 8. Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có cạnh 15cm đặt ba điện tích qA = +2 μC, qB = +8 μC, qC = –8 μC. Tìm véctơ lực tác dụng lên qA. A. F = 6,4N, hướng theo chiều B đến C.B. F = 8,4 N, hướng vuông góc với BC. C. F = 5,9 N, hướng theo chiều C đến B.D. F = 6,4 N, hướng theo chiều A đến B. –8 –8 Câu 9. Ba điện tích điểm q1 = 2.10 C, q2 = q3 = 10 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1. A. F = 0,3.10–3 NB. F = 1,3.10 –3 NC. F = 2,3.10 –3 ND. F = 3,3.10 –3 N Câu 10. Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây nhẹ có độ dài ℓ như nhau. Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 15°. Tính sức căng của dây treo. A. F = 103.10–5 N B. F = 74.10–5 N C. F = 52.10–5N D. F = 26.10–5 N Câu 11. Quan hệ về hướng giữa vectơ cường độ điện trường tại một điểm và lực điện trường tác dụng lên điện tích thử đạt tại điểm đó là A. chúng luôn cùng phương cùng chiều.B. chúng luôn ngược hướng nhau. C. chúng cùng hướng nếu điện tích thử dương.D. chúng không thể cùng phương.
  2. Câu 12. Một điện tích q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn. Tại điểm M cách đó 40cm, điện trường có cường độ 9.105V/m và hướng về điện tích q, biết hằng số điện môi của môi trường là 2,5. Xác định dấu và độ lớn của q. A. –40 μCB. +40 μCC. –36 μCD. +36 μC Câu 13. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 160 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10– 4N. Độ lớn của điện tích đó là A. q = 1,25.10–7 CB. q = 8,0.10 –5 CC. q = 1,25.10 –6 CD. q = 8,0.10 –7 C Câu 14. Điện tích điểm q = –3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12 000V/m, có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q. A. phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, F = 0,36N B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48N C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N Câu 15. Một điện tích điểm gây ra cường độ điện trường tại A bằng 36V/m, tại B bằng 9V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB là bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức. A. 30 V/m B. 25 V/m C. 16 V/m D. 12 V/m Câu 16. Tại ba đỉnh của tam giác đều cạnh 10cm có ba điện tích bằng nhau và bằng 10nC. Hãy xác định cường độ điện trường tại trung điểm của cạnh BC của tam giác A. E = 2100V/mB. E = 6800V/mC. E = 9700V/mD. E = 12000V/m Câu 17. Một quả cầu khối lượng 1g treo ở đầu một sợi dây mảnh cách điện. Hệ thống nằm trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E = 2kV/m. Khi đó dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 60°. Tìm điện tích của quả cầu, lấy g = 10m/s². A. 5,8 μC B. 6,67 μC C. 7,26 μC D. 8,67μC Câu 18. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = –1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là A. –2,0 JB. 2,0 JC. –0,5 JD. 0,5 J Câu 19. Một hạt bụi khối lượng 3,6.10–15kg mang điện tích q = 4,8.10–18C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2cm và nhiễm điện trái dấu. Lấy g = 10m/s², tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại A. 25 V.B. 50 V.C. 75 V.D. 100 V. Câu 20. Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường bên trong màng tế bào này là A. 8,75.106V/mB. 7,75.10 6V/mC. 6,75.10 6V/mD. 5,75.10 6V/m Câu 22. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc là A. v = 4,2.106m/sB. v = 3,2.10 6m/sC. v = 2,2.10 6m/sD. v = 1,2.10 6m/s Câu 23. Một quả cầu tích điện, có khối lượng m = 0,1 g treo vào sợi dây thẳng đứng, nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng đặt thẳng đứng cách nhau d = 1cm. Hiệu điện thế giữa hai bản là U. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng α = 10°. Điện tích của quả cầu là q = 1,3 nC. Cho g = 10 m/s³. Giá trị của U là A. 1000 V B. 1250 V C. 2000 V D. 1300 V Câu 24. Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Tính hiệu điện thế trên hai bản tụ A. 17,2VB. 27,2VC. 37,2VD. 47,2V Câu 25. Một tụ điện điện dung 24nF tích điện đến hiệu điện thế 450V thì có bao nhiêu electron di chuyển đến bản âm của tụ điện A. 575.1011.B. 675.10 11.C. 775.10 11.D. 875.10 11. Câu 26. Trong phòng thí nghiệm có một số tụ điện loại 6μF. Số tụ phải dùng ít nhất để tạo thành bộ tụ có điện dung tương đương là 4,5 μF là A. 3B. 5C. 4D. 6