Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

doc 13 trang thungat 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. VĂN BẢN: 1. Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh 2. Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh 3. Truyện ngụ ngôn và truyện cười: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển 4. Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. * Yêu cầu: - Trình bày được khái niệm: truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười, truyện trung đại. - Xác định được thể loại, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các văn bản trên. - Giải thích được ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đặc sắc, có ý nghĩa trong truyện. II. TIẾNG VIỆT: 1. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt 2. Từ mượn 3. Nghĩa của từ 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 5. Chữa lỗi dùng từ 6. Danh từ và cụm danh từ 7. Động từ và cụm động từ 8. Tính từ và cụm tính từ * Yêu cầu: - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, nguồn gốc(đối với từ mượn), chức vụ ngữ pháp, phân loại(đối với từ loại). - Vận dụng được lí thuyết vào việc làm các dạng bài tập cụ thể. III. TẬP LÀM VĂN: 1. Kể chuyện đời thường. Đề 1: Kể về người (bố, mẹ, ông, bà, thầy, cô, bạn thân ). Đề 2: Kể về việc (kỉ niệm tuổi thơ, một việc tốt, một lần mắc sai lầm, một cuộc gặp gỡ, ngày khai giảng ). Đề 3: Kể về những đổi mới ở quê em. 2. Kể chuyện sáng tạo. Đề 1: Đóng vai nhân vật để kể lại truyện dân gian đã học. ( Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Em bé thông minh ) Đề 2: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. Đề 3: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Đề 4: Mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó. 1
  2. * Yêu cầu: + Phân biệt được kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo. + Trình bày được các bước làm một bài văn tự sự. + Vận dụng làm một số dạng bài cụ thể. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ Bài 1. a. Chi tiết tưởng tượng kì ảo là gì? Nêu vai trò của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện. b. Nêu cảm nhận của em về một số chi tiết tưởng tượng kì ảo đặc sắc: Gióng vươn vai thành tráng sĩ, Gióng bay về trời ( Truyện: Thánh Gióng); tiếng đàn Thạch Sanh, niêu cơm thần (Truyện: Thạch Sanh) Bài 2. Nêu ý nghĩa cách kết thúc truyện Thạch Sanh. Bài 3. Cho các từ sau: non nước, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, líu lo, trong trắng, tội lỗi, đón đợi, mồ mả, tươi tốt. Hãy phân loại các từ trên theo cấu tạo của chúng. Bài 4. Cho các từ sau: tráng sĩ, sứ giả, sính lễ, cầu hôn a. Các từ trên là từ mượn hay từ thuần Việt? Nếu là từ mượn thì mượn tiếng nước nào? b. Hãy giải thích nghĩa của các từ trên và cho biết giải nghĩa bằng cách nào? Bài 5. Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau: a. Trùng trục như con chó thui Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu. ( Ca dao) b. Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. ( Xuân Diệu) c. Quân ta chia làm hai mũi tấn công. d.Tôi đã tiêm phòng ba mũi. Bài 6. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù. b. Đó là một chàng trai khôi nguyên tinh tú. c. Trên cây gạo điểm xiết một vài bông hoa đỏ thắm. d. Cảnh vật Đèo Ngang buồn man mát. e. Cô ấy là một người lãng mạng. f. Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể. Bài 7. Cho các từ sau: giỏi, chạy, cây tre a. Những từ trên thuộc từ loại nào? b. Phát triển các từ trên thành cụm từ. c. Đặt câu với các cụm từ đó; cho biết chức năng ngữ pháp của cụm từ đó trong câu. Bài 8. Bài tập tổng hợp. Cho đoạn văn sau: “ Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy 2
  3. vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. „( Trích Ngữ văn 6, tập 1) a. Đoạn trích trên trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì? Giải thích? b. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Đặt 1 câu văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên. c. Tìm những từ láy trong đoạn trích trên. d. Xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích trên và cho biết chức năng ngữ pháp của chúng. BGH duyÖt Tæ - nhãm chuyªn m«n Người lập Lê Thị Ngọc Anh Âu Thị Thùy Dung Vũ Thu Hường 3
  4. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Phần Tập làm văn: 1. Kể chuyện đời thường. Đề 1: Kể về người (bố, mẹ, ông, bà, thầy, cô, bạn thân ). a. Mở bài: Giíi thiÖu vÒ ng­êi mµ m×nh quý mÕn ( Bè, mÑ, thÇy, c« gi¸o ) b. Thân bài: Cho ng­êi ®äc thÊy ®­îc lÝ do mµ m×nh quý mÕn ng­êi ®ã, th«ng qua c¸ch kÓ, giíi thiÖu vÒ h×nh d¸ng, tÝnh c¸ch, cö chØ, hµnh ®éng, c«ng t¸c + §øc tÝnh. + Cö chØ, th¸i ®é, thÓ hiÖn sù quan t©m tíi mäi ng­êi xung quanh . + Nh÷ng kØ niÖm ( sù quan t©m) cña ng­êi đó ®èi víi chÝnh m×nh. + T×nh c¶m cña m×nh ®èi víi ng­êi ®ã: Th¸i ®é , niÒm tù hµo, h·nh diÖn c. Kết bài: C¶m xóc cña m×nh vÒ ng­êi ®ã. Đề 2: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. a. Mở bài: - Nêu bật ý nghĩa của những kỉ niệm thời ấu thơ trong kí ức của mỗi người: đó là những kí ức thiêng liêng không bao giờ trở lại để lại cho chúng ta những rung động trong sáng, những bài học quý giá. - Giới thiệu về kỉ niệm thời ấu thơ mà bài viết sẽ đề cập đến “với riêng tôi, kỉ niệm tôi nhớ mãi đó là ” : kỉ niệm về người cha thân yêu của tôi, một lần mắc lỗi b. Thân bài : - Kể lại bối cảnh của kỉ niệm đó : khi đó học lớp mấy,hoàn cảnh gia đình ra sao, bạn bè cùng trang lứa thế nào? - Kể lại diễn biến chi tiết về kỉ niệm tuổi thơ: + Hoàn cảnh trực tiếp của câu chuyện. + Sự việc xảy ra và diễn biến như thế nào? + Câu chuyện được làm sáng tỏ ra sao. + Người viết nhận ra ý nghĩa sâu sắc của sự việc . c. Kết bài :- Rút ra bài học từ kỉ niệm thời ấu thơ: tình cảm gia đình là thứ đáng quý - Kỉ niệm ấu thơ mà bài viết kể có vai trò, vị trí như thế nào đối với người viết : là động lực để phấn đấu học tập,rèn luyện, tu dưỡng. Đề 3: Kể về những đổi mới ở quê em a. Mở bài: Giới thiệu chung về quê hương em. b. Thân bài: - Quê hương em trước khi đổi mới: + Đường xá còn lầy lội, gập ghềnh, khó đi lại. + Ngõ, xóm, trong nhà chưa có điện thắp sáng, vẫn phải dùng đèn dầu. + Trường học ẩm thấp, cơ sở vật chất không đầy đủ cho việc học tập. + Cuộc sống gặp nhiều khó khăn, những ngôi nhà lụp sụp mái dầu, mái tranh xơ xác, tiêu điều, những bữa ăn đạm bạc của người dân. - Quê hương em sau khi đổi mới: + Đường làng ngõ xóm khang trang 4
  5. + Đã có điện thắp sáng + Trường học được xây mới, các em học sinh được học tập trong môi trường tốt, cơ sở vật chất đầy đủ + Cuộc sống của người dân đã khấm khá hơn, những ngôi nhà mái tranh, mái dầu đã được thay bằng những ngôi nhà mái ngói khang trang + Những bữa cơm đã có thịt, cá chứ không chỉ ăn rau, ăn khoai trừ bữa như trước nữa + Nhiều nhà máy mọc lên tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người c.Kết bài: Nêu cảm nhận của em về những đổi mới ở quê hương. 2. Kể chuyện sáng tạo. Đề 1: Đóng vai nhân vật để kể lại truyện dân gian đã học (Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Em bé thông minh ). Gợi ý: - HS cần dựa vào truyện đã học trong SGK để kể, kể theo ngôi thứ nhất. - HS có thể lần lượt kể lần lượt theo trình tự có sẵn trong SGK hoặc kể theo trình tự mà mình lựa chọn sao cho hợp lí, phù hợp với diễn biến của truyện - Khi kể cần đảm bảo những sự việc chính, có thể thêm bớt các chi tiết phụ, tránh sao chép máy móc SGK. - Để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, HS có thể xen thêm những yếu tố miêu tả. Đề 2: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. a.Mở bài: Giới thiệu chung về cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học b. Thân bài: - Cuộc gặp gỡ diễn ra trong khung cảnh như thế nào? - Hình dáng của nhân nhân vật mà em đã gặp - Đứng trước một nhân vật bước ra từ câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích em đã có những suy nghĩ gì? - Em và nhân vật đã trò truyện những gì? - Em đã giới thiệu về cuộc sống hiện tại em đang sống với nhân vật như thế nào? - Nhân vật cũng kể cho em nghe về con người, cảnh vật ở thời kì họ đang sống ra sao? - Qua cuộc trò chuyện với nhân vật em đã học hỏi được rất nhiều điều, hiểu thêm về nền văn hóa nơi nhân vật mà em được gặp đã sống. c. Kết bài: Ấn tượng và tình cảm của em về cuộc gặp gỡ với nhân vật. Đề 3: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. a. Mở bài: - Giới thiệu bản thân: tên, tuổi, nghề nghiệp. - Thăm trường vào ngày hội trường 20 - 11. b. Thân bài: 5
  6. - Tâm trạng trước khi về thăm trường: bồi hồi, hồi hộp - Cảnh trường lớp sau mười năm có sự thay đổi: + Phòng học, phòng giáo viên được tu sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết bị hiện đại. + Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng mát rợp cả sân trường. + Xung quanh sân trường các bồn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu. - Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc, có thêm nhiều thầy cô giáo mới. - Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn xiết, thầy cô cũng hết sức xúc động khi gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau rối rít. - Các bạn cũng đã lớn, người đi học, người đi làm. Chúng em quấn quýt ôn lại truyện cũ. Hỏi thăm nhau về cuộc sống hiện tại và lời hứa hẹn. c. Kết bài: - Phút chia tay lưu luyến bịn rịn. - Ấn tượng sâu đậm về lần tăm trường (cảm động, yêu thương, tự hào) Đề 4: Mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó. a.Mở bài: - Giới thiệu về con vật, đồ vật gần gũi với em (để con vật hoặc đồ vật tự giới thiệu về mình) - Những điều con vật hoặc đồ vật định tâm sự. b. Thân bài - Con vật hay đồ vật đã vào trong gia đình em như thế nào? - Tình cảm của em đối với con vật hay đồ vật ra sao? (Kể lại một vài hành động và việc làm cụ thể bộc lộ tình cảm của mình) - Tình cảm của con vật hay đồ vật trong những ngày đầu đối với em? (Nêu ra những biểu hiện cụ thể) - Tình cảm của em đối với con vật hay đồ vật ngày càng sâu sắc như thế nào? (Đưa ra một vài việc cụ thể để minh họa) c. Kết bài - Khép lại câu chuyện. - Nêu tình cảm của mình đối với con vật hay đồ vật đó. II. Phần Tiếng Việt và Văn bản Bài 1. a) - Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết do nhân dân ta sáng tạo ra, không có thật trong sách vở cũng như trong đời sống hàng ngày, thường mang một ý nghĩa nhất định. - Vai trò của chi tiết tưởng tượng kì ảo : + Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. + Làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. b) Cảm nhận về một số chi tiết tưởng tượng kì ảo đặc sắc : * Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh: - Giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. - Giúp công chúa khỏi bị câm. - Tiếng đàn của công lí. - Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. * Ý nghĩa chi tiết Gióng cởi bỏ áo giáp bay về trời: 6
  7. - Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về cõi vô biên bất tử. - Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. Bay lên trời, Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi. - Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở. *Ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh: - Niêu cơm có sức mạnh phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu phải ngạc nhiên khâm phục. - Niêu cơm và lời thách đố của Thạch Sanh đã chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh. - Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Bài 2. Cách kết thúc truyện Thạch Sanh thể hiện: - Công lí xã hội: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. - Ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời. Bài 3. Gợi ý: - Từ ghép: non nước, ruộng rẫy, cây cỏ, trong trắng, bao bọc, tội lỗi, đón đợi, tươi tốt, mồ mả. - Từ láy: líu lo, ngay ngắn, cười cợt, vuông vắn. Bài 4. Gợi ý: a. Các từ trên là từ mượn tiếng Hán. b. Giải nghĩa: - Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn - Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài. - Sính lễ: lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới. - Cầu hôn: xin được lấy làm vợ. -> Giải nghĩa theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị Bài 5. Gợi ý: Mũi ở câu a: nghĩa gốc (chỉ bộ phận của con vật). Mũi ở câu b: nghĩa chuyển Bài 6. Gợi ý: Câu Lỗi sai Cách sửa a Dùng từ không đúng nghĩa (khuất tất) Thay bằng: Khuất phục b Lẫn lộn giữa các từ gần âm (khôi nguyên, tinh Thay bằng: Khôi ngô, tuấn tú tú) c Lẫn lộn giữa các từ gần âm (điểm xiết) Thay bằng: Điểm xuyết d Lẫn lộn giữa các từ gần âm (man mát) Thay bằng: Man mác e Lẫn lộn giữa các từ gần âm (lãng mạng) Thay bằng: Lãng mạn f Lặp từ (con số - số liệu) Bỏ từ: con số hay 7
  8. Bài 7. Gợi ý: Cho các từ sau: giỏi, chạy, cây tre a. Giỏi: TT; chạy: ĐT; cây tre: DT b. Phát triển thành cụm từ: HS tự làm c. Đặt câu: HS tự làm Bài 8. Gợi ý: Đoạn trích trên trong văn bản Thạch Sanh; Thể loại truyện cổ tích; Vì truyện kể về cuộc đời và số phận của chàng dũng sĩ Thạch Sanh. a. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ. Đặt 1 câu văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên: HS tự làm ( VD: Em rất yêu quí Thạch Sanh vì chàng là hình ảnh tượng trưng cho ước mơ về công lí xã hội của cha ông ta ) b. Từ láy: bủn rủn, vẻn vẹn. c. Các cụm danh từ: tiếng đàn của chàng (CN); quân sĩ mười tám nước(CN),các hoàng tử(CN), một bữa cơm(PN cụm ĐT), những kẻ thua trận(PN cụm ĐT), cả mấy vạn tướng lĩnh(CN), một niêu cơm tí xíu(PN cụm ĐT). BGH duyÖt Tæ - nhãm chuyªn m«n Người lập Lê Thị Ngọc Anh Âu Thị Thùy Dung Vũ Thu Hường 8
  9. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 6 Ngày thi: 7/12/2017 Thời gian: 90 phút I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Kiến thức: - Củng cố và luyện tập kiến thức về 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. - Trình bày được hiểu biết chung về văn học dân gian, văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Kết hợp các kiến thức đã học để rút ra ý nghĩa,tư tưởng của bài học trong cuộc sống. - Rèn luyện kĩ năng làm bài , viết đoạn của học sinh. - Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm. 3. Thái độ: -Thấy được vai trò của môn học trong đời sống của người Việt Nam - Trung thực trong kiểm tra và đánh giá 4. Năng lực cần đạt: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực sáng tạo tư duy. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Các mức độ tư duy Vận Nhận Thông Nội dung/Chủ đề Vận dụng dụng biết hiểu Tổng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tên tác phẩm/thể 0.5 Câu 1 0.5 loại Trắc Câu 2 PTBĐ 0.5 0.5 nghiệm Câu 3 Từ và cấu tạo từ 0.5 0.5 Câu 4 Nội dung 0.5 0.5 Câu 1 Chữa lỗi dùng từ 1 1 2.0 Tự luận Động từ và cụm Câu 2 0.5 0.5 1.0 động từ/Liên hệ. Câu 3 Văn tự sự 1.5 1 1.5 1 5 10 Tổng 3 điểm 4 điểm 3 điểm điểm 100 Tỷ lệ 30% 40% 30% % III. Đề bài (Đính kèm trang sau) IV. Hướng dẫn và biểu điểm (Đính kèm trang sau) 9
  10. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017-2018 MÔN: Ngữ văn 6 Ngày thi: 7/12/2017 ĐỀ 1 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm: (2điểm) Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây vào giấy kiểm tra: “Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa”. ( Trích Ngữ văn 6, tập 1) Câu 1: Đoạn trích thuộc thể loại ? A. Truyện cười C. Truyện ngụ ngôn B. Truyện truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A.Biểu cảm. C. Nghị luận. B.Tự sự. D.Miêu tả. Câu 3: Từ láy có trong đoạn trích là: A. Vẻn vẹn C. Bủn rủn B. Thua trận D. Niêu cơm Câu 4: Dòng nêu không đúng ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn thần là: A. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan. B.Tiếng đàn giúp công chúa khỏi bệnh. C.Tiếng đàn đại diện cho công lí, cái thiện và lòng yêu chuộng hòa bình. D. Tiếng đàn để hiện ước mơ giàu mạnh. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau: a. Đó là một chàng trai khôi ngô, tinh tú. b. Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù. Câu 2 (1 điểm): Cho các từ sau: giỏi, chạy, cây tre. a. Xác định động từ có trong các từ trên. b. Phát triển từ đó thành cụm động từ và đặt câu với cụm động từ vừa tìm được có nội dung miêu tả hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi. Câu 3 (5 điểm): Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết em đã học. 10
  11. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2017-2018 MÔN: Ngữ văn 6 Đề 1 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Đối với câu có nhiều đáp án: thừa hoặc thiếu 1 đáp án không có điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án D B A,C D II.Tự luận (8 điểm). Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 Phát hiện đúng lỗi mỗi câu được 0.5 điểm. Chữa đúng mỗi câu được 0.5 điểm. a. Lẫn lộn các từ gần âm: tinh tú- Cách sửa: tuấn tú 1 điểm 1 điểm b. Dùng từ không đúng nghĩa: khuất tất- Cách sửa: khuất phục Câu 2 a. Động từ: chạy 0.25 điểm b. - Phát triển thành cụm động từ 0.25 điểm - Đặt câu đúng. 0.5 điểm Câu 3 1. Hướng dẫn chấm: 1.5 điểm *Về hình thức: - Bố cục 3 phần mạch lạc, rõ ràng. Đúng dạng bài tự sự (kể chuyện sáng tạo). - Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ. *Về nội dung: 3.5 điểm a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật mà em nhập vai (kể theo ngôi thứ nhất) b. Thân bài: - Kể lại diễn biến sự việc: ( có thể kể theo trình tự có sẵn trong SGK hoặc kể theo trình tự mình lựa chọn sao cho hợp lí, phù hợp: đảm bảo được các sự việc chính, có thể thêm bớt các chi tiết phụ, tránh sao chép máy móc SGK; có xen yếu tố miêu tả hoặc yếu tố biểu cảm đi kèm) c. Kết bài: Kể kết thúc của sự việc và cảm nhận của nhân vật. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đúng phương thức tự sự, không nhầm lẫn về phương thức biểu đạt. Bố cục rõ ràng, lời văn biểu đạt chính xác. Chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng, hợp lí, cân đối, không mắc lỗi chính tả. Điểm 4: Đạt các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả; có thể thiếu ý trong phần thân bài nhưng không đáng kể - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, đặt câu - Điểm 2: Bài làm ở mức độ trung bình, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, đặt câu - Điểm 1: Vận dụng phương pháp làm bài còn yếu, lạc đề, sắp xếp các chi tiết 11
  12. không theo trình tự nhất định - Điểm 0: Không làm bài. Ban Giám Hiệu Tổ - Nhóm CM Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Âu Thị Thùy Dung Nguyễn Thị Hoàng Đan 12