Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

doc 3 trang thungat 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC 8 A. Nội dung ôn tập: I. Lý thuyết Câu 1: So sánh mô biểu bì, mô liên kết và mô cơ. Câu 2: Phân biệt các loại mạch máu: động mạch và tĩnh mạch. Câu 3: Tại sao khi bị té ngã, người già dễ bị gãy xương và lâu phục hồi hơn trẻ em? Câu 4: Trong xây dựng và kiến trúc người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào ? Câu 5: Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? Câu 6: Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? II. Thực hành Câu 1: Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân theo phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực. II. Gợi ý trả lời: I. Lý thuyết: Câu 1: Bài 4: Mô Câu 2: Bài 17: Tim và mạch máu Câu 3, 4: Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Câu 5: Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non Câu 6: Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng II. Thực hành: Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học: 2017 - 2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Phủ phần ngoài cơ Dưới lớp da, gân, Cơ vân gắn với xương Vị trí thể, lót trong các ống dây chằng, sụn Cơ tim Cơ trơn ở thành cơ nội quan xương quan rỗng. Đặc Tế bào nằm trong điểm cấu Tế bào xếp sít nhau Tế bào xếp thành lớp, chất nền thành bó. tạo Nâng đỡ, liên kết Chức Bảo vệ, hấp thụ, Co dãn tạo sự vận các nội quan ( máu động cơ quan hoặc cơ năn tiết vận chuyển các chất) thể. Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa: Động mạch và Tĩnh mạch Động - Nằm sâu dưới thịt, có áp lực máu lớn mạch - Có thành mạch dày, lòng hẹp hơn tĩnh mạch - Có khả năng đàn hồi Tĩnh mạch - Nằm nông dưới da, áp lực máu nhỏ. - Có thành mạch mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng. - Có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. Câu 3: Ở người già, xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm trong khi muối Canxi lại nhiều, nên xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy khi có va chạm mạnh và sự phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn. Còn ở trẻ em, lượng cốt giao nhiều nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn và tốc độ phát triển xương nhanh nên vết gãy mau liền lại. Câu 4: -Trong xây dựng nhiều công trình như: cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình ống, móng nhà hoặc mái của nhiều công trình được xây dựng hình vòm để tăng khả năng chịu lực Chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương dài vì xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực.
  3. Câu 5: Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. Câu 6: Khi nuốt thì ta không thở. - Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được. * Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc. Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. II. Thực hành Trình tự các bước cấp cứu: Bước 1: Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp: - Trường hợp đuối nước: loại bỏ nước bằng cách vừa cõng nạn nhân(dốc ngược đầu) vừa chạy. - Trường hợp điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc ngắt điện. - Trường hợp môi trường thiếu khí hay khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân: * Phương pháp hà hơi thổi ngạt: - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. - Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức. Không để khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. - Ngừng thổi để tiếp tục hít vào rồi lại thổi tiếp. Làm liên tục 12-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân thở lại bình thường. * Phương pháp ấn lồng ngực: - Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm đầu hơi ngửa về sau. - Cầm 2 cẳng tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ tể ép vào lồng ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra, sau đó dang tay nạn nhân về phía đầu nạn nhân. - Thực hiện liên tục như thế 12-20 lần/phút cho tới khi nạn nhân hô hấp ổn định. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc