Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2870
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2015_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 – HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 – 2016 Câu 1: Tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập? Nội dung và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng? *Sỡ dĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập là vì: - Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính đảng duy nhất . - Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ. - Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng. Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. *Nội dung hội nghị: - Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị thống nhất Đảng có giá trị lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng *Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam - Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử. - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN: + Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng + Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo. + Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN + Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Câu 2: Tại sao lệnh tổng khỡi nghĩa được ban bố? Chủ trương của Đảng, diễn biến của tổng khỡi nghĩa tháng tám năm 1945? *Sỡ dĩ lễnh tổng khởi nghĩa được ban bố là vì: - Tình hình thế giới: + Ở Châu Âu: tháng 5/1945, Đức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện. + Ở châu Á: Ngày 6 đến ngày 9/8/1945 Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. + Đến trưa 15/8/1945, Nhật chính thức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện. - Tình hình trong nước: Quân Nhật ở Đông Dương và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam đã gục ngã, thời cơ ngàn năm có một để ta vùng lên giành chính quyền. Và sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặc của Đảng ( 3 lần diễn tập), được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ. Thời cơ khách quan cũng như chủ quan đã đến nên Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. *Chủ trương của Đảng: - Nghe tin phát xít Nhật đầu hàng, ngày 13 tháng 8 năm 1945,Tổng bô Việt Minh và TW Đảng thành lập Ủy Ban khởi nghĩa , ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. - Ngày 14/8 đến 15/8/1945). Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào - Tuyên Quang quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
  2. - Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ý nghĩa : Chủ trương của Đảng thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao độ của dân tộc. Quyết định đến vận mạng của dân tộc. *Diễn biến: - Chiều ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa. - Từ ngày 14/8/1945 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh đầu tiên giành được chính quyền là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam. - Từ 15/8/1945 đến ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội khởi nghĩa và đã giành được chính quyền. - Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi - Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi. Thắng lợi của Hà Nội, Huế, Sài gòn có tác dụng cổ vũ cho các địa phương còn lại trong cả nước vùng lên giành chính quyền. - Đến ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công hoàn toàn trong cả nước - Ngày 30/8/1945: Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến ở VN. - Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập. Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám thành công? *Nguyên nhân thắng lợi: - Khách quan: + Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh đánh bại chủ nghĩa phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật đã tạo ra một thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền nhanh chóng và ít thiệt hại. - Chủ quan: + Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất VN vì vậy, khi Đảng và mặt trận VM phất cao ngọn cờ cứu nước, thì toàn dân nhất tề đứng lên để cứu nước. + Do sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Bác Hồ: + Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm nhất là về xd lực lượng, xd căn cứ địa. + Trong những ngày khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm cao, các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, thống nhất, chớp thời cơ phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. *Ý nghĩa lịch sử: - Đối với dân tộc: + Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Nó đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và lật nhào chế độ phong kiến, khai sinh nước VNDCCH, nhà nước do nhân dân làm chủ + Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do , giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. + Đưa Đảng cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền . - Đối với quốc tế: + Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần II. + Chọc thủng khâu yếu nhất của trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới. Câu 4: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ? *Âm mưu của Pháp: Trong tình hình kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản, Pháp quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, tổng số binh lực ở
  3. đây lúc cao nhất là 16.200 tên, chia làm 3 phân khu với 49 cứ điểm => Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bát khả xâm phạm”. *Chủ trương của ta: - Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. - Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: 4 đại doàn bộ binh, 1 đại doàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binh hàng chục nghìn tấn vũ khĩ lương thực chuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất. *Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt: - Đợt 1, ( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch. - Đợt 2, ( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như các cứ điểm E1, D1, C1, A1, bao vây, chia cắt địch. -Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h 30 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống. *Kết quả: Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. *Ý nghĩa: - Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. - Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Câu 18: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ? *Nguyên nhân thắng lợi; - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân, có hậu phương rộng lớn, vững mạnh. - Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác. *Ý nghĩa lịch sử: - Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Câu 5: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? So sánh Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ - Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ. - Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới Giống nhau và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều bị phá sản Thời 1961-1965 1965-1968 gian Quy Chủ yếu ở miền Nam. Chiến tranh mở rộng cả nước. Khác mô nhau Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ chỉ Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân Biện phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh pháp càn quét, bình định lập “ấp chiến lược”, tung phá hoại ác liệt miền bắc.
  4. tiến gián điệp ra miền bắc, phong tỏa biên giới và hành vùng biển. Kết Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1968 quả Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực Nhận xét vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc. Câu 6: Diển biến chính của các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. *Chiến dịch Tây nguyên: (4-3 đến 24-3): - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta nên bố trí lực lượng ở đây mỏng, phòng thủ sơ hở - Ngày 10-3, quân ta tấn công Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch và giành được thắng lợi. - Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuộc, nhưng bị thất bại. - Ngày 14-3, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng . *Chiến dịch Huế - Đà Nẳng: (21-3 đến 29-3): - Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miến Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng. - Ngày 21 tháng 3 quân ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch. - Ngày 26 tháng 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên . Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quãng Ngãi, Chu Lai uy hiếp Đà Nẵng. - Sáng 29 tháng 3 quân ta tấn công Đà Nẳng đến 3 giờ chiều Đà Nẳng hoàn toàn giải phóng. *Chiến dịch Hồ Chí Minh: (26-4 đến 30-4) : - Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.(trước tháng 5/1975) . Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. - 17 giờ ngày 26-4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch , 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm thành phố. - 10 giờ 45 ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Chính phủ Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Câu 7: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? *Nguyên nhân thắng lợi: - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Phương pháp đấu tranh linh hoạt. - Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh - Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3dân tộc ở Đông Dương; Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. *Ý nghĩa lịch sử: - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranhgiải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. - Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.