Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 11 - Học kỳ II - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 3070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 11 - Học kỳ II - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_11_hoc_ky_ii_de_so_1_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 11 - Học kỳ II - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 1 I.TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ 2-2017-2018 Câu 1.Tồn tại từ trường đều ở A. xung quanh nam châm thẳng. B. trong lòng ống dây dẫn có dòng điện. C. xung quanh dòng điện thẳng,dài. D. xung quanh dòng điện tròn. Câu 2.Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích đứng yên. B. nam châm chuyển động. C. các điện tích chuyển động. D. nam châm đứng yên. Câu 3.Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lầnn Câu 4.Lực từ tác dụng lên một điện tích chuyển động trong một từ trường đều có chiều không phụ thuộc vào A.chiều chuyển động của điện tích. B chiều của đường sức từ. C.độ lớn của điện tích. D.dấu của điện tích. Câu 5.Cho dòng điện cường độ 5 A chạy qua một khung dây tròn đường kính 20 cm, gồm 50 vòng dây. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn bằng A. 7,85.10-4 (T) B. 7,85.10-6 (T) C. 1,57.10-5 (T) D. 1,57.10-3 (T). Câu 6.Phát biểu nào sau đây không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. Câu 7.Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực Lo-ren-xơ là lực từ. B. Lực Lo-ren-xơ có phương vuông góc với vecto vận tốc của điện tích. C. Lực Lo-ren-xơ có chiều phụ thuộc vào dấu của điện tích. D. Lực Lo-ren-xơ có thực hiện công. Câu 8.Một electron chuyển động thẳng đều với vận tốc v trong miền có từ trường đều và điện trường đều. Biết v  (E, B) và có chiều như hình vẽ. Vậy B có chiều A. thuộc mặt phẳng chứa E, v hướng từ trên xuống. B. thuộc mặt phẳng chứa E, v hướng từ dưới lên. C. vuông góc với mặt phẳng chứa E, v hướng từ trong ra. e v E D. vuông góc với mặt phẳng chứa E, v hướng từ ngoài vào. Câu 9. Đơn vị của từ thông là A. Tesla (T) B. Ampe (A) C. Vebe (Wb) D. Vôn (V) Câu 10. Khung dây dẫn tròn, kín, có đường kính d =20cm, điện trở R = 0,1 , được đặt trong từ trường có vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây, có độ lớn cảm ứng từ tăng dần đều từ 0,2 T đến 0,5 T trong khoảng thời gian 0,314s. Trong thời gian từ trường biến đổi, cường độ dòng điện trong khung dây có độ lớn bằng A. 30A B. 1,2A C. 0,5 A D. 0,3A Câu 11. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 2A đến 12A trong khoảng thời gian 0,1s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là A. 10V. B. 20V C. 30V D. 40V Câu 12.Biểu thức tính suất điện động tự cảm là i 7 2 t A. etc L B. etc Li C. etc 4 10 n V D. etc L t i Câu 13. Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fu-cô gây ra trên khối kim loại, người ta thường A. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.
  2. B. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại. C. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong. D. sơn phủ lên khối kim loại một lớn sơn cách điện. Câu 14. Một chùm tia sáng hẹp được chiếu từ môi trường có chiết suất n = 1,73 vào môi trường có chiết suất n’. Khi góc tới i = 60o thì tia sáng ló ra trùng với mặt phân cách của hai môi trường. Vậy n’ có giá trị A. 1,5 B. 0,9 C. 1 D. 1,7 Câu 15. Chọn câu trả lời đúng Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới. B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. C.góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới. D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần. Câu 16. Một con cá ở dưới mặt nước 60 cm, ngay phía trên nó có một con chim cách mặt nước 50cm. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Con chim nhìn thấy con cá cách nó một khoảng bằng A. 95cm. B. 110cm. C. 130cm. D. 140cm. Câu 17. Chiếu một tia sáng từ môi trường có chiết suất bằng 1,5 tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất bằng 4/3, góc giới hạn phản xạ toàn bằng A. 30o B. 41o48’ C. 48o35’D. 62 o44’ Câu 18. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. C. luôn cùng chiều với vật.D. có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật. Câu 19.Vật sáng AB đặt vuông góc với thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 (cm), qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp ba lần AB. Tiêu cự của thấu kính là A. f = 15 (cm) B. f = 30 (cm) C. f = -15 (cm) D. f = -30 (cm). Câu 20. Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm). Đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A2 B2 của AB qua quang hệ là A. ảnh thật, nằm sau L1, cách L1 một đoạn 60 (cm). B.ảnh ảo, nằm trước L2, cách L2 một đoạn 20 (cm). C.ảnh thật, nằm sau L2, cách L2 một đoạn 100 (cm). D.ảnh ảo, nằm trước L2, cách L2 một đoạn 100 (cm). Câu 21. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ + 1dp, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt A. 40,0 (cm)B. 33,3 (cm) C. 27,5 (cm) D. 26,7 (cm) II.TỰ LUẬN Bài 1. Đặt một vật sáng nhỏ AB (cao 4cm) vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 30cm thấy ảnh qua thấu kính cùng chiều với vật và cách thấu kính 10cm. a) Xác định loại thấu kính, tiêu cự của thấu kính, vẽ ảnh. b) Xác định vị trí đặt vật để ảnh qua thấu kính nằm cách vật 7,5cm. c) Xác định vị trí đặt vật để ảnh có chiều cao 3cm. Bài 2. Một dây dẫn có đường kính tiết diện d = 0,5 cm, bọc bằng một lớp cách điện mỏng và quấn thành một ống dây các vòng của ống dây được quấn sát nhau. Cho dòng điện I = 0,4 A đi qua ống dây. Tính cảm ứng từ trong ống dây.