Đề cương ôn thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thị trấn Ba Tri
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thị trấn Ba Tri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_201.doc
Nội dung text: Đề cương ôn thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thị trấn Ba Tri
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 Họ và tên: Năm học: 2016-2017 Phần văn bản Bài 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Học thuộc * Tục ngữ về thiên nhiên 1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, 3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt 2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa * Tục ngữ về lao động sản xuất 1. Tấc đất tấc vàng 3.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống 2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền 4. Nhất thì, nhì thục I.Giới thiệu: - Xuất xứ + Thuộc dòng văn học dân gian, do nhân dân sáng tác + Tục ngữ có tính chất truyền miệng và tập thể (truyền từ đời này sang đời khác nên không rõ tác giả là ai) - Tục ngữ: là nững câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. II.Đọc-hiểu văn bản: *Phân tích ĐÊM THÁNG NĂM CHƯA NẰM ĐÃ SÁNG NGÀY THÁNG MƯỜI CHƯA CƯỜI ĐÃ TỐI - Vần lưng + năm – nằm + mươi – cười - Nội dung + Tháng 5: ngày dài, đêm ngắn +Tháng 10: ngày ngắn, đêm dài Giúp nông dân có thức, chủ động sắp xếp thời gian, công việc. Chúc các bạn thi tốt -1- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 MAU SAO THÌ NẮNG, VẮNG SAO THÌ MƯA - Vần lưng + nắng – vắng Biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc cho hợp lí. RÁNG MỠ GÀ, CÓ NHÀ THÌ GIỮ - Vần lưng +gà – nhà Có kinh nghiệm dự đoán gió bão, thức bảo vệ nhà cửa hoa màu THÁNG BẢY KIẾN BÒ, CHỈ LO LẠI LỤT - Vần lưng + bò – lo - Kiến bò nhiều và lên cao vào tháng 7 là sắp có lụt Người dân có thức phòng chống TẤT DẤT TẤT VÀNG - So sánh: -> dất quí như vàng Đề cao giá trị của đất. NHẤT CANH TRÌ, NHỊ CANH VIÊN, TAM CANH ĐIỀN - Thứ tự các nghề, công việc, đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân Biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. NHẤT NƯỚC, NHÌ PHÂN, TAM CẦN, TỨ GIỐNG - Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố nước, phân, cần, giống đối với nghề trồng lúc nước. NHẤT THÌ, NHÌ THỤC - Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đối với công việc trồng trọt. III.Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu - Giàu hình ảnh 2.Nội dung, ý nghĩa Phản ánh, truyền đạt về kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài 2. Tục ngữ về con người và xã hội Học thuộc 1. Một mặt người bằng mười mặt của 6. Học thầy không tày học bạn 2. Cái răng, cái tóc là góc con người 7. Thương người như thể thương thân Chúc các bạn thi tốt -2- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 3. Đói cho sạch, rách cho thơm 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 4. Học ăn, học nói, học gói, học mở 9. Một cây làm chẳng nên non 5. Không thầy đố mày làm nên Ba cây chụm lại nên hòn núi cao I.Giới thiệu: - Xuất xứ + Thuộc dòng văn học dân gian, do nhân dân sáng tác + Tục ngữ có tính chất truyền miệng và tập thể (truyền từ đời này sang đời khác nên không rõ tác giả là ai) II.Đọc-hiểu văn bản: *Phân tích: MỘT MẶT NGƯỜI BẰNG MƯỜI MẶT CỦA - Vần lưng: người – mười + So sánh + Hoán dụ - Khẳng định sự quí giá của con người hơn so với của cải Khẳng định tư tưởng coi trọng con người và giá trị con người. CÁI RĂNG, CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI - Vần lưng: tóc – góc - Hình ảnh gợi cảm. Răng tóc - Răng tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe của con người. - Thể hiện một phần hình thức, tính cách của con người Cần bảo vệ và chăm sóc răng tóc. ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM - Vần lưng: sạch – rách + Phép đối: đói – rách: nghèo khổ, khó khăn sạch – thơm: điều tốt đẹp - Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không làm điều xấu xa, tội lỗi. Giáo dục con người phải có lòng tự trọng. HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ - Điệp ngữ: học. Nhấn mạnh việc học đối với con người là quan trọng. -Nội dung: + Học ăn, học nói: học sự tế nhị, lịch sự + Học gói, học mở: học để biết làm, biết giữ và biết giao tiếp với người khác Khuyên con người phải học để mọi hành vi ứng xử chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc. Biết đối nhân xử thế tức là con người có văn hóa và nhân cách. *KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN * HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN - Câu “Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò của người thầy. Chúc các bạn thi tốt -3- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 - Câu “Học thầy không tày học bạn”: Khẳng định vai trò của bạn trong việc học tập Hai câu bổ sung nghĩa cho nhau, vừa học thầy, vừa phải học ở bạn để bổ sung kiến thức. THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN - So sánh: những người xung quanh cũng như chính bản thân mình. Khuyên về cách sống và ứng xử, cần có mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỐNG CÂY - Ẩn dụ + Ăn quả những người được hưởng thành quả + Kẻ trống cây những người tạo ra thành quả Khi hưởng thụ thành quả nào đó, cần phải tri ân những người làm ra thành quả. MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO - Tục ngữ được viết bằng thể thơ lục bát + Phép đối: chẳng nên > < núi cao + Ẩn dụ: 1 tượng trưng số ít 3 tượng trưng số nhiều Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết III.Tổng kết 1. Nghệ thuật - Các câu giàu hình ảnh qua biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ - Hàm xúc về nội dung 2.Nội dung, ý nghĩa Nhằm tôn vinh giá trị con người và xã hội. Bài 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Luận điểm chính: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. I.Giới thiệu: 1. Tác giả (1890 - 1969) - Là vị chủ tịch nước vĩ đại - Là doanh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1980. 2. Tác phẩm - Trích trong báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2-1951 3. Phương thức biểu đạt Nghị luận II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) Chúc các bạn thi tốt -4- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, cân xứng - Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, phong phú - Sử dụng mô hình liên kết từ đến 2.Nội dung - Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiền chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. - Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. 3. Ý nghĩa Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy mạnh mẽ trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Bài 4. Sự giàu đẹp của tiếng việt Luận điểm chính: Tiếng Việt mang trong nó những giá trị phẩm chất của một thứ tiếng đẹp và là một thứ tiếng hay. I.Giới thiệu: 1.Tác giả - Đặng Thai Mai (1902 - 1984) - Là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, là nhà hoạt động xã hội có uy tín. - Trước 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. 2. Tác phẩm - Trích phần đầu bài nghiên cứu “Tiếng việt, 1 biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”. - In lần đầu vào năm 1967 3. Phương thức biểu đạt Nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Chứng cứ trong lĩnh vực khoa học và đời sống - Toàn diện, bao quát 2.Nội dung Biểu hiện của tiếng việt giàu đẹp và hay 3. Ý nghĩa - Tiếng việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam. - Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi con người Việt Nam Chúc các bạn thi tốt -5- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 Bài 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ Luận điểm chính: Bác Hồ giản dị trong đời sống, lời nói và bài viết. I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906-2000) - Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh - Tác phẩm: thể hiện tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng và hấp dẫn. 2. Tác phẩm - Đoạn trích từ bài diễn văn “Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại” - Được đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ. 3. Phương thức biểu đạt Nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận. II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ - Chứng cứ toàn diện và cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc 2.Nội dung Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ 3. Ý nghĩa. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Bác, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh - Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bài 6. Ý nghĩa văn chương Luận điểm chính: Văn chương bắt nguồn từ lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài. Văn chương đã sáng tạo và hình dung ra sự sống. * Công dụng của văn chương: - Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Hoài Thanh (1902 – 1982) - Là nhà phê bình văn học xuất sắc - Năm 2000, ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nghệ thuật 2. Tác phẩm: - Được trích trong “Bình luận văn chương” 3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận vừa giải thích kết hợp bình luận Chúc các bạn thi tốt -6- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Cách vào vấn đề tự nhiên, độc đáo - Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh 2.Nội dung, Ý nghĩa Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống của muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. Bài 7. Sống chết mặc bay I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883-1924) - Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại 2. Tác phẩm: - Trích trong “Truyện ngắn Nam phong” Số 18.1918 3.Thể loại: Truyện ngắn hiện đại II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Kết hợp khéo léo tương phản và tăng cấp - Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và bình luận 2.Nội dung Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gây gắt tên quan phủ “lòng lan dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 3. Ý nghĩa Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cập quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảm thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền gây nên. Bài 8. Những trò lố hay là VaRen và Phan Bội Châu I.Giới thiệu: 1. Tác giả: Chúc các bạn thi tốt -7- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 - Nguyễn Ái Quốc ( 1890 – 1969) - Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến 1945. 2. Tác phẩm: - Được trích trong truyện kí Nguyễn Ái Quốc - Hoàn cảnh ra đời: truyện ngắn được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc, giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án - Va – ren chuẩn bị sang nhậm chức toàn quyền ở Đông Dương II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật - Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh - Khắc họa nhân vật qua hành động, lời nói, hình ảnh đối lập. 2. Nội dung Bằng giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu, Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu (phần được học) đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. 3.Ý nghĩa: Truyện vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không có gì có thể lung lạc được chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Bài 9. Ca Huế trên sông Hương * Nhạc công: người chơi nhạc cụ * Ca công: người vừa chơi nhạc cụ vừa hát * Ca nhi: những người trẻ chỉ hát không chơi nhạc cụ I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Hà Ánh Minh 2. Tác phẩm: - Đăng trên báo Người Hà Nội - Là văn bản nhật dụng Đề tài: Viết vài nét về sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật - Liệt kê kết hợp với giải thích - Miêu tả gợi hình, gợi cảm. 2. Nội dung Chúc các bạn thi tốt -8- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 - Huế nổi tiếng các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình - Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa, âm nhạc, thanh lịch và tao nhã. 3.Ý nghĩa: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương và tác giả đã thể hiện được lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc. Bài 10. Quan âm thị kính I.Giới thiệu: - Thuộc thể loại sân khấu dân gian - Thể loại: Chèo + Là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn bằng hình trên sân khấu + Khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm + Giới thiệu mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo. II.Đọc-hiểu văn bản: Tóm tắt: 1. Án giết chồng Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có mưu giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. 2. Án hoang thai Bị oan ức không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính Tâm. Kính Tâm bị oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. 3. Oan tình được giải – Thị Kính lên tòa sen Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hóa”, được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng. Các nhân vật trong truyện: Thị Kính: Là một người phụ nữ đẹp, đức hạnh nhưng chịu nhiều nỗi oan ức, bất hạnh. Sùng Bà: Tượng trưng cho thủ tục lạc hậu, xấu xa, độc ác, coi thường người bình dân trong xã hội phong kiến. Thiện Sĩ: Hèn nhát, nhu nhược. Xã hội phong kiến vung túng cho thói trọng nam khinh nữ. Mâu thuẫn kịch: Mẹ chồng > < nữ Chúc các bạn thi tốt -9- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 III.Tổng kết 1.Nghệ thuật - Xây dựng tình huống kịch tự nhiên, có mâu thuẫn, có xung đột - Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. 2. Nội dung: Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lặp giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. 3. Ý nghĩa: Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa Phần tiếng việt Bài 1.Rút gọn câu Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục dích sau: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Khi rút gọn câu, cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói; - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. Bài 2. Câu đặc biệt Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu đặc biệt thường được dùng để: - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp. So sánh giữa câu rút gọn và câu đặc biệt (giống nhau và khác nhau) *Giống nhau: - Có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ -> Ngắn gọn *Khác nhau: Chúc các bạn thi tốt -10- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 a) Câu rút gọn: - câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ -Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu -có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần b) Câu đặc biệt: -là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ -Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu nên không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu - Không thể khôi phục lại được Bài 3. Thêm trạng ngữ cho câu Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Về hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu; - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Bài 4. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Trạng ngữ có những công dụng như sau: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. Bài 5. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. Chúc các bạn thi tốt -11- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 Bài 6 .Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động Bài 7. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V. Bài 8. Liệt kê Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. Xét theo nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến. Bài 9. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Dấu chấm lửng được dùng để: - Tỏ Ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Dấu chấm phẩy được dùng để: - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp Chúc các bạn thi tốt -12- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 Bài 10. Dấu gạch ngang Dấu gạch ngang có những công dụng sau: - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê - Nối các từ nằm trong một liên danh Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. LưuÝ : - Cần biết áp dụng các loại từ, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng vào việc đặt câu và viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu. - Biết phân tích dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu Phần tập làm văn §Nắm được văn nghị luận ( giải thích và chứng minh) - Bố cục bài văn nghị luận – chứng minh a. Mở bài - Nêu luận điểm cần được chứng minh, khái quát luận điểm b. Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn + Giải thích luận điểm ( gọn, đầy đủ nội dung theo yêu cầu, không cần dài) + Chứng minh luận điểm ( đưa ra hàng loạt dẫn chứng trong cuộc sống có sức thuyết phục) c. Kết bài: - Nêu Ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú Ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài. - Bố cục bài văn nghị luận – giải thích a. Mở bài - Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích b. Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp + Giải thích vấn đề ( đầy đủ, rõ ràng, chi tiết) + Nhận định vấn đề ( đúng hay sai, có giá trị hay không có giá trị trong hiện tại, đi sâu vào việc giải thích và một phần nhỏ chứng minh trong thực tế vì sao đúng, vì sao sai) + Chốt lại, liên hệ bản thân. c. Kết bài: - Nêu Ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. Chúc các bạn thi tốt -13- Chương trình ngữ văn 7 HKII
- Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2016 - 2017 Đề cương môn ngữ văn 7 HKII Lớp: 77 §Nắm được các văn bản hành chính – công vụ (viết đơn, báo cáo, thông báo, đề nghị) - Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những Ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. - Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu Ý kiến của mình. ( Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị về việc gì?) - Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể. ( Báo cáo ai? Báo cáo của ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? ) * Cách làm văn bản hành chính - Quốc hiệu và tiêu ngữ ( ghi căn giữa và ghi chữ in hoa, rõ ràng, sạch đẹp) - Địa điểm và ngày tháng làm văn bản ( ghi ở góc phải của văn bản) - Tên văn bản ( ghi bằng chữ in hoa, căn giữa văn bản) - Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản - Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo ( đề nghị: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa. Báo cáo: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa) - Chữ kí và họ tên người gửi văn bản * Cần biết phân biệt các loại văn bản hành chính – công vụ * So sánh lí do viết đơn và lí do viết văn bản đề nghị + Giống: cả 2 văn bản đề nêu lí do để thực hiện nguyện vọng chính đáng. + Khác: Viết đơn: trình bày yêu cầu, nguyện vọng của cá nhân Đề nghị: trình bày yêu cầu, nguyện vọng của tập thể. LưuÝ : - Xem lại các đề bài văn trong sách giáo khoa - Nắm thật vững các phương pháp lập luận chứng minh và giải thích để áp dụng vào các để bài theo yêu cầu . Chúc các bạn thi tốt -14- Chương trình ngữ văn 7 HKII