Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2017_201.doc
Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018
- Ngữ văn 9 2017-2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK II A/ Tiếng Việt Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ. TL: - Đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh. Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ. - Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. 1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố) - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương) + Trời ơi, sinh giặc làm chi Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao) 3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) 4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ? Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức: - Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). - Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ? 1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. 1
- Ngữ văn 9 2017-2018 VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) 2. Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng - Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. VD: Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân) 3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế: - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu) 4. Phép nối: Các phương tiện nối: - Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) - Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) - Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái) Câu 5: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ. + Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. VD: a, - Ba con, sao con không nhận ? - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên. - Sao con biết là không phải ?[ ] - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng) b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . 2
- Ngữ văn 9 2017-2018 Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) An: - Thế à, buồn nhỉ. + Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. B/ Văn bản 1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) 1.Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-19860) - nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2.Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. - Phương thức biểu đạt: Văn nghị luận 1.Nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay. 2. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Dẫn chứng tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản. - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị . . . 3. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. 2. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) 1.Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), quê ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, ông còn là một cây bút phê bình có tiếng. Năm 1996 ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2.Tác phẩm: Văn bản được viết năm 1948 – thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. 1.Nội dung: Qua văn bản này tác giả đã phân tích một cách chân thành, say sưa, nhiệt huyết mối quan hệ mật thiết giữa văn nghệ và đời sống con người, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của văn nghệ trong việc bồi dưỡng, nâng cao, làm phong phú cho tâm hồn con người. 2. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Có giọng văn chân thành, say mê là tăng sức thuyết phục và tinhd hấp dẫn của văn bản. 3. Ý nghĩa: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. 3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) 1.Tác giả: Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. 2. Tác phẩm: Văn bản ra đời đầu năm 2001, thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết. 3
- Ngữ văn 9 2017-2018 1.Nội dung: Qua văn bản này tác giả muốn nói với chúng ta: - Cần phải nhận thức được vai trò to lớn của con người trong hành trang vào thế kỉ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi bước vào thế kỷ mới. - Đồng thời nhận thức được những mặt mạnh và mặt hạn chế của con người Việt Nam để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, để trở thành một người công dân tốt. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. - Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắng với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, tiêu biểu, thuyết phục. 3. Ý nghĩa: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. 4. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lít Ten) 1.Tác giả: Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, thuộc kiểu bài nghị luận văn chương. 1.Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. 2. Nghệ thuật: -Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-Phông - dưới ngòi bút của La Phông-ten). - Sử dụng phép lập, so sánh, đối chiếu từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ. 3. Ý nghĩa: Văn bản làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. 5. Con cò (Chê Lan Viên) 1.Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989), quê ở Quảng Trị, nổi tiếng từ phong trào Thơ Mới, là cây bút hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. 2. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác năm 1962. 1.Nội dung:Văn bản ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do. - Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy ngẫm, triết lí của nhà thơ. - Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. 3. Ý nghĩa: Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. 4
- Ngữ văn 9 2017-2018 5. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 1.Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu. 2. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lấu trước khi nhà thơ qua đời. 1.Nội dung: Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca. - Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ - Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời. * Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung. 6. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 1. Tác giả: Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam. Thơ ông nhoe nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. 2. Tác phẩm: Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm với Bác Hồ Kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này. 1.Nội dung: Văn bản là thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi nào lăng viếng Bác. 2. Nghệ thuật: - Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Theo thở thơ 8 chữ. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác. 5
- Ngữ văn 9 2017-2018 7. Sang thu (Hữu Thỉnh) 1. Tác giả: Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1977. 1.Nội dung: - Từ cuối hạ sang thu, trời đất có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong văn bản. - Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. 2. Nghệ thuật: - Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 8. Nói với con (Y Phương) 1. Tác giả: Y Phương, dân tộc Tày, sinh năm 19428, quê ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1980. 1.Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ. 2. Nghệ thuật: - Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến. - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ. - Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước. 9. Mây và sóng (R. Ta-go) 1. Tác giả: R. Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận Giải thưởng Nô - ben về văn học (năm 1913). 2. Tác phẩm: Bài thơ xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng. 1.Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Cùng với những cảm hứng chắp cánh trí tưởng tượng của tuổi thơ, tác giả cũng nhắc nhở mọi người rằng: hạnh phúc không phải do ai ban tặng, hạnh phúc do chính con người tạo nên. 2. Nghệ thuật: - Bố cục 2 phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. - Sáng tạo nên hình ảnh thiên nhiên bay bổng, kì diệu song rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liên tưởng. 3. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. 6
- Ngữ văn 9 2017-2018 10. Bến quê (Nguyễn Minh Châu) 1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê Nghệ An là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học. 2. Tác phẩm: Bến quê in trong tập truyện cùng tên xuất bản 1985, là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. 1.Nội dung: Văn bản thể hiện những suy ngẫm của nhà văn về cuộc sống cùng với thái độ trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương. 2. Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể thứ ba. - Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: bãi bồi ven sông, bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng tảng đất lở 3. Ý nghĩa: - Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lý vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. - Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những điều chùng chình hoặc vòng vèo, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. - Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương * Tóm tắt: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về nhân vật chính là Nhĩ. Nhĩ từng đi khắp nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo . Anh không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. Nhưng chính thời điểm ấy, Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ. Cũng lúc nằm liệt giường, nhận được sự chăm sóc của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình là Liên. Nhĩ vô cùng khát khao được một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi trở nên xa vời đối với anh. Anh sai Tuấn (con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng ham vui nên muộn chuyến đò. Và anh chiêm nghiệm được quy luật đầy nghịch lí của đời người: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình Về cuối truyện,Nhĩ cố sức giơ tay ra ngoài cửa sổ như ra khẩu hiệu khẩn thiết cho một người nào đó. 11. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) 1. Tác giả: Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. 2. Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. 1.Nội dung: Văn bản đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện là nhân vật chính. - Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. - Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên 7
- Ngữ văn 9 2017-2018 3. Ý nghĩa:Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. * Tóm tắt: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Phương Định, Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và phải đối diện với “thần chết” trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là sức gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. 12. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ. Đi-phô) 1. Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. 2. Tác phẩm: Văn bản trích từ cuốn tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) tên đầy đủ là Cuộc đời và những mẩu chuyện phiêu liêu kì lạ của Rô-bin-xơn. Tác phẩm được viết bằng hình thức tự truyện. 1.Nội dung: Cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi chỉ có một mình nơi hoang đảo vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã. 2. Nghệ thuật: - Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện. - Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước. 3. Ý nghĩa: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. 13. Bố của Xi-mông (G. đơ Mô-pa-xăng) 1. Tác giả: G. đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp. Những truyện ngắn có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ phần đầu của truyện ngắn cùng tên. 1.Nội dung: Thông qua tác phẩm, tác giả muốn thể hiện: - Con người hãy sống nhân ái, yêu thương, cảm thông với nỗi bất hạnh của nhau. - Tình yêu thương trân trọng con người. 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động - Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí. 3. Ý nghĩa: Ca ngợi tình yêu thương, lòng thù hận của con người. 14. Con chó Bấc (J.Lân-đơn) 1. Tác giả:J.Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của ông thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. 8
- Ngữ văn 9 2017-2018 1.Nội dung: Qua đoạn trích nhà văn đã có những nhận xét, cách miêu tả tinh tế khi viết về những con chó , thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật. 2. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa, của nhà văn. 3. Ý nghĩa: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật. C/ TẬP LÀM VĂN Câu 1:Nêu khái niệm phép phân tích và tổng hợp?Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này ? - Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. - Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy). - Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được. Câu 2: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: + Về nội dung: cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi,mặt hại. + Về hình thức: có luận điểm có rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc - Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống. - Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài: MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận. TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định: +Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng phản ánh điều gì ? Xu hướng nào ? +Giải thích nguyên nhân- hậu quả của hiện tượng ấy. +Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng sử. KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 3. Viết bài: 4. Đọc và sửa lại: Câu 3: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ? - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. - Yêu cầu của bài văn nghị luận đề tư tưởng, đạo lý: + Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. 9
- Ngữ văn 9 2017-2018 + Về hình thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn rõ ràng, sinh động. - Đối tượng: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài: MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. TB: +Giải thích, nêu vấn đề cần bàn luận. +Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặt sai, mặt tiêu cực, mặt sai cần bổ sung. +Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ,hành động ra sao ? KB: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. 3. Viết bài: 4. Đọc và sửa lại: *Điểm giống và khác nhau giữa nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: - Giống nhau: đều là hình thức nghị luận. - Khác nhau: ở đề bài và cách thức bình luận. + Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống lấy sự việc hiện tượng làm đối tượng chính; trong khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí làm đối tượng chính. + Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đi từ sự việc, hiện tượng cụ thể mà nâng lên thành vấn đề tư tưởng đạo đức; còn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì vấn đề tư tưởng, đạo đức mà suy nghĩ về cuộc sống xã hội. Câu 4: Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ? Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể. - Yêu cầu: + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm. + Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Các bước làm bài: 1.Tìm hiểu đề và tìm ý 2.Lập dàn bài: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất về tác phẩm được NL. TB: Lần lượt nêu các luận điểm chính được xắp xếp theo một trình tự hợp lí. Hệ thống luận điểm được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung - giá trị nghệ thuật, nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời thoại) KB: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn học nào, mảng chủ đề hay đề tài gì ) 3.Viết bài: 4.Đọc và sửa lại: Câu 5: Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? - Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Yêu cầu: 10
- Ngữ văn 9 2017-2018 + Nội dung: cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của đoạn thơ, bài thơ ấy. + Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Cách làm bài: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ. TB: Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành luận điểm chính. Các luận điểm được cắp xếp theo trình tự hợp lí (theo bố cục hoặc theo mạch cảm xúc) KB: Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc của bài thơ với sựu nghiệp sáng tác của tác giả, với cuộc đời, với bạn đọc BẢNG TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP Đơn vị bài học Khái niệm Ví dụ Danh từ Là những từ chỉ người, vật, khái niệm Bác sĩ, học sinh, gà con Động từ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Học tập, nghiên cứu, Tính từ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành Xấu, đẹp, buồn, vui, động, trạng thái. Số từ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai, Đại từ Là những từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính Tôi, nó, thế, chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Lượng từ Là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật. Chỉ từ Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị ấy, đó, nọ, kia, trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Quan hệ từ Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như Của, như, vì nên, sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Tình thái từ Là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu A ! ôi ! cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Thán từ Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của Than ôi ! Trời ơi ! người nói hoặc dùng để gọi đáp. Cụm danh từ Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó Những bông hoa tạo thành. mùa xuân Cụm động từ Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó đang hé nở đồng loạt tạo thành. Cụm tính từ Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó đẹp như tranh tạo thành. 11
- Ngữ văn 9 2017-2018 Thành phần Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo Mưa/ rơi. chính của câu hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Súng/ nổ. Thành phần Là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu. phụ của câu Chủ ngữ Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng Mưa / rơi có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị CN ngữ. Vị ngữ Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với Nó về lúc sáng sớm. các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi: VN làm gì ? Làm sao ? Câu trần thuật Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới Chiến sĩ /vẫn đi về đơn thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một phía trước ý kiến. Câu đặc biệt Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị Mưa. Gió. Bom. Lửa ngữ. Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số - Anh đến với ai ? thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp từ - Một mình ! ngữ. Câu ghép Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa Trời/ bão nên tôi nhau tạo thành. C V C Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. Nối bằng: /nghỉ học + Quan hệ từ V + Cặp quan hệ từ. + Phó từ hoặc đại từ. + dùng dấu phẩy, dấu hai chấm. Câu nghi vấn Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có Sớm mai này bà quan hệ lựa chọn. Chức năng chính dùng để hỏi, ngoài nhóm bếp lửa lên ra dùng để khẳng định, bác bỏ, đe dọa, chưa ? (Bằng Việt) Câu cảm thán Là câu có những ngữ cảm thán dùng để bộ lộ trực tiếp Than ôi! Thời oanh cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện trong liệt nay còn đâu! ngôn ngữ hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. (Bằng Việt) Câu cầu khiến Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến, Xin đừng hút thuốc ! dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, Câu trần thuật Là câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả Hôm hay yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc 12