Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 11 - Kỳ thi Olympic truyền thống 10-3 lần thứ IV năm 2019 - Trường THPT Trần Quốc Toản

docx 7 trang thungat 2470
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 11 - Kỳ thi Olympic truyền thống 10-3 lần thứ IV năm 2019 - Trường THPT Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_sinh_hoc_lop_11_ky_thi_olympic_truyen_th.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 11 - Kỳ thi Olympic truyền thống 10-3 lần thứ IV năm 2019 - Trường THPT Trần Quốc Toản

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 10-3 LẦN THỨ IV NĂM 2019 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC; LỚP: 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4,0 điểm) 1. Quan sát số liệu ở hai bảng sau: Loại đất Cát khô Cát mịn Sét pha nhẹ Sét pha nặng Hệ số héo (%) 0,9 2,6 4,8 9,7 Hệ số héo (%) của các cây trồng trên các loại đất khác nhau Loại đất Ngô Cà chua Lúa Cát khô 1,07 1,11 0,96 Cát mịn 3,1 3,3 2,7 Sét pha nhẹ 6,5 6,9 5,6 Sét pha nặng 9,9 11,7 10,1 Nhận xét hệ số héo của đất và hệ số héo của các loại cây? Giải thích. 2. Triệu chứng của cây, đặc biệt là ở lá khi thiếu Mg và thiếu Fe khác nhau như thế nào? Giải thích. 3. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. Thí nghiệm 2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. Hãy phân tích nguyên tắc của hai thí nghiệm nói trên. 4. Khi đề cập đến quang hợp: a. Việc sử dụng oxi – 18 (18O), một đồng vị nặng làm chất đánh dấu để theo dõi đường đi của oxi trong quang hợp đã cho thấy điều gì? b. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4, chỉ có PSI có tác động lên nồng độ oxi. Tác động đó là gì và thực vật có thể có lợi như thế nào? Đáp án câu 1: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM - Nhận xét: 1 + Giữa các loại đất khác nhau hệ số héo sai khác đáng kể. 0,5 + Giữa các thực vật khác nhau trong cùng một loại đất hệ số héo sai khác không đáng kể. - Giải thích: Hệ số héo càng tăng thì sức giữ nước của đất càng mạnh nên dù các hệ 0,5 rễ có khác nhau về sức hút nước cũng không có khả năng lấy được nước nữa. - Thiếu Mg: các lá già vàng trước. 0,5 2 - Thiếu Fe: các lá non vàng trước. - Vì: Triệu chứng thiếu khoáng phụ thuộc vào vai trò và khả năng di chuyển của nguyên tố đó. + Mg là nguyên tố khoáng linh động, có khả năng di chuyển tự do nên khi thiếu 0,5 Mg thì Mg từ các lá già được huy động đến các lá non đang sinh trưởng. Vì vậy lá già vàng trước. + Fe là nguyên tố kém linh động, ít di chuyển nên khi thiếu Fe sẽ tác động lên các phần non của cây trước. Vì vậy lá non vàng trước.
  3. * Thí nghiệm 1: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của thực vật C3 và C4. Cây C3 sẽ 0,5 chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp ( 0- 10ppm). 3 * Thí nghiệm 2: Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O 2; hô 0,5 hấp sáng chỉ có ở thực vật C 3 không có ở thực vật C 4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất thực vật C3 giảm đi. a. Việc sử dụng oxi – 18 (18O), một đồng vị nặng làm chất đánh dấu để theo dõi đường đi của oxi trong quang hợp cho thấy: - Oxi có nguồn gốc từ nước: Khi đánh dấu 18O từ nước cung cấp cho cây thì thấy 0,25 4 oxi thoát ra là 18O - Nước được sinh ra từ pha tối của quang hợp: Nếu 18O được dẫn nhập vào cây 0,25 18 dưới dạng CO2 thì thấy O có trong nước thoát ra. b. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4, chỉ có PSI, không có PSII, không có oxi được phát sinh trong tế bào bao bó mạch. Điều này sẽ giúp cây tránh được 0,5 sự cạnh tranh của oxi với CO2 để liên kết với Rubisco trong tế bào này. Câu 2: (4 điểm) 1. Hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Tại sao enzim pepsin trong dạ dày phân giải được protein trong thức ăn nhưng không phân giải được protein của chính cơ quan này? b. Một người sống ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao để sinh sống, sau 1 thời gian số lượng hồng cầu của người này sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao? 2. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, sau 1 thời gian dài luyện tập thể thao tần số tim của người đó là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong 1 phút ở 2 trường hợp trên (trước và sau khi tập thể thao). 3. Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào? Đáp án câu2: ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU ĐIỂM a. - Pepsin được tế bào chính của dạ dày tiết ra dưới dạng pepsinnogen học và khi đang ở trong tế bào chính chưa có hoạt tính sinh học. 0,5 - Khi tiết vào dạ dày được sự kích thích của HCl thì pepsinnogen trở thành 1 pepsin và có hoạt tính sinh học. Khi đi vào dịch dạ dày thì pepsin không thể tác 0,5 dụng ngược lại để phân giải protein của thành dạ dày vì thành dạ dày có lớp chất nhầy bảo vệ và có 2 loại + Loại hòa tan: có tác dụng trung hòa 1 phần pepsin và HCl. + Loại không hòa tan:Lớp này bao phủ toàn bộ lớp thành dạ dày, có khả năng 0,25 ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H+ tạo thành hàng rào ngăn cản sự tác động của pepsin và HCl. 0,25 b. Số lượng hồng cầu tăng vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ôxi giảm, khả năng vận chuyển ôxi của hồng cầu giảm nên thận tiết ra hooc môn 0,5 kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng vận chuyển ôxi
  4. a. Khi chưa tập thể thao: - Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 70 = 0,8 giây 0,25 - Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 giây 0,25 2 - Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 giây 0,25 b. Sau khi tập thể thao: - Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 giây 0,25 - Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 giây 0,25 - Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 – 24 = 36 giây 0,25 - Cơ chế khử độc: Quá trình này thường bao gồm gắn hay kết hợp các chất độc với các chất hữu cơ khác tạo thành các nhóm hoạt động như một phân tử "đánh 0,5 3 dấu". Nhờ đó thận có thể nhận biết và đào thải ra ngoài như các chất cặn bã. - Cơ chế phân huỷ trực tiếp (bởi enzym): Gan phân huỷ trực tiếp các chất độc thành các chất không độc để có thể được sử dụng trong quá trình chuyển hoá. 0,5 Câu 3: (4 điểm) 1. Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, Xitokinin, Êtilen, AAB và các tác dụng sinh lí như sau: làm trương dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh hưởng tới tính hướng động; kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ; kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, chồi; làm chậm quá trình già của tế bào. Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật phù hợp với tác động sinh lí của nó. 2. Trồng một cây ngày ngắn và một cây ngày dài ở cùng một môi trường, trong đó ánh sáng được chiếu theo một chu kì như sau trong 24 giờ: 8 giờ sáng – 8 giờ tối – 1 giờ sáng – 7 giờ tối. Trong điều kiện này, sự ra hoa sẽ xảy ra ở cây nào? Giải thích. Thực tế cần chú ý đến những yếu tố nào quyết định sự ra hoa của cây? 3. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: - Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm (diệp tiêu). - Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sang một chiều. - Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sang một chiều. Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích. 4. Trình bày và giải thích một thí nghiệm cho thấy rễ cây có tính hướng đất và hướng nước đều theo chiều dương nhưng lại có tính hướng sáng âm (không yêu cầu vẽ hình). Đáp án câu 3: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM - AIA: trương dãn tế bào, ảnh hưởng tới tính hướng động. 1 - GA: kích thích nảy mầm của hạt, củ, chồi. 0,5 - Xitokinin: làm chậm quá trình già của tế bào. - Êtilen: kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ. 0,5 - AAB: ức chế sự nảy mầm của hạt. Trong thí nghiệm trên, thời gian tối tổng cộng là 15 giờ ( trong 24 giờ) nhưng đã bị ngắt quãng bởi 1 giờ chiếu sáng. Trong quang chu kì, thời gian tối liên tục ít 0,5 2 hơn 12 giờ nên chỉ có cây ngày dài mới ra hoa. Thực tế cần chú ý đến các yếu tố quyết định sự ra hoa của cây: - Cây ngày dài cần đêm ngắn, ngược lại cây ngày ngắn cần đêm dài. - Ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng 0,5 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. - Ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày dài, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
  5. - Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do sự quang hướng động. 0,25 Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự giản dài tế bào. Auxin bị quang ôxy hóa nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở 0,25 3 phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sáng. - Cây 2 và 3: Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy 0,5 cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng. * Thí nghiệm: Trồng cây (gieo hạt nẩy mầm) trên chậu đất ẩm treo nghiêng, đáy 0,25 chậu có nhiều lỗ hổng, ánh sáng đầy đủ. 4 * Kết quả: Rễ cây mọc theo hình lượn sóng: từ trong chậu chui qua lỗ hổng ở 0,25 đáy chậu ra ngoài, rồi mọc quay trở vào chậu, sau đó lại trở ra. * Giải thích: + Rễ cây có tính hướng đất dương: mọc thẳng từ trên xuống theo chiều trọng lực 0,5 chui qua lỗ hổng ra ngoài. + Rễ cây có tính hướng nước dương và hướng sáng âm: kết hợp làm cho rễ mọc chui trở lại vào chậu để tránh ánh sáng và tìm nguồn nước. Câu 4: (4 điểm) 1. Ở giai đoạn trẻ em nếu thiếu GH sẽ gây ra bệnh gì? Vì sao? Nếu muốn chữa bệnh đó bằng cách tiêm GH thì cần tiêm ở giai đoạn nào? Tại sao? 2. Hãy dự đoán chiều hướng phát triển của một sâu bướm trong các trường hợp sau: a. Có một đột biến làm sâu bướm không sản sinh được hooc môn ecđixơn. b. Có một đột biến làm sâu bướm không sản sinh được hooc môn juvenin. 3. Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ 2 buồng trứng, hãy cho biết chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích? 4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình thụ tinh ở động vật và thụ tinh ở thực vật có hoa? CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM - Nếu thiếu GH gây ra bệnh người tí hon do tốc độ sinh trưởng chậm lại. 0,5 1 - Để chữa bệnh lùn thì cần tiêm GH ở giai đoạn trẻ em, vì nếu tiêm ở giai đoạn trưởng thành thì tốc độ sinh trưởng chậm lại và dừng hẳn nên GH 0,5 không có tác dụng. a. Khi không sản sinh hooc môn ecđixơn thì sâu bướm vẩn lột xác nhưng sâu không biến thái thành nhộng và bướm. 0,5 2 b. Khi không sản sinh hooc môn juvenin thì sâu bướm vẫn lột xác nhưng nhanh chóng biến thái thành nhộng và bướm vì hooc môn này ức chế biến 0,5 thái nên không có hooc môn thì quá trình biến thái diễn ra với tốc độ nhanh hơn bình thường - Khi bị cắt bỏ 2 buồng trứng thì nồng độ hooc môn ostrogen và 0,5 progesterone trong máu rất thấp (hoặc bằng không) do 2 hooc môn này do buồng trứng sinh ra. 0,25 3 - Chu kì kinh nguyệt không diễn ra do không có 2 loại hooc môn nên trứng và lớp miên mạc tử cung không phát triển, - Xương xốp dễ gãy do thiếu hooc môn ostrogen nên giảm lắng đọng canxi 0,25 vào xương.
  6. Thụ tinh ở động vật Thụ tinh ở thực vật có hoa - Sau giảm phân , mỗi tế bào - Sau giảm phân mỗi tế bào thành 4 chuyển hóa trở thành giao tử. thể giao tử. 1 - Chỉ có thụ tinh đơn không có thụ - Có sự thụ tinh kép. tinh kép. - Diễn ra thụ tinh trong hoặc thụ - Diễn ra thụ tinh trong tinh ngoài Câu 5: (4,0 điểm) Trong một phép lai gà trống thuần chủng mào to, lông vằn với gà mái thuần chủng mào nhỏ, lông không vằn được F1 đồng loạt mào to, lông vằn. Cho gà mái F1 giao phối với gà trống mào nhỏ, lông không vằn được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 25% gà trống mào to, lông vằn. 25% gà trống mào nhỏ, lông vằn. 25% gà mái mào to, lông không vằn. 25% gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Đáp án câu 5: CÂU ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM * Xét sự di truyền riêng của từng tính trạng: - Mỗi tính trạng do một gen quy định, P thuần chủng, F1 đồng tính nên tính 0,5 trạng nào xuất hiện ở F1 là tính trạng trội hoàn toàn. - Quy ước gen: A: mào to; a: mào nhỏ B: lông vằn; b: lông không vằn - Phép lai (♀ F1 mào to x ♂ mào nhỏ) → mào to: mào nhỏ ═ 1: 1 và tính trạng mào to và mào nhỏ phân bố đồng đều ở gà trống và gà mái nên cặp 0,5 gen (A, a) nằm trên NST thường. - Phép lai (♀ F1 lông vằn x ♂ lông không vằn) → lông vằn: lông không vằn ═ 1: 1 và tính trạng vằn trên lông có hiện tượng di truyền chéo ( không vằn 0,5 từ gà trống F1 → gà mái F2) nên cặp gen (B, b) nằm trên NST giới tính X. * Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng: - Theo đề, F1 lai phân tích thu được kết quả ở F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 0,5 bằng nhau nên hai cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau. - Kiểu gen tương ứng kiểu hình P là: Gà trống mào to, lông vằn: AAXBXB 0,5 Gà mái mào nhỏ, lông không vằn: aaXbY - Sơ đồ lai từ P → F2 P: ♂ mào to, lông vằn x ♀ mào nhỏ, lông không vằn 0,5 AAXBXB aaXbY B b GP: AX aX : aY B b B F1: 1AaX X : 1AaX Y ♂ mào to, lông vằn ♀ mào to, lông vằn F1: ♀ mào to, lông vằn x ♂ mào nhỏ, lông không vằn 0,5 AaXBY aaXbXb
  7. B B b GF1: 1AX : 1AY: 1aX : 1aY aX F2: 1AaXBXb : ♂ mào to, lông vằn 1aaXBXb : ♂ mào nhỏ, lông vằn 1AaXbY : ♀ mào to, lông không vằn 0,5 1aaXbY : ♀ mào nhỏ, lông không vằn