Đề cương ôn thi môn Vật lý Lớp 10 - Giữa học kỳ II

doc 1 trang thungat 4750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Vật lý Lớp 10 - Giữa học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_vat_ly_lop_10_giua_hoc_ky_ii.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Vật lý Lớp 10 - Giữa học kỳ II

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. Trắc nghiệm Câu 1: Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ đặt theo phương nằm ngang. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật. Khi lò xo bị dãn 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ là A. 200 J. B. 0,02 J. C. 100 J. D. 0,01 J. Câu 2: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 3 m/s, sau 4 s vận tốc của vật là 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là A. 6 kg.m/s. B. 20 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 12 kg.m/s. Câu 3: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, khi thể tích giảm đi 2 lần thì áp suất của khí A. giảm đi 2 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. tăng lên 4 lần. Câu 4: Một thang máy có khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa là 800 kg. Khi chuyển động, thang máy chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Lấy g = 10 m/s2. Để có thể đưa tải trọng tối đa lên cao với tốc độ không đổi 2 m/s thì công suất của động cơ thang máy phải bằng A. 8 kW. B. 28 kW. C. 36 kW. D. 44 kW. Câu 5: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. bảo toàn. B. biến thiên. C. không xác định. D. không bảo toàn. Câu 6: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300 K và áp suất 10 5 Pa. Giữ nguyên thể tích của khí và làm cho khí nóng lên đến nhiệt độ 600 K thì áp suất của nó là A. 4.105 Pa. B. 0,5.105 Pa. C. 0,25.105 Pa. D. 2.105 Pa. Câu 7: Hai vật A và B có cùng khối lượng, vận tốc của vật A gấp đôi vận tốc của vật B. Tỉ số giữa động năng của vật A và vật B là 1 1 A. 4. B. . C. 2. D. . 4 2 Câu 8: Khi nói về chuyển động của các phân tử khí, phát biểu nào sau đây sai? A. Các phân tử khí chuyển động quanh các vị trí cân bằng xác định. B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn. C. Các phân tử khí chuyển động không ngừng. D. Các phân tử khí chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. Câu 9: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là A. đường thẳng vuông góc với trục nhiệt độ. B. đường thẳng có đường kéo dài qua gốc tọa độ. C. đường cong hypebol. D. đường thẳng vuông góc với trục thể tích. Câu 10: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công? A. J (jun). B. W (oát). C. N (niutơn). D. kW (kilôoát). II. Tự luận (5 điểm) Bài 1. (1 điểm). Hệ gồm hai vật có khối lượng m 1 = 2 kg và m2 = 3 kg chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau, với các vận tốc tương ứng là v1 = 2 m/s và v2 = 1 m/s. Tính động lượng của mỗi vật và của hệ vật? Bài 2. (1,5 điểm). Một lượng khí xác định ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 0C) có thể tích 16 lít. Người ta đưa lượng khí này vào trong một bình kín có thể tích không đổi là 10 lít, rồi nung nóng khí lên tới 1000C. Tính áp suất của lượng khí trên trong bình lúc này? Bài 3. (2,5 điểm). Một vật có khối lượng m = 3 kg rơi không vận tốc đầu từ độ cao z = 4 m so với mặt nước. Chọn mốc thế năng ở mặt nước; lấy g = 10 m/s2. a. Tính thế năng trọng trường của vật ở độ cao z và vận tốc của vật ngay khi chạm nước? Bỏ qua sức cản của không khí. b. Khi chạm nước, vật đi thêm được quãng đường s = 0,5 m (theo phương thẳng đứng) thì dừng lại. Giả sử, lực cản trung bình của nước có độ lớn gấp 15 lần lực cản trung bình của không khí. Tính lực cản trung bình của không khí tác dụng lên vật? Hết