Đề giao lưu Olympic môn Toán + Tiếng Việt cấp Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trường TH Công Đa
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu Olympic môn Toán + Tiếng Việt cấp Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trường TH Công Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_giao_luu_olympic_mon_toan_tieng_viet_cap_tieu_hoc_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề giao lưu Olympic môn Toán + Tiếng Việt cấp Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trường TH Công Đa
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN SƠN Chủ nhật ngày 24 tháng 12 năm 2017 TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG ĐA GIAO LƯU OLYMPIC CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2017 - 2018 Họ và tên: . Thời gian: 45 phút Không kể thời gian giao nhận đề Trường Tiểu học: (Đề này có 02 trang) Số báo danh Người coi thi 1 Người coi thi 2 Số phách Điểm Người chấm thi 1 Người chấm thi 2 Số phách I. PHẦN TOÁN A. TRẮC NGHIỆM. Khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Có bao nhiêu hình tam giác trong hình sau ? A. 5 B. 7 C. 9 D. 10 Câu 2. Cho dãy số: 1; 4; 9; 16; Số điền tiếp vào dấu ba chấm là ? A. 20 B. 25 C. 30 D. 35 Câu 3. Trung bình cộng của các số lẻ nhỏ hơn 1000 là ? A. 100 B. 300 C. 500 D. 700 Câu 4. Có bao nhiêu số thập phân lớn hơn 9 và nhỏ hơn 10. Biết phần thập phân có 3 chữ số ? A. 1000 B. 999 C. 900 D. 100 Câu 5. x 13 + x 87 = 700. Giá trị của x là ? A. 7 B. 10 C. 70 D. 100 Câu 6. (1,1 + 1,2 1,3 + 1,4 1,5 + 1,6 1,7 + 1,8 1,9) (1,25 – 0,25 5) Giá trị của biểu thức là ? A. 9,07 B. 10,09 C. 0 D. 1 Câu 7. Cho số thập phân 1,479. Chữ số có giá trị lớn nhất của số thập phân đó là ? A. 9 B. 7 C. 4 D. 1
- B. TỰ LUẬN (25 điểm) Câu 1. Quãng đường AB dài 82 km, một người đi xe máy từ A đến B hết 3 giờ. Sau đó lại đi từ B về A bằng ô tô hết 2 giờ. Trung bình mỗi giờ người đó đi được ki – lô – mét là ? Câu 2: (10 điểm) Trung bình 2 xe chở được 37kg gạo, xe đi đầu chở được ít hơn xe đi sau 9 kg. Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
- II. PHẦN TIẾNG VIỆT (50 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (25 điểm) Khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Trong câu: “Ai cũng thích thơm bé Na”. Từ thơm là? A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ D. Quan hệ từ Câu 2. Trong câu: “Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật” bộ phận vị ngữ trong câu là ? A. Lúc nhàn rỗi B. Cậu nặn những con giống C. Bằng đất sét trông y như thật D. Nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật Câu 3. Trong câu: “Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng”. Có các động từ là ? A. Nở, cho B. Nở, cho, rực rỡ C. Nở, cho, thêm D. Nở, cho, tưng bừng Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng” ? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. So sánh và nhân hóa Câu 5. Từ “ sừng sững” thuộc loại từ: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Tình thái từ Câu 6. Trong câu: “Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói”. Từ được in đậm là bộ phận nào trong câu ? A. Vị ngữ B. Chủ ngữ C. Trạng ngữ D. Phụ ngữ Câu 7. Trong câu: “Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép”. Có mấy trạng ngữ ? A. 0 có trạng ngữ B. 1 có trạng ngữ C. 2 có trạng ngữ D. 3 có trạng ngữ Câu 8. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy ? A. Mươn mướt, se sẽ, liêu xiêu, miếu máo, đăm đăm. B. Mươn mướt, lí nhí, liêu xiêu, miếu máo, mặt mũi. C. Mươn mướt, se sẽ, liêu xiêu, miếu máo, bờ bãi. D. Mươn mướt, lấp ló, miếu máo, đăm đăm, tươi tốt. Câu 9. Câu nào sau đây từ “chân” mang nghĩa gốc ? A. Chân chống chiếc xe thật là khỏe. B. Phía xa chân trời đàn sếu đang bay.
- C. Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. D. Ông bị đau chân, nó sưng, nó tấy, đi phải chống gậy. Câu 10. Câu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ giáo con lăn” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ ? A. Yêu thương con. B. Lòng yêu thương và sự hi sinh của người mẹ. C. Nhường nhịn, giỏi giang. D. Đảm đang, kiên cường và sự hi sinh của người mẹ. B. CẢM THỤ VĂN HỌC (5 điểm) Trong bài thơ: Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “ Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy ” Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? C. TẬP LÀM VĂN (20 điểm) Đề bài: Hãy tả ngôi trường của em trước giờ vào học.
- ĐÁP ÁN I. PHẦN TOÁN (50 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (25 điểm. Mỗi câu 2,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B B A C D B A C D B. TỰ LUẬN (25 điểm) Câu 1: (15 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM Bài giải: Khi thêm vào cả tử số và mẫu số của một phân số thì hiệu giữa mẫu số và tử số không thay đổi. 2 Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số ban đầu là: 19 - 13 = 6
- Phân số mới là 5 vậy tử số mới được thể hiện là 5 phần và mẫu số 7 mới là 7 phần như thế, ta có sơ đồ: ? 4 Tử số mới: 6 Mẫu số mới: Tử số của phân số mới là: 5 6 : (7 - 5) 5 = 15 Số cần thêm vào cả tử số và mẫu số là: 3 15 - 13 = 2 Đáp số: 2 1 * Học sinh có cách giải khác, lập luận chặt chẽ, đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa. Câu 2: (10 điểm) Tìm một số tự nhiên có 2 chữ số. Biết nếu viết chữ số 2 vào bên trái số đó thì được số mới gấp 5 lần số cần tìm. NỘI DUNG ĐIỂM Bài giải: Nếu viết thêm chữ số 2 vào bên trái một số có hai chữ số thì số đó 2 tăng lên 200 đơn vị. Theo đề bài, ta có sơ đồ: ? 3 Số cần tìm: 200 Số mới: Số cần tìm là: 4 200 : (5 - 1) 1 = 50 Đáp số: 50 1 * Học sinh có cách giải khác, lập luận chặt chẽ, đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa. II. PHẦN TIẾNG VIỆT (50 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (25 điểm. Mỗi câu 2,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D C B C A B A D B B. CẢM THỤ VĂN HỌC (5 điểm) Gợi ý:
- Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy, nào là mưa tháng ba. Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “ Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy ” Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối “Cua ngoi lên bờ. Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ, khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu (* Hs nêu được ý nghĩa của hạt gạo: Làm ra hạt gạo trải qua bao thử thách của thiên nhiên, tình yêu của con người. (3đ) - Nêu được hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ. Mẹ em xuống cấy và tác dụng của hình ảnh đối lập.) (2đ) C. TẬP LÀM VĂN (20 điểm) - Đánh giá, cho điểm : Đảm bảo các yêu cầu sau được điểm tối đa là: 20 điểm + Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đề bài. Độ dài bài viết khoảng 18 - 20 dòng ( đạt 10 điểm) + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng đúng từ, không lặp quá nhiều từ, không mắc lỗi chính tả. (đạt 5 điểm) + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ (đạt 5 điểm) + Sai 4 lỗi chính tả trừ 1 điểm. Trình bày bẩn trừ 2 điểm toàn bài.