Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7- Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4350
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7- Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7- Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2013 -2014 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 ———————— ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90phút ( không kể thời gian giao đề) ———————— Câu 1 (2 điểm) a. Em hãy trình bày đặc điểm của trạng ngữ. b. Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó? b1. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. b2.Trên giàn hoa thiên lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Câu 2 (3 điểm) “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Hãy tìm hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên và cho biết giá trị của hình ảnh so sánh đó. Câu 3 (5 điểm): Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân. HẾT (ThÝ sinh kh«ng sö dông tµi liÖu, c¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm.) Họ và tên thí sinh Số báo danh
  2. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2013 -2014 ———————— MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời 0,5 a gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: 0,5 + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. b1. - Trạng ngữ: Mùa xuân 0,25 b - Trạng ngữ chỉ thời gian 0,25 b2. -Trạng ngữ: Trên giàn hoa thiên lý , 0,25 - Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 0,25 Câu 2 (3 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm - Đoạn văn được trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước 0,5 a của nhân dân ta. - Tác giả: Hồ Chí Minh 0,5 - Câu có phép tu từ so sánh: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ 0,5 b của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc có thể hình dung rất 1,5 rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  3. Câu 3 (5 điểm) A. Về kĩ năng Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn lập luận chứng minh; bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. B. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung sau: Phần Nội dung trình bày Điểm Mở Đặt vấn đề, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nói dối có hại cho bản 0,5 bài thân. * Giải thích: - Nói dối: là nói không đúng sự thật, không trung thực. 1,0 - Nói dối có hại cho bản thân: việc nói dối mang đến những điều có hại cho chính bản thân người nói dối. * Chứng minh: HS cần lập luận để chứng minh các tác hại của việc nói dối đối với bản thân người nói dối như: -Nói dối khiến người khác mất lòng tin, coi thường, xa lánh, có thể có biện pháp trừng phạt, khi muốn nói thật cũng bị nghi ngờ (dẫn chứng). Thân (1.0đ) bài -Nói dối có thể đưa mọi người vào những rắc rối nghiêm trọng nên bị 3.0 mọi người khinh ghét, oán hờn (dẫn chứng). (0.5đ) -Nói dối nhiều sẽ thành thói quen xấu, trở thành con người dối trá, không trung thực.( 1.0đ) * Bàn luận nâng cao (0.5đ) Trong cuộc sống, cũng có khi ta phải nói dối. Bởi, nếu ta nói sự thật sẽ khiến người nghe thất vọng, bi quan hoặc có tác hại đến lợi ích của cộng đồng.Trong những trường hợp ấy, những lời nói dối là cần thiết. (Dẫn chứng: bác sỹ nói dối về tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, người chiến sỹ cách mạng bị giặc bắt ) Đánh giá khái quát vấn đề và nêu bài học cho bản thân. Kết (Nói dối là thói xấu. Trong cuộc sống cũng có khi ta phải nói dối 0,5 bài nhưng không nên lạm dụng. Ta chỉ nên nói dối khi nó mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người. Chúng ta cần phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói hay hành động ) Giáo viên c¨n cø vµo bµi lµm cô thÓ cña häc sinh, ®èi chiÕu víi yªu cÇu ®Ó cho ®iÓm hîp lÝ. KhuyÕn khÝch c¸c bµi cã ý t­ëng sáng tạo. L­u ý chung: §iÓm cña bµi thi lµ tæng ®iÓm cña c¸c c©u céng l¹i; cho tõ ®iÓm 0 ®Õn ®iÓm 10. §iÓm lÎ lµm trßn tÝnh ®Õn 0,5.