Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2013_201.doc
Nội dung text: Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2013 -2014 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: VẬT LÝ, LỚP 7 ———————— (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ———————— A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau 1. Vật bị nhiễm điện có đặc điểm nào? A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. Có khả năng hút các vật nhẹ khác. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. C. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích. 3. Trong các vật dưới dây, vật nào có khả năng dẫn điện? A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một đoạn ruột bút chì. D. Thanh thuỷ tinh. 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. B. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào. 5. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì? A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định. B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. C. Làm cho phòng sáng hơn. D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện. 6. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là thiết bị nào? A. Điện thoại, quạt điện. B. Mô tơ điện, máy bơm nước. C. Máy hút bụi, nam châm điện. D. Bàn là, bếp điện. B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau 7. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ minh họa? 8. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau? Giải thích tại sao? 9. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi? 10. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (1 pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? HẾT (ThÝ sinh kh«ng sö dông tµi liÖu, c¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm.) Họ và tên thí sinh Số báo danh
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2013 -2014 ———————— MÔN: VẬT LÝ, LỚP 7 (Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A C B B D B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN NỘI DUNG ĐIỂM - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. 1,5 - Ví dụ: đồng, nhôm, sắt 7 - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. 1,5 - Ví dụ: sứ, cao su - Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 8 1,5 - Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 9 Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh 1,0 quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi. - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện K + - 10 - Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ Đ 1,5