Đề kiểm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 3830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_co_ma_tran_va_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ Văn lớp 9 theo nội dung Văn học- Tiếng Việt- Tập làm văn( nghị luận văn học), với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu, nắm được các phương tiện liên kết , nghĩa tường minh và hàm ý, thuộc một đoạn thơ, khổ thơ trình bày nội dung nghệ thuật và nêu cảm nhận về một nhân vật. 1. Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, tiếng việt, Tập làm văn trong học kì II. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng. 3. Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Hình thức: tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Tên chủ đề 1. Văn bản: Chép thuộc Trình bày nội Viếng lăng Bác, lòng khổ thơ dung nghệ Bến quê thuật. Nghị luận trung đại. Số câu: Số câu :0.5 Số câu :1.5 Số câu :2 Số điểm: Số điểm :1 Số điểm :2 Số điểm :3 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30%
  2. 2. Tiếng việt: Khái niệm Xác định các Phương tiện liên nghĩa tường thành phần kết. minh , hàm ý câu.Nghĩa Nghĩa tường tường minh , minh hàm ý hàm ý Số câu: Số câu:0.5 Số câu:1.5 Số câu:2 Số điểm: Số điểm:0.5 Số điểm:1.5 Số điểm:2 Tỉ lệ: Tỉ lệ:5% Tỉ lệ:15% Tỉ lệ:20% 3.Tập làm văn Nghị luận về Nghị luận văn một tác phẩm học. truyện. Số câu: Số câu:1 Số câu:1 Số điểm: Số điểm:5 Số điểm:5 Tỉ lệ: Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:50% Tổng số câu Số câu:1 Số câu:3 Số câu:1 Số câu:4 Tổng số điểm Số điểm:1.5 Số điểm:3.5 Số điểm:5 Số điểm:10 Tỉ lệ % Tỉ lệ:15% Tỉ lệ:35% Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2016 - 2017) MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT (không kể thời gian phát đề) I. Văn- Tiếng Việt (5,0điểm): Câu 1: (2 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Câu 2: (1 điểm) Em hiểu thế nào về nét điển hình của nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn ”
  3. Câu 3 : (1 điểm) Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi ( Tô Hoài - Dế mèn phưu lưu kí ) b. Ơi chiếc xe vận tải Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ân ngãi Qúy hơn bao vàng đầy ! ( Tố Hữu - Bài ca lái xe đêm ) Câu 4: (1 điểm) Nêu khái niệm nghĩa tường minh, hàm ý ? Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao sau: Chim Chích mà ghẹo Bồ Nông, Đến khi nó mổ: "Lạy ông tôi chừa!" II.Tập làm văn (5,0 điểm): Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: I. Văn- Tiếng Việt (5,0điểm): Câu 1: (2 điểm) -Chép khổ 2 (1đ) - Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. (0,5đ) - Bài thơ có giọng điệu tha thiết, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ cô đọng mà tha thiết. (0,5đ) Câu 2: (1 điểm) - Trịnh Hâm đại diện cho người hay ghen ghét đố kị, dẫn đến nhẫn tâm , độc ác; đây là nhân vật hiện thân của cái ác. Câu 3 : (1 điểm) a. Ngẫm ra : thành phần tình thái (0,5đ) b. Ơi : Thành phần gọi đáp. (0,5đ)
  4. Câu 4: (1 điểm) - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (0,25đ) - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (0,25đ) - Nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao: - Tường minh: Chim chích là loài chim nhỏ, ăn sâu bọ; Bồ Nông là loài chim lớn mỏ to và dài, cổ có bìu đựng mồi (thường là cá ), sống từng đàn ở bờ sông, biển. Chim Chích mà ghẹo, chọc tức Bố Nông, để có Nông giận mổ cho thì rõ là nguy khốn.(0,25đ) - Hàm ý: Trong cư xử, quan hệ với kẻ mạnh (sức vóc, thế lực lớn mạnh), người yếu cần khéo léo; thận trọng, và chớ để kẻ mạnh giương nanh do bị xúc phạm bởi sự thiếu chín chắn của mình. (0,25đ) II.Tập làm văn (5,0 điểm): Câu 5: A. Mở bài: (0.5 đ) - Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học. - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc. B. Thân bài: 4đ Tình cảm của cha con ông Sáu: Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu: (1đ) - Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi. - Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ. - Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng: (1đ) * Bé Thu rất yêu ba: - Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má). - Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba ). - Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải. - Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi * Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
  5. - Khi xa con, ông nhớ con vô cùng. - Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con. - Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”). - Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con. - Ân hận vì đã đánh con. -Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh (2đ) - Cảm động trước tình cha con sâu nặng. - Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. - Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn. - Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. -Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước. C. Kết bài (0.5 đ ) - "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh. - Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.