Đề kiểm tra 1 tiết lần II môn Vật lý Lớp 11 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần II môn Vật lý Lớp 11 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_lan_ii_mon_vat_ly_lop_11_de_1_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết lần II môn Vật lý Lớp 11 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT. PTG KIỄM TRA 1TIẾT .LẦN II.(2018-2019) Lớp: 11A Môn: Vật Lí 11 Đề:01 Họ và tên: Thời gian làm bài:45 phút (30 câuTN) Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn? A dây dẫn nối mạch B đồng hồ đa năng hiện số C Pin điện hóa D thước đo chiều dài. Câu 2: Điện trở R1 tiêu hao một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc R 1 nối tiếp R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu hao bởi R1 sẽ. A không thay đổi. B có thể tăng hoặc giảm. C tăng. D giảm. Câu 3: Kim loại dẫn điện tốt vì A Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. B Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn. C Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác. D Mật độ các ion tự do lớn. Câu 4: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành 6 dãy song song với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 V và điện trở trong r = 1,2Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lược là: A E b = 6 (V); rb = 0,2 (Ω). B E b = 2 (V); rb = 1,2 (Ω). C E b = 2 (V); rb = 0,2 (Ω). D E b = 12 (V); rb = 3 (Ω). Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động 300 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là A 3000 J. B 0,05 J. C 3 J. D 30 J. Câu 6: Một bình điện phân dung dịch CuSO 4 có anốt bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (). Khối lượng đồng bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:(A= 64,n=2) A 5,97 (g). B 5 (g). C 10,5 (g). D 11,94 (g). Câu 7: Điện phân dung dịch Na0H với dòng điện có cường độ 4A. Sau 16 phút 5 giây thể tích khí hiđrô (ở điều kiện tiêu chuẩn) thu được ở catốt là A 2240cm3 B 4480cm3 C 448cm3 D 24cm3 Câu 8: Cho nguồn điện có suất điện động E,điện trở trong r = 2. Khi điện trở mạch ngoài của là R 1=1 hoặc R2 thì công suất mạch ngoài có cùng giá trị P. Điện trở R2 bằng A 1 B 4 C 5 D 3 Câu 9: Cho mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và điện trở mạch ngoài là R. Hiệu suất của nguồn điện có biểu thức nào sau đây? A U/ E B rI/ E C r/R D R/ E Câu 10: Ghép 3 pin nối tiếp có suất điện động E 1 =1,1 V, E 2 =1,5V, E 3 = 2,1V và điện trở trong giống nhau r =1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là A 4,7 V và 3 Ω. B 4,5 V và 3 Ω. C 3 V và 1/3 Ω. D 3 V và 3 Ω. Câu 11: Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở RN, I là cường độ dòng điện chạy trong mạch trong khoảng thời gian t. Nhiệt lượng toả ra ở toàn mạch là 2 2 2 2 A Q = (RN+r)I B Q = RNI t C Q = (RN+r)I t D Q = r.I t Câu 12: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của A ion dương và ion âm. B các ion dương. C ion dương, ion âm và electron tự do. D ion âm. Câu 13: Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 4 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện không đoản mạch và cường độ dòng điện đoản mạch là A 6 B 5 C 1/4. D 1/5 Câu 14: Điều kiện để có dòng điện là A có điện tích tự do. B có hiệu điện thế. C có hiệu điện thế và điện tích tự do. D có nguồn điện. Câu 15: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO 4, có anôt bằng Cu.Biết rằng đương lượng 1 A điện hóa của đồng k . 3,3.10 7 kg/C. Để trên catôt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình F n phải bằng: A 107 (C). B 5.10-6 (C). C 106 (C). D 10-7 (C). Câu 16: Điện trở R = 10  nối với nguồn điện có suất điện động E = 12V, điện trở trong r tạo thành mạch kín. Biết công suất của nguồn điện bằng ba lần công suất mạch ngoài. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là: A I= 12A B I= 1,2A C I= 0,4A D I= 0,6 A Câu 17: Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài U N phụ thuộc như thế nào vào điện trở R N của mạch ngoài A UN tăng khi RN tăng. B UN không phụ thuộc vào RN. C UN tăng khi RN giảm. D UN giảm khi RN tăng. Trang: 1 Mã đề: 01
  2. Câu 18: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do A chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa. B phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa. C quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí. D catôt bị nung nóng phát ra êlectron. Câu 19: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 2,4(Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là: A E = 14,50 (V). B E = 12,50 (V). C E = 11,75 (V). D E = 12,25 (V). Câu 20: Chất điện phân A hạt tải điện là electron B không dẫn điện tốt bằng kim loại C dẫn điện tốt hơn kim loại D hạt tải điện là electron,ion dương và ion âm Câu 21: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây? m.F.n A m.n A I B m = D.V C m F I.t D t t.A n A.I.F Câu 22: Nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r = 0,5.Điện trở mạch ngoài R 1 = 1  nối tiếp R2=2 R1. Hiệu suất của nguồn điện là A 92 %. B 86 %. C 95 %. D 97%. Câu 23: Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở trong 0,5Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là A 12 V. B 6,5 V. C 6 V. D 36 V. 0 Câu 24: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số α T = 48 (V/K) được đặt trong không khí ở 20 C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0c, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là: A 125K. B 145K. C 393K. D 418K. Câu 25: Cho một mạch điện gồm một pin E = 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là A 2 A. B 3A. C 1,5 A. D 0,5 A. Câu 26: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E 1 = e, r1 và E2= e , r2 mắc song song với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là e 2e e e A I B I C I D I r R r r r r r .r R 1 2 R 2 2 R 1 2 2 r1.r2 r1 r2 Câu 27: Chiều dày của lớp Niken (Ni) phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm 2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là D = 8,9.103 kg/m3, A = 58 và n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là: A I = 2,5 (A). B I = 250 (A). C I = 2,5.10-6A. D I = 2,5.10-3 A. Câu 28: Mạch điện gồm nguồn có E = 3 V, r = 1  , mạch ngoài gồm R1 song song với R2 rồi nối tiếp với R3. Cho R1=R3 =6  , R2 = 2 . Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện A 2 V B 2,65 V C 2,5 V D 2,1 V Câu 29: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng A làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường của nguồn điện. B làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện. C làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện. D làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường của nguồn điện. Câu 30: Một nguồn có E = 3V, r = 1 Ω nối với điện trở ngoài R = 1 Ω thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là A 0,5A B 1,5A C 2,5A D 3A HẾT Trang: 2 Mã đề: 01
  3. ĐÁP ÁN LỚP 11 ĐỀ: 01 1. D 2. D 3. A 4. C 5. C 6. A 7. D 8. B 9. A 10. A 11. C 12. C 13. D 14. C 15. C 16. C 17. A 18. D 19. B 20. B 21. A 22. B 23. B 24. D 25. D 26. D 27. A 28. B 29. B 30. B ĐỀ .02 1. B 2. B 3. C 4. B 5. B 6. C 7. D 8. B 9. C 10. C 11. D 12. B 13. D 14. C 15. D 16. B 17. D 18. A 19. A 20. C 21. B 22. A 23. A 24. A 25. D 26. D 27. C 28. D 29. A 30. A ĐỀ .03 1. B 2. B 3. A 4. B 5. B 6. B 7. A 8. B 9. A 10. C 11. A 12. A 13. C 14. B 15. C 16. A 17. D 18. D 19. D 20. D 21. A 22. B 23. C 24. D 25. C 26. D 27. C 28. C 29. D 30. D ĐỀ 04. 1. A 2. D 3. C 4. B 5. A 6. A 7. D 8. D 9. D 10. A 11. B 12. C 13. D 14. B 15. C 16. C 17. C 18. D 19. A 20. B 21. A 22. D 23. A 24. C 25. C 26. B 27. D 28. B 29. B 30. B Trang: 3 Mã đề: 01