Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 97 - Trường THCS Đội Cấn (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 97 - Trường THCS Đội Cấn (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_6_tiet_97_truong_thcs_doi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 97 - Trường THCS Đội Cấn (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỘI CẤN Ngày kiểm tra 6A: / / 6B: / / 6C: / / KIỂM TRA VĂN Tiết 97 – Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 45 phút 1. Mục tiêu kiểm tra a) Kiến thức: - Nhớ và hiểu được các kiến thức về tác giả, chủ đề, nhân vật, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm truyện, thơ đã học. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người được kể, tả trong các tác phẩm. b) Kỹ năng: - Kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu, cảm nhận các tác phẩm (đoạn trích) truyện, thơ đã học. - Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra tổng hợp kiến thức. c) Thái độ: - Giáo dục tình yêu, say mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, con người qua các tác phẩm văn học, kính yêu Bác Hồ. - Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài độc lập, suy nghĩ và sáng tạo. - Từ kết quả kiểm tra, các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân trong thời gian sau. - Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học. 2. Hình thức kiểm tra: - Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận . - Học sinh làm bài tại lớp trong thời gian 45 phút. 3.Thiết lập ma trận Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp Cấp Cộng TNKQ TL TNKQ TL độ độ Chủ đề thấp cao - Nhớ ngôi kể - So sánh nội dung - Trình bày của văn bản hai văn bản miêu những cảm truyện. tả thiên nhiên sông nhận về nhân - Nhớ chi tiết tiêu nước. vật Kiều biểu trong truyện. - Hiểu ý nghĩa Phương trong - Nhớ được xuất của chi tiết trong văn bản "Bức 1. Truyện xứ của văn bản văn bản. tranh của em “Sông nước Cà - Hiểu nghệ thuật gái tôi". Mau” miêu tả của tác giả - Cảm nhận - Nhớ tên tác giả, trong văn bản được vẻ đẹp tác phẩm (đoạn “Vượt thác” vùng đất Cà trích) truyện đã Mau qua đoạn học. trích “Sông nước Cà Mau”.
  2. Số câu 4(C1,2,6,9) 3(C5,7,8) 1(C2) 1 9 Số điểm 1,75 0,75 4 (C3) 8,5 Tỉ lệ % 17,5 7,5 40 2 85 20 Nhớ được bài thơ - Hiểu vì sao 2. Thơ "Đêm nay Bác trong bài thơ không ngủ". “Đêm nay Bác không ngủ” tác giả lại không kể về lần thức dậy thứ hai của anh đội viên. - Hiểu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Số câu 1(C1) 2 (C3,4) 3 Số điểm 1 0,5 1,5 Tỉ lệ % 10 5 15 Tổng số câu: 5 5 2 12 Tổng số điểm: 2,75 1,25 6 10 Tỷ lệ %: 27,5 12,5 60 100
  3. TRƯỜNG THCS ĐỘI CẤN Thứ ngày tháng năm 2018 Họ và tên: KIỂM TRA VĂN Lớp: Tiết 97 - Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu được 0,25 điểm). Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư. Câu 2: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” bài học mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn là: A. “những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba”. B. “hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình”. C. “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”. D. “nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù sau có hối lỗi cũng không thể làm lại được”. Câu 3: Vì sao trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” tác giả lại không kể về lần thức dậy thứ hai của anh đội viên? A. Vì tác giả quên không kể. B. Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện lặp lại. C. Vì lần hai chẳng có gì đáng nói. D. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả: Làm cho ý thơ tập trung hơn và hình tượng Bác nổi bật hơn. Câu 4: Nhận xét nào nêu đúng nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? A. Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. B. Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. C. Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật. D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm. Câu 5: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì? A. Tả cảnh sông nước miền Trung. B. Tả cảnh quan sông nước vùng cực nam của Tổ quốc. C. Tả cảnh thiên nhiên sông nước. D. Tả sự hùng dũng và mạnh mẽ của con người. Câu 6: Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ tác phẩm nào? A. Quê nội. B. Đất rừng phương Nam. C. Cây đước Cà Mau. D. Mũi Cà Mau.
  4. Câu 7: Vẻ hùng vĩ hai bên bờ sông Năm Căn trong văn bản “Sông nước Cà Mau” được thể hiện qua chi tiết: A. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. B. Con sông rộng hơn ngàn thước. C. Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. D. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch. Câu 8: Nghệ thuật miêu tả của tác giả trong văn bản “Vượt thác’’ là: A. Miêu tả cảnh thiên nhiên B. Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật. C. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và miêu tả tâm lí nhân vật. D. Miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hoạt động của con người. Câu 9: Nối tác phẩm (đoạn trích) với tác giả sao cho phù hợp. Tác phẩm (đoạn trích) Nối Tác giả 1. Bài học đường đời đầu tiên. 1 a. Võ Quảng. 2. Vượt thác. 2 b. Tô Hoài 3. Sông nước Cà Mau. 3 c. Tạ Duy Anh 4. Bức tranh của em gái tôi. 4 d. Đoàn Giỏi e. Minh Huệ Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1 (1 điểm): Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6 - tập 2). Câu 2 (4 điểm): Học xong truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6 - tập 2) em hình dung như thế nào về nhân Kiều Phương? Câu 3 (2 điểm): Qua văn bản Sông nước Cà Mau (Ngữ văn 6 - tập 2), em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc? BÀI LÀM
  5. TRƯỜNG THCS ĐỘI CẤN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA VĂN Tiết 97 – Ngữ văn – Lớp 6 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D B C B A D Câu 9 (1 điểm): 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c. Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm thành phần Câu 1 “ Đêm nay Bác ngồi đó (1 điểm) Đêm nay Bác không ngủ 1 Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.” * Điểm trừ tối đa cho lỗi chính tả là 0,5 điểm. Câu 2 Cần nêu được các đặc điểm về nhân vật Kiều Phương (4 điểm) như sau: - Hình dáng: nhỏ bé, hai bím tóc tết ngắn, mắt sáng 1 - Tài năng: say mê hội hoạ 1 - Tính cách, phẩm chất: Tâm hồn trong sáng, hồn 2 nhiên, luôn dành cho người anh của mình những tình cảm tốt đẹp nhất, nhân hậu Câu 3 - Vùng Cà Mau có cảnh quan thiên nhiên sông nước 1 (2 điểm) thật rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. - Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù 1 phú, độc đáo. *Lưy ý: Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt thì cho điểm tối đa.