Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 46 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 46 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_7_tiet_46_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 46 (Có đáp án)

  1. Ngày giảng: 7A . 7B . TiÕt 46 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức phần: Đại từ, QHT, Từ HV, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa. 2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng nhận biết và vận dụng các loại từ trên. 3. Thái độ: Ý thức trung thực khi KT. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Xây dựng ma trận, câu hỏi, đáp án, bảng điểm. 2. Học sinh: Ôn phần kiến thức trên. III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): 7A . 7B 2. Bài kiểm tra Ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng nhận thức TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Ý Điểm Chủ đề 1. Đại từ 1 1 2 0,5 0,25 0,25 2. Từ Hán Việt 3 1 4 3,75 0,75 3 3. Quan hệ từ 1 1 2 2,25 0,25 2 4. Từ đồng nghĩa 2 2 1,25 1,25 5. Từ trái nghĩa 1 1 2 2,25 0,25 2 2 7 3 Tổng 12 10 0,5 2,5 7
  2. Câu hỏi Phần I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1 (2 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm): Khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1. Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô ? A. Anh Nam là con trai của bác tôi. B. Người là Cha, là Bác, là Anh. C. Bác được biết cháu đã đỗ vào đại học. D. Bác ngồi đó lớn mênh mông. 2. Đại từ nào sau đây không cùng loại ? A. Nàng B. Họ C. Hắn D. Ai 3. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời” ? A. thiên lí B. thiên thư C. thiên hạ D. thiên thanh 4. Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình” ? A. gia vị B. gia tăng C. gia sản D. tham gia 5. Từ “viên tịch” dùng để chỉ cái chết của ai ? A. Nhà vua B. Vị hòa thượng C. Người rất cao tuổi D. Người có công với đất nước 6. Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại ? A. tiền tuyến B. tiền bạc C. cửa tiền D. mặt tiền 7. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng – ồn ào” ? A. tĩnh mịch – huyên náo B. đông đúc – thưa thớt C. vắng lặng – ồn ào D. lặng lẽ – ầm ĩ 8. Thế nào là quan hệ từ ? A. Là từ chỉ người và vật B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật C. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu D. Là từ mang ý nghĩa tình thái Câu 2 (1 điểm): Nối từ ở cột A với nét nghĩa phù hợp ở cột B: A B a. lạnh 1. rét và buốt b. lành lạnh 2. hơi lạnh c. rét 3. rất lạnh d. giá 4. trái nghĩa với nóng
  3. Phần II: Trắc nghiệm tự luận Câu 1 (3 điểm): Đặt câu với những cặp từ Hán Việt – thuần Việt sau: a) hi sinh / bỏ mạng b) phụ nữ / đàn bà c) nhi đồng / trẻ em Câu 2 (2 điểm): Câu sau mắc lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng: Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ. Câu 3 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương có sử dụng từ trái nghĩa. d) Đáp án: Phần I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 2 Đáp án Nối a-4; b-2; C D A C B B B C c-3; d-1 Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 Phần II: Trắc nghiệm tự luận Câu 1 (3 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm): Đặt câu. Ví dụ: a) - Ông của Nam đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Nhiều tên giặc đã phải bỏ mạng tại nơi đây. Câu 2 (2 điểm): - Ý 1 (1 điểm): Lỗi thừa quan hệ từ. - Ý 2 (1 điểm): Chữa lại: bỏ quan hệ từ. Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau: - Nội dung: tả cảnh quê hương. - Có dùng từ trái nghĩa (2 cặp từ trở lên). - Diễn đạt lưu loát; lời văn biểu cảm. 3. Củng cố (2’): - Thu bài. - Nhận xét giờ KT. 4. HD học ở nhà (1’): Giờ sau trả bài TLV số 2 (ôn kiểu bài biểu cảm). * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau bài dạy