Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

docx 12 trang thungat 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

  1. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN MIÊU TẢ- Ở NHÀ) Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN MIÊU TẢ- LÀM Ở NHÀ) NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả. - Bài làm có bố cục cân đối, lời văn có cảm xúc, chân thật. - Bài viết sạch sẽ, trình bày rõ ràng. - Ít sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. II/ Yêu cầu về kiến thức : 1/ Học sinh biết tả một cảnh đẹp, để lại ấn tượng đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè. 2/ Học sinh có thể tùy chọn cảnh để tả, song cần thực hiện được các yêu cầu sau: a/ Mở bài : (1đ) - Giới thiệu cảnh được tả - Nêu ấn tượng, cảm xúc của mình về cảnh đó b/ Thân bài: ( 7đ) - Tả bao quát từ xa lại hoặc từ trên cao xuống cảnh được chọn tả.(2đ) - Tả chi tiết( 5đ) + Cảnh đẹp đó có những gì? Như thế nào? + Cảnh phụ : con đường, con người + Biết kết hợp với biểu cảm. c/ Kết bài: (1đ). - Khái quát chung về cảnh đẹp. - Cảm nghĩ về bản thân. * Chữ viết và trình bày (1đ). * Chú ý : Trong quá trình chấm, giáo viên cần chú ý đến sự sáng tạo của học sinh, nếu đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa, không căn cứ quá cứng vào hướng dẫn chấm. * Biểu điểm - Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết. - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả,lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Nộp giấy trắng.
  3. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 2( VĂN BIỂU CẢM). Tiết 31-32 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Loài cây em yêu.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 2- VĂN BIỂU CẢM NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. Xác định yêu cầu của đề: - Có thể chọn 1 trong các loài cây sau: Cây bàng, cây bằng lăng, cây hoa sữa, cây dừa, cây cau, cây bưởi, cây đa, cây tre hoặc cây cảnh. - Xác định yếu tố miêu tả: Tả cái gì để tỏ thái độ, tình cảm đối với cây. - Xác định yếu tố tự sự: Kể cái gì để bộc lộ cảm xúc đối với cây. *Chú ý: Các yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là phương tiện để biểu cảm đối với loài cây em yêu. II. Đáp án: * Mở bài: Giới thiệu loài cây và lí do vì sao em thích loài cây đó. * Thân bài: - Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm của cây: Thân, lá, hoa. - Kể một vài kỉ niệm gắn bó với cây. - Tác dụng của cây đối với đời sống con người. - Tác dụng của cây đối với đời sống của em. * Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu văn lưu loát. III. Biểu điểm: - Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết. - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả,lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Nộp giấy trắng.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 42 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Năm học: 2017 - 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Bài thơ Xác định tên Xác định và “ Qua đèo văn bản, tên phân tích tác Ngang” tác giả dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ đã cho. Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ % 10% 20% 30% Bài thơ Suy nghĩ về tình “ Bạn đến bạn mà tác giả chơi nhà” muốn nhấn mạnh trong câu thơ cuối. Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Bài thơ Tìm những Giải thích vì sao “Nam quốc văn bản bài thơ được xem sơn hà” khác dược là bản tuyên ngôn xem là bản độc lập. tuyên ngôn độc lập Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1 3 4 Tỉ lệ % 10% 30% 40% Tổng số câu: 1 0,5 1,5 3 Tổng số 2 2 6 10 điểm: 20% 20% 60% 100%
  6. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 42 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 3 điểm) Cho hai câu thơ sau: “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” a. Hai câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tên tác giả ? b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 2: ( 3 điểm) Kết thúc bài thơ Bạn đến chơi nhà, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết: “ Bác đến chơi đây, ta với ta.” Em có suy nghĩ như thế nào về tình bạn mà tác giả muốn nhấn mạnh trong câu thơ trên? Câu 3: ( 4 điểm) Vì sao nói bài thơ “ Nam quốc sơn hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Ngoài bài “ Nam quốc sơn hà”, em còn biết những văn bản nào khác được gọi là tuyên ngôn độc lập của nước ta, hãy kể tên?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 42 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 3 điểm) a. Câu thơ được trích trong văn bản“ Qua đèo Ngang” (0,5 đ) của tác giả Bà huyện Thanh Quan.(0,5 đ) b. Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ (1 đ) - Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. - Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ - Nghệ thuật đối Tác dụng: Nhấn mạnh về cảnh Đèo Ngang, dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.(1 đ) Câu 2: ( 3 điểm) - Đánh giá được đây là câu thơ hay nhất trong bài thơ. (0,25 đ) Câu thơ thành công nhờ cách sử dụng từ và nghệ thuật đối lập với 7 câu trước. (0,25 đ) - Dùng từ bác – gần gũi, thân tình mà quý mến, trân trọng. (0,25 đ) - Bác đến chơi đây – Không ngại đường sá xa xôi, tuổi già sức yếu đến thăm bạn. (0,25 đ) Tình bạn là trên hết, không có thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi cái đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết.(0,5 đ) - Chữ ta – đại từ nhân xưng, là tôi và bác - hai chúng ta (0,5 đ) Biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng, tỏa rộng trong không gian và thời gian. (0,5 đ) Trong thơ Nguyễn Khuyến là cái ta tình bạn ấm áp, sâu nặng giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. (0,5 đ) Câu 3: ( 4 điểm) * Bài thơ “ Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi vì: (3 đ) - Tuyên bố, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước ta. - Nêu cao ý chí quyết tâm sẵn sàng đánh đuổi bất cứ kẻ thù nào xâm lược để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc. - Bài thơ ra đời trong thời kì nước ta đang xây dựng một quốc gia độc lập trước âm mưu xâm lược, thôn tính của các thế lực phong kiến phương Bắc cho nên nó có sức cổ vũ, động viên tinh thần đoàn kết, sức mạnh chiến đấu, ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong việc giữ gìn nền độc lập dân tộc. * Trong lịch sử dân tộc ta, ngoài “ Nam quốc sơn hà” , những văn bản sau đây được coi là tuyên ngôn độc lập của nước ta: ( 1 đ) - Bình ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi) - Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 46 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Năm học: 2017 - 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Điền thêm các Từ ghép tiếng để tạo từ ghép đẳng lập và chính phụ. Số câu 1 1 Số điểm 1,5 1,5 Tỉ lệ % 10% 15% Nhận diện từ Từ ghép Hán ghép Hán Việt Việt đẳng lập và chính phụ Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Khái niệm Đặt câu với Quan hệ từ quan hệ từ cặp quan hệ từ đã cho Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1,5 1 2,5 Tỉ lệ % 150% 10% 25% Viết đoạn văn ngắn nêu cảm Từ đồng nghĩ về thầy, co nghĩa, trái giáo, bạn bè, mái nghĩa trường có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu: 1,5 1,5 1 4 Tổng số 3,5 2,5 4 10 điểm: 35% 25% 40% 100%
  9. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 46 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 1,5 điểm) Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập (ghi rõ từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập). a) nhà: b) vở: c) đen: Câu 2: ( 2 điểm) Đọc các câu thơ sau: - “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” ( Nam quốc sơn hà- Lí Thường Kiệt) - “ Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san.” ( Tụng giá hoàn kinh sư- Trần Quang Khải) Hãy nhận diện và xác định từ ghép Hán Việt đẳng lập, từ ghép Hán Việt chính phụ. Câu 3: ( 2,5 điểm) Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: - Tuy nhưng : - Hễ thì : Câu 4: ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về thầy cô hoặc bạn học, mái trường, trong đó có sử dụng các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Chỉ rõ các cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 46 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1 : ( 1,5 điểm) - Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập (ghi rõ từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập). Mỗi ý đúng được (0,5đ) a) nhà: VD: nhà cửa (ĐL), nhà xây, nhà sàn, nhà ăn (CP), b) vở: VD: sách vở (ĐL), vở tập viết, vở toán, vở văn (CP), c) đen: VD: đen trắng, đỏ đen, (ĐL), mực đen, bảng đen, (CP) Câu 2: ( 2 điểm) - Các từ “ sơn hà, xâm phạm” ( Nam quốc sơn hà), “ gian nan” ( Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập. (1 điểm) - Các từ “ thiên thư” ( Nam quốc sơn hà), “ thái bình” ( Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép chính phụ. . (1 điểm) Câu 3: ( 2,5 điểm) * Khái niệm quan hệ từ: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. ( 1,5 điểm) * HS đặt đúng, chuẩn về ngữ pháp và ý nghĩa mỗi câu được 0,5 điểm - Tuy nhưng : Tuy nhà xa nhưng em luôn đến lớp đúng giờ. - Hễ thì : Hễ gió thổi thì mây bay. Câu 4: ( 4 điểm) - HS viết được đoạn văn khoảng 5-7 câu đúng chủ đề, ngôn ngữ dễ hiểu, văn phong mạch lạc, đáp ứng yêu cầu về số câu, có sử dụng ít nhất một cặp từ đồng nghĩa và 1 cặp từ trái nghĩa. (3đ) - Chỉ ra được cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa (1đ)
  11. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 3- VĂN BIỂU CẢM Tiết 51, 52 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn, thầy, cô giáo, ).
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 ( VĂN BIỂU CẢM) Tiết 51, 52 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Thông qua việc miêu tả một số chi tiết và có thể kể một vài sự việc nhằm phát biểu cảm nghĩ về đối tượng. - Cảm xúc chân thành, sâu lắng về người thân của mình. - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Trình tự câu chuyện được sắp xếp hợp lí. Bài làm đủ bố cục ba phần. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: a/ Mở bài: Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung khái quát về người thân. b/ Thân bài: - Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm về người thân: ánh mắt, miệng cười - Kể một vài kỉ niệm gắn bó với người thân. - Tình cảm của người viết đối với người thân qua những cử chỉ, việc làm của người thân c/ Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân, lời hứa với người thân. * Biểu điểm - Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết. - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Nộp giấy trắng.