Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_10.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 10
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: SINH HỌC 10 HỌ VÀ TÊN: Thời gian làm bài: 45 phút; LỚP: (21 câu trắc nghiệm + 1 câu tự luận) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 I. Trắc nghiệm (21 câu – 7 điểm) Câu 1: Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống gồm: A. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, sinh quyển. B. Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. D. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. Câu 2: Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển. 3. Cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa. 4. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. 5. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 3: Giới nguyên sinh bao gồm: A. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh. B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh. C. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh. D. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. Câu 4: Địa y được xếp vào giới Nấm vì: A. Được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam. B. Được hình thành do sự hoại sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam. C. Là sinh vật nhân thực, có thành tế bào chứa xenlulozo, cơ thể đa bào. D. Là sinh vật nhân sơ, thành tế bào chứa kitin, dạng sợi, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng. Câu 5: Phần lớn các nguyên tố vi lượng cấu tạo nên: A. Lipit, prôtêin, enzym, vitamin. B. Glucôzơ, tinh bột, vitamin. C. Prôtêin, vitamin. D. Enzym, vitamin. Câu 6: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không? A. Do nước có tính phân cực nên có những tính chất hóa lí đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. B. Nước là thanh phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết. C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Câu 7: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ? A. Tinh bột và mantôzơ B. Galactôzơ và tinh bột C. Glucôzơ và Fructôzơ D. Xenlucôzơ và galactôzơ Câu 8: Chức năng chính của mỡ là: A. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn. B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. C. Thành phần cấu tạo nên các bào quan. D. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
- Câu 9: Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau? A. Do protein có cấu trúc đa dạng, khác nhau về thành phần, số lượng. B. Do các loại thức ăn có protein khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. C. Để bổ sung các loại axit amin khác nhau từ các nguồn thực phẩm khác nhau rất cần cho cơ thể. D. Để bổ sung các axit amin không thay thế khác nhau rất cần cho cơ thể. Câu 10: Tại sao khi thay thế axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của protein bị thay đổi? A. Do protein có cấu trúc đa dạng, khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. B. Do protein đặc trưng về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. C. Do protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin khác nhau. D. Do cấu trúc không gian 3 chiều của protein bị hỏng nên protein bị mất chức năng. Câu 11: Các đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền: A. Do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng ( đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. B. Do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng ( đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. C. Do được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên ADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền thông qua quá trình tự nhân đôi và dịch mã. D. Do được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn nên ADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền thông qua quá trình tự nhân đôi và phiên mã. Câu 12: Có bao nhiêu ý đúng về cấu trúc ADN? 1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 2. Có cấu trúc dạng mạch xoắn kép và mạnh kép vòng. 3. Là khuôn để tổng hợp protein. 4. Đơn phân là A, U, G, X. 5. Mỗi nucleiotit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường ribozo, nhóm photphat và bazo nito. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 13: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho các tế bào nhân sơ? A. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. B. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với nhau nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. C. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào phát triển, sinh sản nhanh. D. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. Câu 14: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì hình dạng tế bào như thế nào? Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào? A. Tất cả các tế bào giữ nguyên hình dạng ban đầu, vai trò của thành tế bào là quy định hình dạng tế bào. B. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu, vai trò của thành tế bào là quy định hình dạng tế bào. C. Tất cả các tế bào giữ nguyên hình dạng ban đầu, vai trò của thành tế bào là giữ ổn định hình dạng tế bào. D. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu, vai trò của thành tế bào là giữ ổn định hình dạng tế bào. Câu 15: Sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ: A. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc như lizoxom, ti thể, lục lạp B. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc, tế bào động vật có lizoxom, không bào dự trữ. C. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc, tế bào thực vật có lizoxom, lục lạp thành tế bào.
- D. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc như riboxom, ti thể, lục lạp Câu 16: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ. Câu 17: Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, màng sinh chất. B. Lưới nội chất hạt, túi tiết, bộ máy Gôngi, màng sinh chất. C. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi. D. Lưới nội chất trơn, túi tiết, bộ máy Gôngi, màng sinh chất. Câu 18: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào xương. Câu 19: Tại sao lá cây lại có màu xanh? Màu xanh của lá có liên quan tới chức năng quang hợp hay không? A. Lá cây có màu xanh vì chứa lục lạp và trong lục lạp có diệp lục, màu xanh của lá giúp lá cây quang hợp. B. Lá cây có màu xanh vì khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng màu xanh lục mà nó không hấp thụ được, màu xanh của lá không liên quan gì tới chức năng quang hợp. C. Lá cây có màu xanh vì khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng màu xanh lục mà nó hấp thụ được, màu xanh của lá giúp lá cây quang hợp. D. Lá cây có màu xanh vì chứa lục lạp và trong lục lạp có diệp lục, khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục hấp thụ ánh sáng màu xanh lục, màu xanh của lá giúp lá cây quang hợp. Câu 20: Chọn đáp án Không đúng về chức năng của màng sinh chất: A. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy tế bào có thể trao đổi chất một cách chọn lọc với môi trường bên ngoài. B. Lớp photpholipit chỉ cho các phân tử phân cực và tích điện đi qua. C. Protein bám màng thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. D. Colesteron có ở màng sinh chất tế bào động vật và người làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Câu 21: Các sinh vật nào sau đây tế bào có thành tế bào? A. Tảo, nấm, thực vật. B. Nấm nhầy, động vật, thực vật. C. Địa y, thực vật, vi khuẩn. D. Tảo, nấm, thực vật, vi khuẩn. II. Tự luận (1 câu – 3 điểm) Câu 1: Cho 1 đoạn mạch ADN có trình tự nu 3’ ATAXGAXXXGAXTTGXTT 5’ a) Xác định trình tự mạch 5’- 3’ của đoạn ADN và mạch mARN 5’- 3’ được tổng hợp từ đoạn mạch đó? b) Tính số lượng từng loại nu và tổng số nu của đoạn mạch ADN trên. c. Tính số liên kết H và liên kết hóa trị nối giữa các nu của đoạn mạch ADN trên.
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: SINH HỌC 10 HỌ VÀ TÊN: Thời gian làm bài: 45 phút; LỚP: (21 câu trắc nghiệm + 1 câu tự luận) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 I. Trắc nghiệm (21 câu – 7 điểm) Câu 1: Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau? A. Do protein có cấu trúc đa dạng, khác nhau về thành phần, số lượng. B. Do các loại thức ăn có protein khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. C. Để bổ sung các loại axit amin khác nhau từ các nguồn thực phẩm khác nhau rất cần cho cơ thể. D. Để bổ sung các axit amin không thay thế khác nhau rất cần cho cơ thể. Câu 2: Tại sao khi thay thế axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của protein bị thay đổi? A. Do protein có cấu trúc đa dạng, khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. B. Do protein đặc trưng về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. C. Do protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin khác nhau. D. Do cấu trúc không gian 3 chiều của protein bị hỏng nên protein bị mất chức năng. Câu 3: Các đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền: A. Do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng ( đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. B. Do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng ( đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. C. Do được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên ADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền thông qua quá trình tự nhân đôi và dịch mã. D. Do được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn nên ADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền thông qua quá trình tự nhân đôi và phiên mã. Câu 4: Có bao nhiêu ý đúng về cấu trúc ADN? 6. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 7. Có cấu trúc dạng mạch xoắn kép và mạnh kép vòng. 8. Là khuôn để tổng hợp protein. 9. Đơn phân là A, U, G, X. 10. Mỗi nucleiotit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường ribozo, nhóm photphat và bazo nito. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho các tế bào nhân sơ? A. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. B. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với nhau nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. C. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào phát triển, sinh sản nhanh. D. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
- Câu 6: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì hình dạng tế bào như thế nào? Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào? A. Tất cả các tế bào giữ nguyên hình dạng ban đầu, vai trò của thành tế bào là quy định hình dạng tế bào. B. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu, vai trò của thành tế bào là quy định hình dạng tế bào. C. Tất cả các tế bào giữ nguyên hình dạng ban đầu, vai trò của thành tế bào là giữ ổn định hình dạng tế bào. D. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu, vai trò của thành tế bào là giữ ổn định hình dạng tế bào. Câu 7: Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống gồm: A. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, sinh quyển. B. Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. D. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. Câu 8: Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: 6. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. 7. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển. 8. Cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa. 9. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. 10. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 9: Giới nguyên sinh bao gồm: A. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh. B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh. C. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh. D. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. Câu 10: Địa y được xếp vào giới Nấm vì: A. Được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam. B. Được hình thành do sự hoại sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam. C. Là sinh vật nhân thực, có thành tế bào chứa xenlulozo, cơ thể đa bào. D. Là sinh vật nhân sơ, thành tế bào chứa kitin, dạng sợi, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng. Câu 11: Phần lớn các nguyên tố vi lượng cấu tạo nên: A. Lipit, prôtêin, enzym, vitamin. B. Glucôzơ, tinh bột, vitamin. C. Prôtêin, vitamin. D. Enzym, vitamin. Câu 12: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không? A. Do nước có tính phân cực nên có những tính chất hóa lí đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. B. Nước là thanh phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết. C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Câu 13: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ? A. Tinh bột và mantôzơ B. Galactôzơ và tinh bột C. Glucôzơ và Fructôzơ D. Xenlucôzơ và galactôzơ Câu 14: Chức năng chính của mỡ là: A. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn. B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. C. Thành phần cấu tạo nên các bào quan. D. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Câu 15: Sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ: A. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc như lizoxom, ti thể, lục lạp B. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc, tế bào động vật có lizoxom, không bào dự trữ.
- C. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc, tế bào thực vật có lizoxom, lục lạp thành tế bào. D. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, tê bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành xoang, nhiều bào quan có màng bao bọc như riboxom, ti thể, lục lạp Câu 16: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ. Câu 17: Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, màng sinh chất. B. Lưới nội chất hạt, túi tiết, bộ máy Gôngi, màng sinh chất. C. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi. D. Lưới nội chất trơn, túi tiết, bộ máy Gôngi, màng sinh chất. Câu 18: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào xương. Câu 19: Tại sao lá cây lại có màu xanh? Màu xanh của lá có liên quan tới chức năng quang hợp hay không? A. Lá cây có màu xanh vì chứa lục lạp và trong lục lạp có diệp lục, màu xanh của lá giúp lá cây quang hợp. B. Lá cây có màu xanh vì khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng màu xanh lục mà nó không hấp thụ được, màu xanh của lá không liên quan gì tới chức năng quang hợp. C. Lá cây có màu xanh vì khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng màu xanh lục mà nó hấp thụ được, màu xanh của lá giúp lá cây quang hợp. D. Lá cây có màu xanh vì chứa lục lạp và trong lục lạp có diệp lục, khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục hấp thụ ánh sáng màu xanh lục, màu xanh của lá giúp lá cây quang hợp. Câu 20: Chọn đáp án Không đúng về chức năng của màng sinh chất: A. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy tế bào có thể trao đổi chất một cách chọn lọc với môi trường bên ngoài. B. Lớp photpholipit chỉ cho các phân tử phân cực và tích điện đi qua. C. Protein bám màng thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. D. Colesteron có ở màng sinh chất tế bào động vật và người làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Câu 21: Các sinh vật nào sau đây tế bào có thành tế bào? A. Tảo, nấm, thực vật. B. Nấm nhầy, động vật, thực vật. C. Địa y, thực vật, vi khuẩn. D. Tảo, nấm, thực vật, vi khuẩn. II. Tự luận (1 câu – 3 điểm) Câu 1: Cho 1 đoạn mạch ADN có trình tự nu 3’ ATAXGAXATGGAGAXTTGXTT 5’ a. Xác định trình tự mạch 5’- 3’ của đoạn ADN và mạch mARN 5’- 3’ được tổng hợp từ đoạn mạch đó? b. Tính số lượng từng loại nu và tổng số nu của đoạn mạch ADN trên. c. Tính số liên kết H của đoạn mạch ADN và số liên kết hóa trị nối giữa các nu của mARN trên.