Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa (Có ma trận và đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT TỦA CHÙA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Năm học: 2016 – 2017 Môn Sinh học – Khối 11 I.MỤC ĐÍCH KIỂM TRA A.Nội dung kiểm tra 1.Trao đổi nước và khoáng ở thực vật 2.Quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật B.Đối tượng kiểm tra : Học sinh lớp 11 – miền núi II .HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận III. NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ LẬP MA TRẬN ĐỀ A. Nội dung 1. Nhận biết: -Trình bày khái niệm các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu -Trình bày khái niệm và vai trò quang hợp 2. Thông hiểu - Phân biệt được quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật - Phân tích được vai trò của các quá trình. 3. Vận dụng thấp - Giải thích các hiện tượng liên quan chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. B.LẬP KHUNG MA TRẬN ĐỀ Mức độ Vận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp dụng cao Tên chủ đề - Cơ chế trao đổi nước ở Giải thích các Giải thích vì sao cây thực vật hiện tượng liên trên cạn bị ngập úng - Trình bày được ý nghĩa của quan đến trao đổi lâu sẽ bị chết (Giải quá trình thoát hơi nước nước ở thực vật: thích được hiện Trao đổi nước ở tượng ứ giọt và rỉ thực vật nhựa;Giải thích tại sao thoát hơi nước là tai họa nhưng là tất yếu đối với cây; Số câu : 01 Số câu : 02 Số câu :02 30% = 3 điểm 33%= 1 điểm 67% = 2 điểm - Trình bày được khái niệm - Giải thích các vai trò của các nguyên tố hiện tượng liên khoáng quan đến trao đổi Trao đổi khoáng ở - Nêu được các con đường khoáng ở thực thực vật hấp thụ nguyên tố khoáng ; vật: - Nêu được khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Số câu :01 Số câu : 01 Số câu: 01
  2. 30% = 3 điểm 67% = 2 điểm 33% = 1 điểm - Trình bày được khái niệm Phân biệt được - Giải thích được các Quá trình quang và vai trò quang hợp quá trình quang biện pháp bảo quản hợp và hô hấp ở - Nêu được khái niệm, vai hợp diễn ra ở nông sản thực vật trò của quá trình hô hấp ở thực vật: - Trình bày được các thực vật C3,C4,CAM biện pháp tăng năng suất cây trồng Số câu : 02 Số câu :01 Số câu: 01 40% = 4 điểm 50% = 2 điểm 50% = 2 điểm Tổng số điểm : 10 50% = 5 điểm 30% = 3 điểm 20% = 2 điểm điểm
  3. SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT TỦA CHÙA ĐỀ KIỂM TRA Môn: Sinh học – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2016 – 2017 Mã Đề: 01 Câu 1: 2(điểm) Những câu sau đây đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích và sửa lại cho đúng: a. Nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường tế bào chất diễn ra nhanh và không được chọn lọc b. Ngồi dưới bóng cây nóng hơn khi ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng c. Khi thiếu kali thì lá cây thường xuất hiện màu vàng d. Hô hấp là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và tích lũy trong ATP Câu 2: 3(điểm) a. Vì sao có những cây cao vài chục mét, nước và ion khoáng vẫn vận chuyển được lên lá? Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn, vì sao? b. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất ? Để tăng năng suất cây trồng thì phải làm gì? Câu 3: (3 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Trước hết rễ có những biến đổi để thích nghi với chức năng hấp thụ: vách tế bào biểu bì mỏng, không thấm cutin; từ biểu bì hình thành vô số lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của rễ lên rất lớn; tế bào vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào để dự trữ nước và ion khoáng; tề bào nội bì có đai Caspari làm cho rễ có khả năng điều chỉnh dòng vật chất vào trụ mạch dẫn. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng trong lòng đất để chủ động tìm nguồn nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Khả năng này thể hiện ở tính hướng nước và hướng hóa của rễ. Rễ cây có thể đâm sâu 1,5-2 m, có loại rễ đâm sâu từ 5- 10 m. Rễ cây thường lan rộng gấp 2-3 lần tán lá của cây. Nhờ khả năng phân nhánh mạnh, nhất là sự phát triển của hệ thống lông hút nên hệ rễ có bề dài tổng cộng và bề mặt tiếp xúc với đất rất lớn. Số lượng lông hút của rễ các loại cây rất khác nhau. Độ dài chung của rễ các cây trồng đạt tới hàng chục triệu m/ha, tạo nên bề mặt hút thu lớn. Bề mặt tiếp xúc của rễ thường đạt cực đại ở giai đoạn ra hoa. (Nguồn: sinhhocvietnam.com) a. Đoạn trích trên mô tả bộ phận nào của thực vật? b. Bộ phận đó có đặc điểm và chức năng gì? Tại sao người nông dân thường xuyên phải làm cỏ cho cây trồng? Câu 4: (2 điểm) Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ? Tại sao có thể bảo quản nông sản(như: lúa, ngô, đậu tương, ) bằng các phương pháp: bảo quản khô, bảo quản lạnh và bảo quản ở nồng độ CO2 cao. Hết *Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Thang Câu Nội dung điểm Câu1 a. Sai, vì nước và ion khoáng phải đi qua màng tế bào(có tính thấm chọn lọc) 0,25 nên diễn ra chậm - Sửa đúng: Nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường tế 0,25 bào chất diễn ra chậm và được chọn lọc b. Sai, vì vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt nên làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá 0,25 cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh - Sửa đúng: Ngồi dưới bóng cây nóng hơn khi ngồi dưới mái che bằng vật liệu 0,25 xây dựng c. Sai, vì kali không phải là nguyên tố cấu tạo nên diệp lục 0,25 - Sửa đúng: Khi thiếu Nitơ(hoặc Fe, Mg) thì lá cây có màu vàng 0,25 d. Sai, vì hô hấp là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ đến CO2 và H2O 0,25 - Sửa đúng: Hô hấp là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ thành CO2 và H2O, 0,25 đồng thời giải phóng năng lượng và tích lũy trong ATP Câu2 a. Nước và ion khoáng vận chuyển được lên lá nhờ sự phối hợp của: - Lực đẩy từ dưới lên( động lực đầu dưới) 0.25 - Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá 0,25 - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và liên kết giữa các phân tử 0,5 nước với thành mạch gỗ * Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn, vì lá có lớp 0.5 cutin mỏng do sống ở điều kiện ánh sáng yếu, cây trên đồi có lớp cutin dày hơn do sống ở điều kiện ánh sáng mạnh b. Vì toàn bộ sự sống trên trái đất đều phụ thuộc vào quang hợp - Tạo chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật 0,25 - Cung cấp và dự trữ năng lượng để duy trì sự sống (biến đổi quang năng 0,5 thành hóa năng trong các liên kết hóa học của sản phẩm quang hợp) 0,25 - Điều hòa không khí: hấp thụ CO2 và giải phóng O2 b. Tăng năng suất cây trồng bằng cách: - Chăm sóc, bón phân cung cấp nước hợp lí tùy thuộc vào giống, loài cây 0,25 trồng - Tuyển chọn và tạo mới các giống, loài cây trồng có cường độ và hiệu suất 0,25 quang hợp cao Câu3 a. Đoạn trích sau mô tả cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng. 1 b. Rễ có đặc điểm như sau: - Vách tế bào biểu bì mỏng, không thấm cutin; biểu bì hình thành vô số lông hút 0,5 - Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng trong lòng đất để chủ động tìm nguồn nước và chất dinh dưỡng nuôi cây,Nhất là sự phát triển của hệ thống lông hút . * Chức năng của rễ: hấp thụ nước và ion khoáng cho cây. 0,5 * Người nông dân thường xuyên làm cỏ cho cây trồng là : 0,5 Không cho cỏ tranh nước và các ion khoáng, ánh sáng của cây từ đó cây sẽ phát 0,5 triển nhanh, cho năng suất cao Câu4 - Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp : C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 6CO2 + 12H2O + (36 - 38) ATP + Nhiệt 0,5
  5. - Vì: + Bảo quản khô: làm giảm hàm lượng nước trong nông sản → cường độ hô hấp 0,5 giảm + Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp làm độ nhớt của tế bào chất tăng lên, hoạt động 0,5 của enzim giảm hoặc bị bất hoạt → cường độ hô hấp giảm mạnh 0,5 + Bảo quản ở nồng độ CO2 cao: Nồng độ CO2 cao làm ức chế quá trình hô hấp