Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 12 - Lần 1 - Đề 03 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 12 - Lần 1 - Đề 03 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_12_lan_1_de_03_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 12 - Lần 1 - Đề 03 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT PTG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT.LẦN 1.2018-2019 Tổ: Lí-Tin MÔN: Vật Lí 12 – Cơ bản Đề 03 Thời gian làm bài: 45 phút.(30 câu TN) Câu 1: Tạo sóng ngang trên một sợi dây AB = 0,3m căng nằm ngang, với chu kì 0,02s, biên độ 2mm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,5m/s. Sóng lan truyền từ đầu A cố định đến đầu B cố định rồi phản xạ về A. Chọn sóng tới B có dạng uB = Acos ω t. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M cách B 3 cm là A u = 0(mm). B u = 23 cos(100 π t- π/2 )(mm) C u = 4cos(100 π t- π /2)(mm). D u = 4cos(100 π t+ π /2)(mm). Câu 2: Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi là xác định A tần số sóng. B tốc độ truyền sóng C năng lượng sóng. D biên độ sóng. Câu 3: Một đặc tính vật lý của âm là A Cường độ âm. B Âm sắc. C Độ to. D Độ cao. Câu 4: Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc là 99 ± 1 (cm), chu kì dao động nhỏ của nó là 2,00 ± 0,01 (s), π = 3,14 ± 0,01. Gia tốc trọng trường do học sinh đo được tại nơi làm thí nghiệm là A g = 9,8 ± 0,3 (m/s2). B g = 9,8 ± 0,2 (m/s2). C g = 9,7 ± 0,1 (m/s2). D g = 9,7 ± 0,2 (m/s2). Câu 5: Tạo sóng ngang trên một sợi dây với tần số 3Hz. Sau 4 giây chuyển động truyền được 12m dọc theo sợi dây. Bước sóng tạo ra trên sợi dây : A 1,33(m) B 2,33(m) C 1,0 (m) D 2,0(m) Câu 6: Một vật có khối lượng m = 200g thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình: x 1 = 2cos10t(cm) và x2 = 4cos(10t- π)(cm). Lực tác dụng cực đại gây ra dao động tổng hợp của vật là A 0,2N B 0,4N C 4N. D 2N Câu 7: Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước A, B giống hệt nhau cách nhau một khoảng AB = 6λ. Điểm A,M,N,B theo thứ tự thẳng hàng MN = 2AM = 3λ . Số điểm dao động với biên độ cực đại trong khoảng MN là : A 7 B 5 C 4 D 6 Câu 8: Chu kỳ dao động là A số dao động vật thực hiện được trong 1 s. B khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí đầu. C khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ biên dương đến biên âm. D khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái đầu. Câu 9: Chọn câu đúng nhất: Hai nguồn kết hợp là 2 nguồn: A cùng tần số và có độ lệch pha không đổi B cùng tần số và cùng pha C cùng tần số và ngựơc pha D cùng tần số Câu 10: Nếu hai dao động điều hoà cùng tần số, ngược pha thì li độ của chúng: A Đối nhau nếu hai dao động cùng biên độ. B Bằng nhau nếu hai dao động cùng biên độ. C Luôn luôn cùng dấu. D Trái dấu khi biên độ bằng nhau, cùng dấu khi biên độ khác nhau. Câu 11: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số âm cơ bản là f = 440 Hz. Một người có thể nghe được âm có tần số cao nhất là 17000 Hz. Tần số âm cao nhất mà người này nghe được do nhạc cụ này phát ra là : A 17000(Hz) B 17850(Hz) C 16720(Hz) D 18000(Hz) Câu 12: Cho một con lắc lò xo có độ cứng là k =56,8N/m, khối lượng vật m = 1kg. Treo con lắc trên trần toa tàu ở ngay phía trên trục bánh xe. Chiều dài thanh ray là  =12,5m. Tàu chạy với vận tốc v thì con lắc dao động mạnh nhất. Vận tốc của con tàu là A 17m/s B 10m/s C 20m/s D 15m/s Câu 13: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình : x 1 = A1cos(20t + /3)(cm) và x2 = 3cos(20t +2 /3 )(cm). Biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có độ lớn là 140cm/s. Biên độ dao động A1có giá trị là A 3,7cm. B 4cm. C 5cm. D 7cm. Câu 14: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng 0. Khi nói về gia tốc của vật, phát biểu nào sau đây sai? A Vectơ gia tốc luôn cùng hướng với vectơ vận tốc B Gia tốc luôn ngược dấu với li độ của vật. C Gia tốc có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật. D Vectơ gia tốc luôn hướng về vị tri cân bằng. Câu 15: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x=5cos( 2 t )cm, li độ của chất điểm tại thời điểm t = 3 1,5s là. A x = 2,5cm B x = -2,5cm C x = 5cm D x = 0cm Câu 16: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(mt + φ) . Tần số góc của dao động là A A B φ. C m. D x. 1 ĐỀ 03
  2. Câu 17: Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 10cm có phương trình dao động là u A= uB=4cos20π t(cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước là trung điểm của AB là A uM = 4cos(20 π t - π )(cm). B uM = 8cos(20 π t + π/2 )(cm). C uM = 4cos20π t(cm). D uM = 8cos(20 π t- π/2 )(cm). Câu 18: Hòn bi của một con lắc lò xo có khối lượng bằng m, nó dao động với chu kỳ T.Nếu thay hòn bi bằng hòn bi khác có khối lượng 4m thì chu kỳ con lắc sẽ là: A T/2 B 4T C T 2 D 2T Câu 19: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Biết phương trình của dao động thứ nhất là x1= 5cos( 2πt + π /6)cm và phương trình của dao động tổng hợp là x = 3cos(2πt + π/6 )cm. Phương trình của dao động thứ hai là: A x2= 2cos( 2πt )cm B x2= 8cos( 2πt + 2π/6 )cm C x2= 2cos( 2πt -5π/6 )cm. D x2= 8cos( 2πt + π/6 )cm Câu 20: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng m = 400g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Vật dao động điều hòa với biên độ 6cm. Lấy g = 10m/s2. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo trong khi dao động là: A 8N, 4N B 10N, 2N C 6N, 0N D 10N, 0N Câu 21: Khi nói vể dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai? A Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. B Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động. C Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức. D Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. Câu 22: Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính của quỹ đạo là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai? A Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn cực đại bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều. B Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều. C Tốc độ của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều. D Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều. Câu 23: Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng ? A Chu kỳ phụ thuộc vào biên độ của con lắc. B Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. C Qua vị trí cân bằng lực căng dây có độ lớn bằng trọng lực của vật. D Qua vị trí cân bằng lực căng dây có độ lớn lớn hơn trọng lực của vật. Câu 24: Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và tần số f của sóng là A λ = f/v B λ = v/f C λ = 2πfv D λ = vf . Câu 25: Con lắc đơn đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Lúc t = 0 truyền cho con lắc vận tốc v 0= 20cm/s nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hoà với chu kì T = 2 π /5s. Phương trình dao động của con lắc dạng li độ góc là A α = 0,1cos(5t- π /2) (độ). B α = 0,1cos(5t- π /2) (rad). C α = 0,1sin(t/5 - π )(rad). D α = 0,1sin(5t + π ) (cm). Câu 26: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng bợp của hai dao động này có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha cùa hai dao động bằng : A 2 n với n = 0, ± 1, ± 2 B (2n 1) với n = 0, ± 1, ± 2 4 C (2n 1) với n = 0, ± 1, ± 2 D (2n 1) với n = 0, ± 1, ± 2 2 Câu 27: Âm sắc là đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào: A biên độ B tần số và biên độ (đồ thị dao động) C tần số D cường độ âm Câu 28: Hai con lắc đơn đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt 1s và 1,5s trên hai mặt phẳng song song. Tại thời điểm t nào đó cả 2 đi qua vị trí cân bằng theo cùng chiều. Thời gian ngắn nhất để hiện tượng trên lặp lại là A 1s B 4s. C 3s. D 1,5s. Câu 29: Chọn câu sai . A Độ to của âm khác với cường độ âm. B Cường độ âm là đại lượng đặc trưng cho độ to của âm. C Đơn vị của cường độ âm là W/m2 . D Đại lượng đặc trưng cho độ cao của âm là tần số . Câu 30: Một sóng âm có tần số 450(Hz) lan truyền với vận tốc 360(m/s) trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau d = /4 trên một phương truyền sóng là : A ∆ = 2,5 rad B ∆ = rad C ∆ = 1,5 rad D ∆ = 0,5 rad HẾT 2 ĐỀ 03
  3. ĐỀ 03 1. A 2. B 3. A 4. A 5. C 6. B 7. B 8. D 9. A 10. A 11. C 12. D 13. C 14. A 15. B 16. C 17. D 18. D 19. C 20. D 21. C 22. C 23. D 24. B 25. B 26. D 27. B 28. C 29. B 30. D 3 ĐỀ 03