Đề thi thử môn Vật lý Lớp 12 - Trịnh Xuân Đông (Có đáp án)

pdf 18 trang thungat 9101
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Vật lý Lớp 12 - Trịnh Xuân Đông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_mon_vat_ly_lop_12_trinh_xuan_dong_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử môn Vật lý Lớp 12 - Trịnh Xuân Đông (Có đáp án)

  1. Thầy: Trịnh Xuân Đông (Giáo viên chuyên luyện thi THPT Quốc Gia) o0o MÔN: VẬT LÝ 1/18
  2. MỤC LỤC: ĐỀ SỐ 1: 3 ĐỀ SỐ 2: 7 ĐỀ SỐ 3: 11 ĐỀ SỐ 4: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 5: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 6: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 7: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 8: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 9: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 10: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 11: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 12: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 13: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 14: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 15: Error! Bookmark not defined. ĐỀ SỐ 16: 14 2/18
  3. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) ĐỀ SỐ 1: Câu 1. Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi A. Cùng pha với li độ. B. Ngược pha với li độ. C. Trễ pha /2 so với li độ. D. Sớm pha /2 so với li độ. –5 –5 Câu 2. Cho một vật có điện tích q1=2.10 C tiếp xúc một vật giống hệt có điện tích q2=-8.10 C. Điện tích của mỗi vật sau khi tách ra là A. 5.10–5C. B. 3.10–5C. C. –5.10–5C. D. –3.10–5C. Câu 3 (Minh họa 2019). Một hạt nhân có độ hụt khối là 0,21u. Lấy 1u=931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân này là A. 195,615 MeV. B. 4435,7 MeV. C. 4435,7 J. D. 195,615 J. Câu 4. Một máy biến áp có hai cuộn dây, cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 100 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100V thì điện áp hiệu dụng ở 2 đầu cuộn thứ cấp là A. 200V. B. 10V. C. 50V. D. 20V. Câu 5. Dòng điện xoay chiều có A. cả chiều và cường độ không đổi. B. cả chiều và cường độ thay đổi. C. chiều không đổi, cường độ thay đổi. D. chiều thay đổi, cường độ không đổi. Câu 6. Giữa hai đầu mạng điện có mắc song song 3 dây dẫn điện trở lần lượt là R1=4Ω, R2=5Ω, R3=20Ω. Tìm cường độ dòng điện qua R1 nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 5A. A. 1,5A B. 2,5A C. 2A D. 0,5A Câu 7. Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa B. Trong chân không vận tốc sóng điện từ không bằng vận tốc sóng ánh sáng. C. sóng điện từ mang năng lượng D. sóng điện từ là sóng ngang Câu 8. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C=5.10-9F, cuộn dây có độ tự cảm L=5.10- 4H. Lấy 2 10. Tần số dao động riêng của mạch là A. 200kHz. B. 100kHz. C. 1000kHz. D. 20kHz Câu 9. Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 m, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 4 cách vân sáng trung tâm A. 3,2 mm. B. 4,8 mm. C. 1,6 mm. D. 2,4 mm. Câu 10. Tia Rơn-ghen (tia X) có tần số A. nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ B. lớn hơn tần số của tia gamma. C. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. D. lớn hơn tần số của tia màu tím. Câu 11. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n với góc tới 530. Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. n giá trị là A. 1,5. B. 1,327. C. 2,35 D. 1,93 Câu 12. Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. Câu 13. Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng A. quang – phát quang. B. quang điện ngoài. 3/18
  4. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) C. quang điện trong. D. nhiệt điện. 224 Câu 14. Cho phản ứng hạt nhân: 112H H H e . Đây là A. phản ứng phân hạch. B. phản ứng thu năng lượng. C. phản ứng nhiệt hạch. D. hiện tượng phóng xạ hạt nhân. Câu 15. Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng 0,38µm đến 0,76µm. Cho biết: hằng số Plăng h=6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s và 1eV=1,6.10-19J. Các phôtôn của ánh sáng này có năng lượng nằm trong khoảng A. từ 2,62eV đến 3,27eV. B. từ 1,63eV đến 3,27eV. C. từ 2,62eV đến 3,11eV. D. từ 1,63eV đến 3,11eV. 23 Câu 16. Số nuclôn trong hạt nhân 11 Na là A. 34. B. 12. C. 11. D. 23. Câu 17. Đặt điện áp u = U0cos(t + ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch là R R A. L . B. . C. . D. L R RL22 () L RL22 () Câu 18. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số góc của vật dao động là v v v v A. max . B. max . C. max . D. max . A A 2 A 2A Câu 19. Một vật sáng cách màn M 4m. Dùng một thấu kính (L) thu được ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. Độ tụ của thấu kính bằng A. 3/4dp B. 4/3dp C. 2/3dp D. 3/2dp Câu 20. Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng A. biên độ. B. mức cường độ âm. C. cường độ âm. D. tần số. Câu 21. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Nếu dung kháng của tụ điện bằng R thì cường độ dòng điện trong mạch A. nhanh pha /4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. B. chậm pha /2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện. C. nhanh pha /2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. D. chậm pha /4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Câu 22. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều thì cường độ dòng điện trong mạch là i=I0sin(ωt+ ). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng 1 1 A. I0. B. I0 2 . C. 2I0. D. I0. 2 2 Câu 23. Trong mạch dao động điện từ, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là I 0 Q0 2 2 A. T=2 B. T=2 C. T=2 Q0 I 0 D. T=2 Q0I0 Q0 I 0 Câu 24. Sắp xếp theo đúng sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản? (1) loa, (2) mạch tách sóng, (3) anten thu, (4) mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần, (5) Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (3), (4), (2), (5), (1) C. (3), (2), (5), (4), (1) D. (3), (1), (5), (2), (4) Câu 25. Trong bài thực hành đo bước sóng ánh sáng do một laze phát ra bằng thí nghiệm giao thoa 4/18
  5. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) ánh sáng của Y-âng, một học sinh xác định được các kết quả: khoảng cách giữa hai khe là 1,00 ± 0,01 (mm), khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn là 100 ± 1 (cm) và khoảng vân trên màn là 0,50 ± 0,01 (mm). Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng A. 0,60 ± 0,02 (µm). B. 0,50 ± 0,02 (µm). C. 0,60 ± 0,01 (µm). D. 0,50 ± 0,01 (µm). Câu 26. Vật thực hiện đồng thời hai dao động cùng phương: x1 A1 cos 20t cm và 6 5 x2 3cos 20t cm . Biết vận tốc dao động cực đại của vật là 140cm/s. Tính A1? 6 A. 8cm B. 4m C. 8mm D. 4cm Câu 27. Lực lo-ren-xơ xuất hiện khi: A. Một hạt mang điện chuyển động trong từ truờng B. Một hạt mang điện chuyển động trong điện trường C. Một hạt mang điện đứng yên trong từ truờng D. Một hạt mang điện chuyển động lại gần vùng từ truờng Câu 28. Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần (tần số âm không đổi) thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 100L (dB). B. L + 2 (dB). C. 20L (dB). D. L + 20 (dB). Câu 29. Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t=0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này bằng 0 ở thời điểm đầu tiên (kể từ t=0) là T T T T A. . B. . C. . D. . 8 2 6 4 Câu 30. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng dài nhất là A. 417 nm. B. 570 nm. C. 714 nm. D. 760 nm. Câu 31. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi F là độ lớn lực tương tác điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K. Khi độ lớn lực tương tác điện F giữa êlectron và hạt nhân là thì êlectron đang chuyển động trên quỹ đạo dừng nào? 16 A. Quỹ đạo dừng L. B. Quỹ đạo dừng M. C. Quỹ đạo dừng N. D. Quỹ đạo dừng O. Câu 32. Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng . Trên màn quan sát, tại điểm M có vân sáng. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa một đoạn nhỏ nhất là 1/7 m thì M chuyển thành vân tối. Dịch thêm một đoạn nhỏ nhất 16/35 m thì M lại là vân tối. Khoảng cách hai khe đến màn ảnh khi chưa dịch chuyển bằng A. 1 m. B. 3 m. C. 1,8 m. D. 1,5 m. Câu 33. Một cuộn dây phẳng, có 100 vòng, bán kính 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Nếu cho cảm ứng từ tăng đều đặn từ 0,2T lên gấp đôi trong thời gian 0,1s. Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây sẽ có độ lớn ? A. 0,628 V. B. 6,28 V. C. 1,256 V. D. 2,68 5/18
  6. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) Câu 34 (Minh họa 2017). Hình vẽ bên là đô thị biêu diên sự phụ, thuộc của thế năng đàn hồi Wđh của một con lắc lò xo vào thời gian t. Tần số dao động của con lắc bằng A. 33 Hz. B. 25 Hz. C. 42 Hz. D. 50 Hz. Câu 35. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai bức xạ đơn sắc 1 và 2 có bước sóng lần lượt là 0,48µm và 0,6µm. Trên màn quan sát, hai vân tối trùng nhau gọi là một vạch tối. Trong khoảng giữa vân sáng trung tâm và vạch tối gần vân trung tâm nhất có N1 vân sáng của 1 và N2 vân sáng của 2 (không tính vân sáng trung tâm). Giá trị N1+N2 bằng A. 5. B. 8. C. 6 D. 7. Câu 36. Ban đầu (t=0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2=t1+100 (s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là A. 50 s. B. 25 s. C. 400 s. D. 200 s. Câu 37. Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8,5 cm. B. 8,2 cm. C. 8,35 cm. D. 8,05 cm. Câu 38 (Minh họa 2021). Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa tại nơi có g=10m/s2. Hình bên là đồ thị biểu diễn sụ phụ thuộc của độ lớn lục kéo về Fkv tác dụng lên vật và độ lớn lực đàn hồi Fđh của lò xo theo thời gian t. Biết khi lò xo dãn 6,5cm thì tốc độ của vật là A. 80cm/s. B. 60cm/s. C. 51cm/s. D. 110cm/s. Câu 39. Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động 2 2 2 2 của các vật lần lượt là x1=A1cost (cm) và x2=A2sint (cm). Biết 64x1 36x2 48 cm . Tại thời điểm t, vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ x1=3cm với vận tốc v1=-18cm/s. Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng A. 24 3 cm/s. B. 24 cm/s. C. 8 cm/s. D. 8 3 cm/s. Câu 40. Đặt điện áp u= U 2 cos t (U và  không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây và tụ điện. Biết cuộn dây có hệ số công suất 0,8 và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Gọi Ud và UC là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện. Điều chỉnh C để (Ud+UC) đặt giá trị cực đại, khi đó tỉ số của cảm kháng với dung kháng của đoạn mạch là A. 0,60. B. 0,71. C. 0,50. D. 0,80. 6/18
  7. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) ĐỀ SỐ 2: Câu 1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ 2A/3 thì động năng của vật là A. 5W/9. B. 4W/9. C. 2W/9. D. 7W/9. Câu 2. Một điện tích q=10-6C di chuyển từ điểm A đến điểm B trong một điện trường đều. Công của lực điện trường thực hiện là 2.10-4J. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có giá trị nào sau đây: A. 20V. B. -20V. C. 200V. D. -200V. Câu 3. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là 100V và 100 3 V. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng A. B. C. D. 6 3 8 4 Câu 4. Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Gọi U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức đúng là C C C 2C A. IU B. IU C. UI D. UI 002L 00L 00L 00L Câu 5. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u=2cos(40 t− x) (mm). Biên độ của sóng này là A. 2 mm. B. 4 mm. C. mm. D. 40 mm. Câu 6. Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức e=220√2cos(100 t+0,5 ) (V). Giá trị hiệu dụng của suất điện động này là A. 220√2 V. B. 110√2 V. C. 110 V. D. 220 V. Câu 7. Đặt điện áp u=U0cosωt (với U0 không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi ω=ω0 thì trong mạch có cộng hưởng. Tần số góc ω0 là 2 1 A. 2√LC B. C. D. √LC √LC √LC Câu 8. Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10-5H và tụ điện có điện dung 2,5.10-6 F. Lấy =3,14. Chu kì dao động riêng của mạch là A. 1,57.10-5 s. B. 1,57.10-10 s. C. 6,28.10-10 s. D. 3,14.10-5 s. Câu 9. Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng A. nhiễu xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. tăng cường độ chùm sáng. Câu 10. Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,60μm, khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là . Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của  là A. 900 nm. B. 380 nm. C. 400 nm. D. 600 nm. Câu 11. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ánh sáng đơn sắc có tần số càng lớn thì phôtôn ứng với ánh sáng đó có năng lượng càng lớn. B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng. C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động. D. Năng lượng của các loại phôtôn đều bằng nhau. Câu 12. Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 6,625.10-19J. Biết h=6,625.10-34 J.s, c=3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là 7/18
  8. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) A. 300 nm. B. 350 nm. C. 360 nm. D. 260 nm. Câu 13. Thấu kính có độ tụ D=-5dp, đó là A. thấu kính phân kì có tiêu cự f=-5cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự f=-20cm. C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f=+5cm. D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f=+20cm. Câu 14. Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích 100cm2, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng vòng dây), trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay. Biết từ thông cực đại qua vòng dây là 0,004Wb. Độ lớn của cảm ứng từ là A. 0,2T. B. 0,8T. C. 0,4T. D. 0,6T. Câu 15. Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước (n=4/3) với góc tới là 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là A. D=70032. B. D=450. C. D=25032. D. D=12058. Câu 16. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì 1 1 A. BM=2BN B. BM=4BN C. B B D. B B M 2 N M 4 N Câu 17. Trong khoảng thời gian 4h có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó là A. 1h B. 3h C. 4h D. 2h Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai: 12 A. Đơn vị khối lượng nguyên tử bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị cacbon 6 C . B. 1u=1,66055.10– 31kg. C. Khối lượng một nuclôn xấp xỉ bằng u. D. Hạt nhân có số khối A có khối lượng xấp xỉ bằng A (u). Câu 19. Có n nguồn điện giống nhau, có cùng E và r được mắc nối tiếp với nhau và mắc với điện trở R thành một mạch điện kín. Biết R=r, cường độ dòng điện qua R là nE E nE nE A. I B. I C. I D. I r n 1 r n 1 n 1 n r 1 Câu 20. Một vật dao động điều hòa, câu khẳng định nào sau đây là đúng? A. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có động năng cực đại, thế năng bằng 0. B. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có động năng và thế năng đều cực đại. C. Khi vật qua vị trí biên động năng cực đại, thế năng bằng 0. D. Khi vật qua vị trí biên động năng bằng thế năng. Câu 21. Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là . Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là A.  . B. 2. C.  . D. . 2 4 Câu 22 (Minh họa 2021). Tia phóng xạ nào sau đây là dòng các êlectron? A. Tia α. B. Tia β+. C. Tia β-. D. Tia γ. Câu 23. Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En=-1,5eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em=-3,4eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng A. 0,654.10-7m. B. 0,654.10-6m. C. 0,654.10-5m. D. 0,654.10-4m. 29 40 Câu 24. So với hạt nhân 14 Si , hạt nhân 20 Ca có nhiều hơn A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn. B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn. C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn. D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn. Câu 25. Cho c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng 8/18
  9. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) nghỉ m0, khi chuyển động với tốc độ 0,6c thì có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là m. 퐦 Tỉ số là 퐦 A. 0,3. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,8. Câu 26. Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 50mH và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 12V. Ở thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch bằng 0 ,0 3 2 A thì điện tích trên tụ có độ lớn bằng 1 5 1 4 µC. Tần số góc của mạch là A. 2.103 rad/s. B. 5.104 rad/s. C. 5.103 rad/s. D. 25.104 rad/s. Câu 27. Một khung dây tròn có 5000 vòng bán kính mỗi vòng là 10cm, dòng điện 10A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là A. 2 .10-4T B. 4 .10-4T C. 0,2 T D. 0,1 T Câu 28. Đặt điện áp u=U0cos(t+ ) (U0 và không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L=L1 hoặc L=L2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mặt bằng nhau. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch giá trị cực đại thì giá trị của L bằng 1 2LL LL12 12 A. ()LL12 . B. . C. . D. 2(L1+L2). 2 LL12 LL12 Câu 29. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc 5o. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ chặt điểm chính giữa của dây treo, sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ góc 0. Giá trị của 0 bằng A. 7,1o. B. 10o. C. 3,5o. D. 2,5o. Câu 30. Trên mặt nước có hai nguồn giống nhau A và B cách nhau 16cm dao động theo phương thẳng đứng và tạo sóng kết hợp có bước sóng 3 cm. Một đường thẳng d nằm trên mặt nước vuông góc với đoạn AB và cắt AB tại H, cách B là 1cm (H không thuộc đoạn AB). Điểm M nằm trên đường thẳng d dao động với biên độ cực đại cách B một khoảng gần nhất là A. 1,25 cm. B. 2,1 cm. C. 3,33 cm. D. 0,03 cm. Câu 31. Một vật dao động điều hòa với tần số f và biên độ A. Thời gian vật đi được quãng đường có độ dài bằng 2A là 1 1 1 1 A. . B. . C. . D. . 3f 4f 2f 12f Câu 32. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tủ là 2.10-6C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,1 A. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch bằng 3 10 6 10 7 5 A. s. B. s . C. 4.10 s . D. 4.10. s 3 3 Câu 33. Phôtôn có năng lượng 0,8eV ứng với bức xạ thuộc vùng A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia X. D. sóng vô tuyến. Câu 34. Một chùm êlectron, sau khi được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế không đổi U, đến đập vào một kim loại làm phát ra tia X. Cho bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X này là 6,8.10-11m. Giá trị của U bằng A. 18,267 kV. B. 36,500 kV. C. 1,800 kV. D. 9,200 kV. Câu 35. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc; ánh sáng đỏ có bước sóng 686nm, ánh sáng lam có bước sóng , với 450nm<<510nm. Trên màn, trong khoảng hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 6 vân ánh sáng lam. Trong khoảng này bao nhiêu vân sáng đỏ? 9/18
  10. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 36. Một học sinh làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng để đo bước sóng của nguồn sáng đơn sắc. Khoảng cách hai khe sáng đo được là 1,00 ± 0,05% (mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn đo được là 2000 ± 0,24% (mm). Khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp đo được là 10,80 ± 0,64% (mm). Kết quả bước sóng đo được bằng A. 0,60 μm ± 0,31%. B. 0,60 μm ± 0,93%. C. 0,60 μm ± 0,59%. D. 0,54 μm ± 0,93%. Câu 37 (Minh họa 2020). Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB như Hình H1, trong đó R là biến trở, tụ điện có điện dung C=125μF, cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L=0,14H. Ứng với mỗi giá trị của R, điều chỉnh ω=ωR sao cho điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB vuông pha với nhau. Hình H2 biểu 1 diễn sự phụ thuộc của theo R. Giá trị của r là  2 A. 5,6Ω. B. 4Ω. C. 28Ω. D. 14Ω. Câu 38. Đặt điện áp u=U√2cosωt (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Trên hình vẽ, các đường (1), (2) và (3) là đồ thị của các điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở UR, hai đầu tụ điện UC và hai đầu cuộn cảm UL theo tần số góc ω. Đường (1), (2) và (3) theo thứ tự tương ứng là A. UL, UR và UC B. UC, UR và UL. C. UR, UL và UC D. UC, UL và UR. Câu 39. Cho hai vật dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng cùng song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của mỗi vật nằm trên đường thẳng vuông góc với trục Ox tại O. Trong hệ trục vuông góc xOv, đường (1) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và li độ của vật 1, đường (2) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và li độ của vật 2 (hình vẽ). Biết các lực kéo về cực đại tác dụng lên hai vật trong quá trình dao động là bằng nhau. Tỉ số giữa khối lượng của vật 2 với khối lượng của vật 1 là 1 1 A. . B. 3. C. 27. D. . 3 27 Câu 40 (Minh họa 2021). Đặt điện áp u U0 cos t vào hai đau đoạn mạch AB như hình bên. Trong đó, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L; tụ điện có điện dung C; X là đoạn mạch chứa các phần 2 tử có R1, L1, C1 mắc nối tiếp. Biết 2 LC=1 các điện áp hiệu dụng: UAN=120V ; UMB=90V, góc lệch pha giữa u và u là 5 . Hệ số công suất của X là AN MB 12 A. 0,25 B. 0,31 C. 0,87 D. 0,71 10/18
  11. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) ĐỀ SỐ 3: Câu 1. Một máy phát điện xoay chiều có hai cặp cực, rôto quay mỗi phút 1800 vòng. Một máy phát điện khác có 6 cặp cực, nó phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để phát ra dòng điện cùng tần số với máy thứ nhất? A. 240 vòng/phút. B. 600 vòng/phút. C. 300 vòng/phút. D. 120 vòng/phút. Câu 2. Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản không có A. anten. B. mạch tách sóng. C. loa. D. micrô. Câu 3. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động L, C được xác định bởi hệ thức: C L 2 A. T=2 B. T=2 LC C. T=2 D. T= L C LC Câu 4. Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c là 2 2 2 2 A. 1,25m0c . B. 0,36m0c . C. 0,25m0c . D. 0,225m0c . Câu 5. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba bằng A. 5 mm. B. 4 mm. C. 3 mm. D. 6 mm. Câu 6. Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,43.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,58 m. B. 0,43m. C. 0,30m. D. 0,50m. Câu 7. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có A. cùng khối lượng, khác số nơtron. B. cùng số nơtron, khác số prôtôn. C. cùng số prôtôn, khác số nơtron. D. cùng số nuclôn, khác số prôtôn. Câu 8. Một proton đặt trong điện trường đều E=2.106V/m có phương nằm ngang. Khối lượng của proton là m=1,67.10-27kg. Gia tốc của proton là A. 19.1013m/s2 B. 4,3.1013m/s2 C. 9,5.1012m/s2. D. 9,1.1013m/s2. Câu 9. Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng A. tăng cường độ chùm sáng. B. giao thoa ánh sáng. C. tán sắn ánh sáng. D. nhiễu xạ ánh sáng. Câu 10. Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ . Ở thời điểm t0=0, có N0 hạt nhân X. Tính từ t0 đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là -t t -t A. N0 e . B. N0(1–e ). C. N0(1–e ). D. N0(1-t). Câu 11. Sóng điện từ A. là sóng dọc và truyền được trong chân không. B. là sóng ngang và truyền được trong chân không. C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không. D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không. Câu 12. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh đó có tần số càng lớn. B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng. C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động. D. Năng lượng của mọi loại phôtôn đều bằng nhau. Câu 13. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng A. là sóng siêu âm. B. có tính chất sóng. C. là sóng dọc. D. có tính chất hạt. Câu 14. Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành 11/18
  12. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) A. điện năng. B. cơ năng. C. năng lượng phân hạch. D. hóa năng. Câu 15. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi: A. Cùng pha với vận tốc B. Sớm pha /2 so với vận tốc C. Ngược pha với vận tốc D. Trễ pha /2 so với vận tốc Câu 16. Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F=F0cos ft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là A. f. B. f. C. 2 f. D. 0,5f. Câu 17 (Minh họa 2020). Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính trùng với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A đặt gần trục chính, trước thấu kính. A' là ảnh của A qua thấu kính (hình bên). Tiêu cự của thấu kính là A. 30cm. B. 60cm. C. 75cm. D. 12,5cm. Câu 18. Một hình chữ nhật kích thước 3cmx4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=5.10- 4T, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Tính từ thông qua hình chữ nhật đó. A. 2.10-7Wb B. 3.10-7Wb C. 4.10-7Wb D. 5.10-7Wb Câu 19. Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện đang hoạt động, người ta đo được I0=10A và -5 Q0=10 C. Mạch đang dao động bắt được sóng có bước sóng A. 188,5m B. 18,85m C. 18,85km D. 1885m Câu 20. Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời. C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời. D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. Câu 21. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u=Acos(20 t– x), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng A. 10 Hz. B. 10 Hz. C. 20 Hz. D. 20 Hz. Câu 22 (Minh họa 2021). Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động, hiệu điện thế giữa anôt -19 - và catôt là 11 kV. Bỏ qua tốc độ đầu của êlectron phát ra từ catôt. Lấy e = 1,6.10 C và me = 9,1.10 31 kg. Tốc độ của êlectron khi đến anôt (đối catôt) bằng A. 4,4.106 m/s. B. 6,22.107 m/s. C. 6,22.106 m/s. D. 4,4.107 m/s. Câu 23. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa nút sóng và vị trí cân bằng của bụng sóng liên tiếp là A. một phần tư bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một bước sóng. D. hai lần bước sóng. Câu 24. Đặt điện áp xoay chiều của u=U0 cos2 ft (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha /2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn. C. Dung kháng của tụ điện càng lớn thì f càng lớn. D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi. Câu 25. Theo quy ước, số 0102,10 có bao nhiêu chữ số có nghĩa? A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. 12/18
  13. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) Câu 26. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2mm và 4,5mm, quan sát được A. 2 vân sáng và 2 vân tối. B. 3 vân sáng và 2 vân tối. C. 2 vân sáng và 3 vân tối. D. 2 vân sáng và 1 vân tối. Câu 27 (Minh họa 2017). Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8,5 cm. B. 8,2 cm. C. 8,35 cm. D. 8,05 cm. Câu 28. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, nguồn S phát ra bức xạ có bước sóng 600nm, khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, mà quan sát E cách mặt phẳng hai khe 2,4m. Dịch chuyển mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường song song với mặt phẳng chứa hai khe thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất? A. 0,96 mm B. 0,48 mm C. 1,44 mm D. 0,72 mm Câu 29. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng của cuộn cảm bằng 3 lần dung kháng của tụ điện. Tại thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện có giá trị tương ứng là 60V và 20V. Khi đó điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là A. 20 13 V. B. 10 13 V. C. 140 V. D. 20 V. Câu 30. Một chất điểm dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14cm với chu kì 1s. Tốc độ trung bình của chất điểm từ thời điểm t0 chất điểm qua vị trí có li độ 3,5cm theo chiều dương đến thời điểm gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại lần thứ 3 (kể từ t0) là A. 27,3 cm/s. B. 28,0 cm/s. C. 27,0 cm/s. D. 26,7 cm/s. Câu 31. Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu chàm tới mặt nước với góc tới 53o thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,5o. Chiết suất của nước đối với tia sáng màu chàm là 13/18
  14. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) ĐỀ SỐ 16: Câu 1. Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng. A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo. B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 2. Một con lắc đơn có chiều dài ℓ, dao động điều hoà tại một nơi có gia tốc rơi tự do g, với hiện độ góc 0. Khi vật đi qua vị trí có ly độ góc , nó có vận tốc là v. Khi đó, ta có biểu thức: 2 2 2 v 2 2 2 2 2 2 2 v 2 2 gv A. B. 0 glv C. D. gl 0 0  2 0 l Câu 3. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc. A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. C. Tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. D. Hệ số lực cản của ma sát nhớt tác dụng lên vật. 2 3 9 Pu Câu 4 (Minh họa 2020). Số prôtôn có trong hạt nhân 94 là A. 145. B. 239. C. 333. D. 94. Câu 5. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức A. =vf. B. =v/f. C. =2vf. D. =2v/f. Câu 6. Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u=Acos(ωt). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng A. một số ℓẻ lần nửa bước sóng. B. một số nguyên lần bước sóng. C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng. Câu 7. Một sợi dây chiều dài ℓ căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là v l l A. B. nl C. D. nl v 2nv nv Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết. B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa. C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực. D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết. Câu 9. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng. A. Hiệu điện thế. B. Chu kỳ. C. Tần số. D. Công suất. Câu 10. Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số f là 1 1 A. Z =2 ƒC B. Z = ƒC C. Z = D. Z = C C C 2πƒC C πƒC Câu 11. Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ có tụ điện có dạng u=U0cos(ωt+ /4) và i=I0cos(ωt+ ). I0 và có giá trị nào sau đây: 14/18
  15. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) U 3 3 U A. I 0 ; B. I U C; C. I U C; D. I 0 ; C 4 0 2 0 4 C 2 Câu 12. Trong mạch dao động điện từ LC A. q, i biến thiên điều hòa cùng pha B. q, i biến thiên điều hòa ngược pha C. q biến thiên điều hòa nhanh pha hơn i /2 D. q biến thiên điều hòa chậm pha hơn I góc /2 Câu 13. Chọn câu đúng. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thuỷ tinh thì: A. không bị lệch và không đổi màu. B. chỉ đổi màu mà không bị lệch. C. chỉ bị lệch mà không đổi màu. D. vừa bị lệch, vừa đổi màu. Câu 14. Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây. A. Quang điện. B. Chiếu sáng. C. Kích thích sự phát quang. D. Sinh lí. Câu 15. Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia X. A. Huỷ tế bào. B. Gây ra hiện tượng quang điện. C. làm ion hoá không khí. D. Xuyên qua tấm chì dày hàng cm. Câu 16. Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch Hβ (lam) ứng với electron chuyển từ A. quỹ đạo N về quỹ đạo L B. quỹ đạo M về quỹ đạo L C. quỹ đạo P về quỹ đạo L D. quỹ đạo O về quỹ đạo L Câu 17. Để chữa bệnh còi xương, có thể dùng A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại. C. sóng vô tuyến. D. ánh sáng nhìn thấy. Câu 18. Để sấy khô sản phẩm vải thiều (một loại quả đặc sản ở vùng Lục Ngạn – Bắc Giang) người ta dùng A. Tia tử ngoại B.Tia X C.Tia hồng ngoại D. Tia phóng xạ Câu 19. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất n= 3 . Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i có giá trị là A. 600. B. 300. C. 450 D. 500 Câu 20. Kênh thông tin giao thông (VOV-GT) phát trên hệ FM, đài tiếng nói Việt Nam phủ sóng ở Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phụ cận với tần số 91,0MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị là A. =91/300 m B. =300/91m C. =3/91 m D. =91/3 m Câu 21. Một cây viết chì AB dài 10cm được đặt dọc theo trục chính của thấu kính tiêu cự f=+10cm, đầu A ở gần thấu kính hơn và cách thấu kính 20cm. Ảnh A’B’ của bút chì qua thấu kính: A. A’B’ dài 10cm, A’ gần thấu kính hơn B’ B. A’B’ dài 5cm, B’ gần thấu kính hơn A’ C. A’B’ dài 20cm, A’ gần thấu kính hơn B’ D. A’B’ dài 20cm, B’ gần thấu kính hơn A’ Câu 22. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài A. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. B. tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. C. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. D. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. 15/18
  16. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) Câu 23. Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao 3 động này có phương trình lần lượt là x4cos(10t) (cm) và x3cos(10t) (cm). Độ lớn 1 4 2 4 vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là A. 100 cm/s. B. 50 cm/s. C. 80 cm/s. D. 10 cm/s. Câu 24. Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ. B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó. C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng. D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ. Câu 25. Một con lắc dao động tắt dần trên trục Ox do có ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang. Sau mỗi chu kì, biên độ dao động của vật giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là A. 5,91%. B. 94,09%. C. 94,4%. D. 91%. Câu 26. Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm A. giảm đi 10 B. B. tăng thêm 10 B. C. tăng thêm 10 dB. D. giảm đi 10 dB. Câu 27. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy. B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường. C. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau. D. Điện trường không lan truyền được trong điện môi. Câu 28. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uAB u2 c os50 t (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là A. 9 và 8 B. 7 và 8 C. 7 và 6 D. 9 và 10 Câu 29. Tại một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài đang dao động điều hòa với chu kì 2s. Khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21cm thì chu kì dao động điều hòa của nó là 2,2s. Chiều dài bằng A. 2 m. B. 1 m. C. 2,5 m. D. 1,5 m. Câu 30. Một con lắc đơn dài 25cm, hòn bi có khối lượng 10g mang điện tích q=10-4C. Lấy g=10m/s2. Treo con lắc đơn giữa hai bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 20cm. Đặt hai bản dưới hiệu điện thế một chiều 80V. Chu kì dao động của con lắc đơn với biên độ góc nhỏ là A. 0,96 s. B. 0,91 s. C. 0,58 s. D. 2,92 s. Câu 31. Một sợi dây AB dài 1,2m căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng ổn định với 3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 100 m/s. B. 120 m/s. C. 60 m/s. D. 80 m/s. Câu 32. Một hộp kín chứa hai trong ba phần tử R, L, C mắc nối tiếp. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ut 100 2 cos(100 ) (V) thì cường độ dòng điện qua hộp kín là 4 i=2cos(100 t) (A). Đoạn mạch chứa các phần tử: A. ZL=50, ZC=50  B. R=100, ZC=100 C. R=100, ZL=100  D. R=50, ZC=50 16/18
  17. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) Câu 33. Nối 2 cực của một máy phát điện xoay chiều 1 pha vào 2 đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R=60Ω, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi roto của máy quay với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1A và dòng điện tức thời trong mạch nhanh pha /4 so với điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch. Khi roto quay với tốc độ 2n vòng/phút thì dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu mạch. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch khi đó là A. 2 A. B. 4 A. C. 5 A. D. 2 2 A. Câu 34. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng 250g, dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang (vị trí cân bằng ở O). Ở li độ -2cm, vật nhỏ có gia tốc 8m/s2. Giá trị của k là A. 120 N/m. B. 20 N/m. C. 100 N/m. D. 200 N/m. 210 Câu 35. Hạt nhân 84 Po (đứng yên) phóng xạ tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ  ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt A. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con B. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con C. lớn hơn động năng của hạt nhân con D. bằng động năng của hạt nhân con Câu 36. trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn phát ánh sáng gồm các bức xạ đơn sắc có bước sóng trong khoảng 0,40μm đến 0,76μm. Trên màn, tại điểm cách vân trung tâm 3,3mm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối? A. 6 bức xạ. B. 4 bức xạ. C. 3 bức xạ. D. 5 bức xạ. Câu 37. Cho mạch điện xoay chiều RLC được mắc nối tiếp, trong đó L là cuộn dây thuần cảm và có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều ổn định có giá trị hiệu dụng U. Điều chỉnh L để tổng điện áp hiệu dụng URC + UL có giá trị lớn nhất bằng 2U và công suất tiêu thụ của mạch khi đó là 210W. Điều chỉnh L để công suất tiêu thụ của mạch lớn nhất thì công suất đó gần giá trị là A. 240W B. 280W C. 250W D. 300W Câu 38. Một sóng âm có tần số 100Hz, truyền hai lần từ điểm A đến điểm B trong cùng một môi trường. Lần thứ nhất tốc độ truyền sóng là 330m/s, lần thứ hai do nhiệt độ tăng lên nên tốc độ truyền sóng là 340m/s. Biết rằng trong hai lần truyền, số bước sóng giữa hai điểm A và B là số nguyên nhưng hơn kém nhau một bước sóng. Khoảng cách AB bằng A. 121,5 m. B. 150 m. C. 100 m. D. 112,2 m. Câu 39. Treo thẳng đứng một con lắc đơn và một con lắc lò xo vào trần một thang máy đang đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 10m/s2. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa thì thấy chúng đều có tần số góc bằng 10rad/s và biên độ dài đều bằng 1cm. Đúng lúc vật nặng của hai con lắc cùng đi qua vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống phía dưới với gia tốc 2,5m/s2. Tỉ số giữa biên độ dài của con lắc đơn và con lắc lò xo sau khi thang máy chuyển động gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2. B. 1,5. C. 0,55. D. 0,45. Câu 40. Một lò xo có một đầu cố định ở tường (với độ cứng k, ban đầu không co dãn), đầu kia nối với một vật có khối lượng m. Vật có khối lượng M chuyển động tới va chạm với m (va chạm tuyệt đối đàn hồi). Để va chạm lần thứ 2 không xảy ra thì tỉ số m nhận giá trị nào sau đây? M A. 1/2. B. 1. C. 1,5. D. 2 .  Hết  17/18
  18. Facebook.com/TXDTeacher Thầy giáo: Trịnh Xuân Đông Youtube.com/TXDTeacher (Chuyên bồi dưỡng và luyện thi môn VẬT LÝ) Thầy TRỊNH XUÂN ĐÔNG chúc các em một mùa thi thành công!!! Và hãy nhớ số điện thoại của thầy khi cần sự trợ giúp: 0932.192.398 18/18