Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý Lớp 12 - Mã đề 123

doc 3 trang thungat 1950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý Lớp 12 - Mã đề 123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_vat_ly_lop_12_ma_de_123.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý Lớp 12 - Mã đề 123

  1. Họ và tên: Kiểm tra 45’ Lớp 12A3 Môn Vật lí MD 123 -34 Câu 1: Giới hạn quang điện của đồng là λ 0 = 0,30 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là A 8,625.10-19J B 6,625.10-19J. C 8,526.10-19J. D 6,265.10-19J. Câu 2: Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một tấm nhôm có giới hạn quang điện 0,36µm. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ bằng A 0,42 µm. B 0,28 µm. C 0,30 µm. D 0,24 µm. Câu 3: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ? A Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phô tôn. B Phô tôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. C Trong chân không, phô tôn bay với tốc độ c =3.108m/s dọc theo các tia sáng. D Phô tôn của mọi ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau Câu 4: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Banme có A bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại. B tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại. C bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại. D tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại. Câu 5: Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng A màu lam. B màu chàm. C màu đỏ. D màu tím. Câu 6: Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích A hiện tượng giao thoa ánh sáng B nguyên tắc hoạt động của pin quang điện C hiện tượng quang điện D hiện tượng quang – phát quang Câu 7: Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì: A ε1 > ε2 > ε3. B ε2 > ε1 > ε3. C ε3 > ε1 > ε2. D ε2 > ε3 > ε1. Câu 8: Một ánh sáng có tần số 6.1014Hz. Bước sóng này trong chân không là: A 0,6 μm. B 0,48 μm. C 0,50 μm. D 0,75 μm. Câu 9: Giới hạn quang điện của bạc là 0,26μm; của đồng là 0,3μm và của kẽm là 0,35μm. Giới hạn quang điện của hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm là : A 0,30μm. B 0,26μm. C 0,35μm. D 0,303μm. Câu 10: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62m. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm 14 13 13 14 bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.10 Hz; f2 = 5,0.10 Hz; f3 = 6,5.10 Hz; f4 = 6,0.10 Hz thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với A Chùm bức xạ 1; B Chùm bức xạ 3; C Chùm bức xạ 2 D Chùm bức xạ 4 Câu 11: Pin quang điện là nguồn điện trong đó A cơ năng được biến đổi thành điện năng. B quang năng được biến đổi thành điện năng. C hóa năng được biến đổi thành điện năng. D nhiệt năng được biến đổi thành điện năng. Câu 12: Theo tiên đề Bo, khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E M = -1,51eV sang trạng thái dừng có năng lượng EK = -13, 6 eV thì nó phát ra một phôtôn có tần số bằng: A 4.56.1015 Hz B 0.22.1015 Hz C 2.28.1015 Hz D 2.92.1015 Hz 1
  2. Câu 13: Khi chiếu ánh sáng màu lục lên tấm kim loại thì có hiện tượng quang điện xảy ra, khi chiếu ánh sáng màu vàng lên tấm kim loại đó thì không có hiện tượng quang điện xảy ra. Phát biểu nào sau đây là đúng? A khi chiếu ánh sáng màu chàm lên tấm kim loại đó thì có hiện tượng quang điện xảy ra. B khi chiếu ánh sáng màu tím lên tấm kim loại đó thì không có hiện tượng quang điện xảy ra. C khi chiếu ánh sáng màu đỏ lên tấm kim loại đó thì có hiện tượng quang điện xảy ra. D khi chiếu ánh sáng màu lam lên tấm kim loại đó thì không có hiện tượng quang điện xảy ra. Câu 14: Nguyên tắc hoạt động của tia laze dựa vào A hiện tượng giao thoa ánh sáng. B hiện tượng phát xạ cảm ứng. C hiện tượng quang điện trong. D hiện tượng tán sắc ánh sáng. Câu 15: Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng A quang điện ngoài B tán sắc ánh sáng C quang – phát quang D quang điện trong Câu 16: Theo mẫu nguyên tử Bo, một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, êlectron của nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r0. Khi nguyên tử này hấp thụ một phôtôn có năng lượng thích hợp thì êlectron có thể chuyển lên quỹ đạo dừng có bán kính bằng: A 10r0. B 12r0. C 11r0. D 9r0. Câu 17: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử Hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên quỹ đạo K là r0. Bán kính quỹ đạo dừng của electron trên quỹ đạo N là: A 9r0 B 25r0 C 4r0 D 16r0 Câu 18: Trong chân không, năng lượng của mỗi phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng 0,75 µm bằng A 2,65 eV. B 1,66 MeV. C 1,66 eV. D 2,65 MeV. Câu 19: Theo mẫu nguyên tử Bo, để nguyên tử hyđrô hấp thụ một phôtôn, thì phôtôn bị hấp thụ phải có năng lượng A bằng năng lượng của một trong các trạng thái dừng. B bằng hiệu hai mức năng lượng ứng với hai trạng thái dừng. C bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất. D bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất. Câu 20: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng: A các êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng giải phóng trở thành các êlectrôn dẫn B các êlectrôn thoát khỏi bề mặt kim loại khi kim loại bị đốt nóng C các êlectrôn tự do trong kim loại được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn D các êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn Câu 21: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,75 μm, λ 2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên B Cả hai bức xạ C Chỉ có bức xạ λ2 D Chỉ có bức xạ λ1 Câu 22: Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 m với công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60m với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là 20 3 A B 2 C D 1 9 4 Câu 23: Đối với nguyên tử hiđrô, khi electron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L, nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K, nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng A 102,7 nm B 534,5 nm C 95,7 nm D 309,1 nm 2
  3. Câu 24: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức 13,6 En = (eV) (với n = 1, 2, 3, ). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ n2 đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng  1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 2. Mối liên hệ giữa hai bước sóng 1 và 2 là A 272 = 1281. B 2 = 51. C 1892 = 8001. D 2 = 41. Câu 25: Trong nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo L sẽ phát ra vạch quang phổ A Hγ(chàm) B Hδ (tím) C Hβ (lam) D Hα (đỏ) Câu 26: Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là: A 25r0 B 4r0 C 12r0 D 9r0 Câu 27: Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng A trong đầu đọc đĩa CD. B trong truyền tin bằng cáp quang. C làm nguồn phát siêu âm. D làm dao mổ trong y học . Câu 28: Công thoát của electron khỏi một kim loại là 3,68.10 -19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25m thì A cả bức xạ (I) và (II) đều không gây ra hiện tượng quang điện B bức xạ (II) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (I) gây ra hiện tượng quang điện C cả bức xạ (I) và (II) đều gây ra hiện tượng quang điện D bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện Câu 29: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỷ đạo dừng K là r 0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì bán kính quỹ đạo giảm A 12r0 B 2r0 C 3r0 D 4r0 Câu 30: Êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có mức năng lượng lớn về quỹ đạo dừng có mức năng lượng nhỏ hơn thì vận tốc của electron tăng lên 4 lần. Êlectron đã chuyển từ quỹ đạo A O về K. B P về L. C N về K. D O về L. 3