Đề kiểm tra bài số II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa

doc 3 trang thungat 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài số II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_bai_so_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_485_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra bài số II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa

  1. SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA BÀI SỐ II TRƯỜNG: THPT TỦA CHÙA Môn: HÓA HỌC Năm:2016-2017 Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5; Br = 80 Câu 1: Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohidrat và lipit là: A. Phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ. B. Protein luôn là hợp chất hữu cơ no. C. Phân tử protein luôn có nhóm chức OH. D. Protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn. Câu 2: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: A. C6 H5 CH3. B. Cl CH CH2. C. CH3 CH CH2. D. C6 H5 CH CH2. Câu 3: Cho công thức phân tử C 3H9N, Có bao nhiêu đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử đã cho? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 4: Các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. Tơ visco, sợi bông, tơ axetat. B. Len, tơ tằm, tơ axetat, sợi bông. C. Len, tơ tằm, tơ axetat, sợi bông. D. Tơ tằm, tơ nilon, tơ visco. Câu 5: Để phân biệt NH 2CH2COOH (Glyxin), HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH (Axit glutamic), NH2CH2CH2CH(NH2)COOH (lysin) ta chỉ cần dùng: A. Phenolphtalein. B. Quỳ tím. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4. Câu 6: Cho 4,65 gam một amin béo tác dụng vừa đủ với 150ml HCl 1M. Công thức phân tử của amin đã cho là: A. (CH3)2NH. B. C2H5NH2. C. C2H5NHCH3. D. CH3NH2. Câu 7: Dãy các chất nào sau đây đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. A. Metylamin, protein, saccarozơ. B. Tinh bột, protein, etylaxetat. C. Fructozơ, protein, hồ tinh bột. D. Alanin, protein, lòng trắng trứng. Câu 8: X là một α-amino axit chứa một nhóm COOH và một nhóm NH2. Cho 8,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 12,55 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là: A. NH2CH2CH2COOH. B. NH2CH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. (CH3)2C(NH2)COOH. Câu 9: Sản phẩm trùng hợp của vinyl cloruat có tên gọi là: A. Poli (vinyl clorua). B. Vinyl clorua. C. Poli vinyl clorua. D. Poli este. Câu 10: Hiện tượng khi nhỏ dung dịch brom vào dung dịch anilin là: A. Xuất hiện bọt khí không màu. B. Xuất hiện kết tủa màu trắng. C. Xuất hiện kết tủa màu xanh. D. Xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó kết tủa tan ra. Câu 11: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây làm đổi màu quỳ tím? Trang 1/3 - Mã đề thi 485
  2. A. NH2CH2CH2COOH. B. C2H5OH. C. CH3CH2NH2. D. C6H5NH2. Câu 12: Tính khối lượng etilen cần dùng để điều chế polietilen biết hệ số trùng hợp là 40 và hiệu suất phản ứng là 80%. A. 0,75 kg. B. 1,60 kg. C. 0,25 kg. D. 1,40 kg. Câu 13: Để khử mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè), ta thường dùng: A. Dưa muối chua hoặc các loại quả chua B. Gừng, xả, mắc khén. C. Muối ăn. D. Ancol etylic. Câu 14: CH3NHC2H5 có tên gọi là: A. Etylamin. B. Etanamin. C. Etylmetylamin. D. Metylmetanamin. Câu 15: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ? A. Metylamin, amoniac, phenylamin. B. Phenylamin, metylamin, amoniac. C. Amoniac, phenylamin, metylamin. D. Phenylamin, amoniac, metylamin. Câu 16: Cao su tự nhiên là: A. Polistiren. B. Polibutađien. C. Polietilen. D. Poliisopren. Câu 17: : Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) X là 750000. Hệ số polime hóa của PVC là: A. 14000. B. 15000. C. 13000. D. 12000. Câu 18: Cặp chất nào sau đây đều có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH? A. CH3COOH và CH3NH2. B. NH2CH2COOH và C6H5NH2. C. CH3COOC2H5 và NH2CH2COOH. D. HCOOCH3 và C6H5NH2. Câu 19: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2 N CH2CH2CONH CH2CH2COOH. B. H2 N CH2CONH CH (CH3 ) COOH. C. H2 N CH2CH2CONH CH2COOH. D. H2 N CH2CONH CH2CONH CH2COOH. Câu 20: Có 3 dung dịch không màu: glucozơ, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. Thuốc thử nào dưới đây có thể dùng để nhận biết cả 3 dung dịch trên? A. I2. B. AgNO3 ( NH3). C. Cu(OH)2. D. HNO3. Câu 21: Vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên A. Do có sự kết tủa của protein. B. Do có sự đông tụ của thịt cua là protein. C. Do có sự đông đặc của thịt cua. D. Do thịt cua đã chín. Câu 22: Alanin không tác dụng với chất nào sau đây? A. HCl. B. C2H5OH. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 23: Nhỏ từ từ nước brom đến dư vào dung dịch chứa 13,95 gam anilin. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 49,5 gam. B. 26,5 gam. C. 36,5 gam. D. 23,5 gam. Câu 24: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit A. Glucozơ. B. Protein. C. Lipit. D. Xenlulozơ. Câu 25: Công thức cấu tạo của Glyxin là: A. CH3CH(NH2)COOH. B. C6H5NH2. C. NH2CH2COOH. D. CH3C6H4NH2. HẾT Trang 2/3 - Mã đề thi 485
  3. Trang 3/3 - Mã đề thi 485